CHUYÊN MỤC

CHUYẾN BIẾN TÍCH CỰC TỪ CUỘC VẬN ĐỘNG “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” ở huyện Kbang

(ngày đăng bài: 27/08/2018)
Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” ở huyện Kbang đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số có những bước chuyển biến tích cực trong nếp nghĩ và cách thức làm ăn; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

Chuyển biến trên lĩnh vực kinh tế:
Thực hiện Chỉ thị 02-CT/HU ngày 25 tháng 02 năm 2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”;  Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn triển khai, đăng ký, xây dựng 53 mô hình điểm thực hiện Cuộc vận động, trong đó Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đăng ký xây dựng 13 mô hình; Hội Nông dân huyện đăng ký xây dựng 12 mô hình, Mặt trận các xã, thị trấn đăng ký 29 Mô hình. Qua kiểm tra, đánh giá có 29 Mô hình giảm nghèo tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số, có 555 hộ nghèo dân tộc thiểu số tham gia thực hiện đạt hiệu quả; tiêu biểu như, Ủy ban Mặt trận thị trấn Kbang 08 mô hình, xã Tơ Tung 06 mô hình, xã Kon Pne 03 mô hình sớm được nhân ra diện rộng.
Các cơ quan được Ban Thường vụ Huyện ủy phân công phụ trách làng, phụ trách, hỗ trợ, hướng dẫn hộ nghèo cách thức sản xuất, hỗ trợ vật tư phân bón, giống cây trồng, vật nuôi phù hợp tại các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng giá trị trên 1.260 triệu đồng; triển khai cho 1017 hộ tham gia 10 nhóm mô hình, dự án chăn nuôi dê, heo đen, heo trắng, bò lai và trồng lúa lai, trồng cây sa nhân tím… với tổng giá trị trên 9.278 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của Ban Chỉ đạo giảm nghèo Tây nguyên.
        Untitled.png
  Mô hình phụ nữ nuôi heo thuần chủng
 
Hệ thống chính trị đã xây dựng được 23/31 mô hình đăng ký, vận động đoàn viên, hội viên tham gia với nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế, tham gia xây dựng 08 cánh đồng lớn chuyên canh cây mía với tổng diện tích 305,25 ha, có 240 hộ tham gia, trong đó có 07 cánh đồng lớn với 208 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nhân dân đã góp vốn trên 2 tỷ đồng, thực hiện các hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất đã hỗ trợ phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; từ đó, bước đầu đã cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng xuất các loại cây trồng, vật nuôi, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng cứng hóa được 9,083 km đường giao thông liên xã; nâng cấp, sữa chữa 24,8 km đường liên thôn, 12,1 km đường nội đồng; 02 nhà văn hóa, tổng giá trị trên 17 tỷ đồng (trong đó vốn nhân dân đóng góp 4.099.349 triệu đồng)
Từ các mô hình trên và qua các hoạt động tuyên truyền vận động giáo dục, giúp đỡ, toàn huyện đã có 678 hộ đồng bào dân tộc thiếu số nghèo trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục lạc hậu, biết chủ động tự lực vươn lên thoát nghèo, đạt 25,29%, vượt 0,29; có 952 hộ nghèo được tiếp cận và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi  đạt năng suất cao và biết tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất, đạt 35,50%, vượt 0,5% chỉ tiêu kế hoạch.  Kết quả trên đã giúp 855 hộ gia đình trong tổng số 2419 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên một bước, đạt 35,34%, vượt 11,9% . Một số mô hình điểm được đánh giá đạt chất lượng hiệu quả tiếp tục được nhân rộng cho bà con học tập làm theo như: mô hình trồng chuối ghép mô tại Làng Nák, thị trấn Kbang; nuôi dê sinh sản tại làng Đầm, xã Tơ Tung; nuôi heo đen tại làng Bróch, xã Đông; trồng sa nhân tím tại làng Hà Nừng, xã Sơn Lang ...
Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội
Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa-thể dục thể thao, thực hiện  nếp sống văn minh; các hoạt động văn hóa thể thao quần chúng, các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển; góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tương thân tương ái” chăm lo, giúp đỡ các đối tượng chính sách và hộ nghèo.
Xây dựng được 8/23 mô hình vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến, bộ mặt nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống văn hóa của người dân được nâng lên. Nội dung tập trung vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động "toàn dân đoàn kết, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", xây dựng tường rào, chỉnh trang nhà cửa, làm nhà vệ sinh, làm chuồng trại gia súc, gia cầm, tạo môi trường đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; vận động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 96,3%, vận động nhân dân khi ốm đau đến cơ sở y tế khám chữa bệnh; tham gia các lớp tập huấn, giải quyết việc làm, chương trình giảm nghèo, góp phần giảm hộ nghèo từ 21,04% năm 2016 còn 15,7% năm 2017. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã góp phần vào xây dựng nông thôn mới đạt kết quả: 05/13 xã đạt tiêu chí về giao thông; 04/13 xã đạt chuẩn  trường học các cấp: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia; 13/13 xã có trạm y tế đạt tiêu chuẩn Quốc gia và tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 84,29%; số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định đạt tỷ lệ 95,47%; 11/13 xã đạt tiêu chí về thủy lợi; tỷ lệ diện tích đất sản xuất được tưới tiêu chủ động đạt 80%…. 
Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” thực sự đã tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 29,50% (bình quân mỗi năm giảm từ 4-5%). Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2017 là 26,715 triệu đồng/người/năm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt kết quả đáng khích lệ, cuối năm 2017 có 3/13 xã hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (xã Đông, Nghĩa An và xã Đăk Hlơ); phấn đấu cuối năm 2019 có thêm 2 xã Tơ Tung và Sơn Lang hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới.
 
                                                                Vũ Văn Hải
                                      Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Kbang

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang