CHUYÊN MỤC

Huyện Kbang tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới

(ngày đăng bài: 30/03/2020)
     Sau khi có Chỉ thị 54-CT/TW, ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX); Thông tri số 01-TT/TU, ngày 30/3/2006 “về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”; Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện quán triệt các văn bản trên. Đồng thời, ban hành Chương trình hành động và chỉ đạo UBND Huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện; các cấp ủy trực thuộc tổ chức quán triệt và xây dựng Chương trình hành động để thực hiện Chỉ thị ở cấp mình.

     Qua 15 năm tổ chức triển khai thực hiện các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đã xác định tầm quan trọng của công tác phòng, chống HIV/AIDS, từ đó quan tâm chỉ đạo và tham gia tích cực vào các hoạt động thông tin, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS. Ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên rõ rệt, đặc biệt đã có ý thức khi tiếp xúc với người bị thương tích.

      Từ năm 2005 đến nay, toàn huyện có 28 người nhiễm HIV; trong đó có 17 trường hợp chuyển qua giai đoạn AIDS; số người chết do AIDS là 17 trường hợp. Số người nhiễm HIV còn sống hiện đang được quản lý là 11 người. Các trường hợp nhiễm nằm trong lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Tỉ lệ nhiễm theo đường lây truyền chủ yếu: quan hệ tình dục 20%, đường máu 10% (tiêm chích ma túy).

     Công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS được triển khai tích cực. Hiện trên địa bàn huyện tất cả số người nhiễm HIV/AIDS được quản lý, tư vấn, chăm sóc tại địa phương, khi người nhiễm HIV/AIDS có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội, đều được các cơ sở y tế thăm khám và điều trị, người nhiễm HIV khi chuyển sang AIDS được tư vấn và điều trị thuốc kháng vi rút.

     Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Đó là: Một số cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể chưa đề ra được các biện pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn ma tuý, mại dâm. Vai trò của Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp nhất là cấp xã chưa được phát huy mạnh mẽ. Việc thực hiện các giải pháp liên ngành và huy động cộng đồng tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa toàn diện. Việc lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương chưa được quan tâm.

     Người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là người nghèo, tập trung ở đối tượng có liên quan đến các tệ nạn xã hội, nên gây khó khăn cho công tác tư vấn, điều trị, chăm sóc y tế, người nhiễm HIV/AIDS thường dấu và khai báo địa chỉ không rõ ràng, còn tâm lý e ngại, mặc cảm gây khó khăn cho công tác quản lý. Sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại trong cộng đồng; không có kinh phí dự phòng cho cán bộ bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

     Đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp huyện và xã, thị trấn hầu hết là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Việc biên soạn, chuẩn hóa tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống HIV/AIDS đưa vào tập huấn còn chậm.

     Từ những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế, yếu kém trên, rút ra những bài học kinh nghiệm sau.

     Một là, các cấp uỷ đảng và chính quyền phải  nhận thức, có trách nhiệm đầy đủ, đúng mức đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS vào nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp uỷ đảng, chính quyền; từ đó tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo các cấp.

     Hai là, coi trọng công tác phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, trên cơ sở đó đặt ra các biện pháp dự phòng sát với yêu cầu thực tế địa phương về phòng, chống HIV/AIDS.

     Ba là, đầu tư kinh phí đúng mức cho công tác phòng chống HIV/AIDS và kiên trì thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống HIV/AIDS trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

     Để góp phần nâng cao nhận thức hơn nữa về công tác phòng, chống HIV/AIDS; thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí. Công tác phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của cộng đồng xã hội ngày càng tốt hơn; giảm kỳ thị phân biệt đối xử, tạo phấn khởi cho người có HIV/AIDS và gia đình họ.
 
 Nguyễn Quang Tuấn - Ban Tuyên giáo Huyện uỷ

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang