CHUYÊN MỤC

Huyện Kbang triển khai xây dựng Làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số

(ngày đăng bài: 05/10/2018)
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang đã ban hành Kế hoạch số 141a-KH/HU về thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 141b-KH/HU về xây dựng kế hoạch xây dựng mô hình điểm làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số tại làng Tăng, xã Krong, giai đoạn 2018-2019.

          Theo nội dung Kế hoạch, huyện Kbang chọn làng Tăng, xã Krong để xây dựng mô hình điểm làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện hoàn thành trong giai đoạn 2018-2019. Đối với các làng dân tộc thiểu số khác, thực hiện theo lộ trình: năm 2018, đạt chuẩn nông thôn mới 4 làng: làng Chiêng - thị trấn Kbang, làng Kdâu - xã Kông Lơng Khơng, làng Lợt - Nghĩa An và Làng Kon Lốc 2 - xã Đak Rong; năm 2019, đạt chuẩn nông thôn mới 3 làng: làng Cam - xã Đak Smar, làng Hà Nừng - xã Sơn Lang và làng Tờ Mật - xã Đông; năm 2020, đạt chuẩn nông thôn mới 6 làng: làng Kon Kton - xã Kon Pne, làng Nua - xã Kông Bờ La, làng Krối - xã Lơ Ku, làng Lợt - xã Đăk Hlơ, làng Kung - xã Sơ Pai và làng Sitơr - xã Tơ Tung.  
            Untitled.png
Hình: Nhân dân Làng Lợt, xã Nghĩa An đang tập trung đào móng, xây nhà,
                       phấn đấu Làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018
Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu các tổ chức cơ sở đảng tổ chức quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TU và 02 Kế hoạch về xây dựng làng nông thôn mới đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đồng thời, xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị. Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên và ý thức của mọi tầng lớp nhân dân trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện tăng cường đẩy mạnh công tác giám sát, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn huyện gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó trọng tâm là giám sát việc bảo vệ môi trường, đẩy mạnh triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất tăng thu nhập, xây dựng cảnh quan môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.
          Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị huyện cần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện:
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 12/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy  về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 07/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa VIII) về đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (khóa VIII) về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
            Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, cách làm hay và một số mô hình tốt để người dân hiểu rõ về xây dựng làng nông thôn mới trong tổng thể Chương trình nông thôn mới và tự nguyện ủng hộ, tham gia sắp xếp lại dân cư, tham gia xây dựng công trình trên địa bàn làng nông thôn mới, hiến đất, đóng góp ngày công lao động,…
          Chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên bằng nhiều hình thức, tạo ra sức lan tỏa và trở thành công việc thường ngày tại các cộng đồng dân cư làng. Tổ chức cho cán bộ huyện, cán bộ chủ chốt xã, làng, người có uy tín tại các làng dân tộc thiểu số đi tham quan, học tập những việc làm hay, cách làm sáng tạo ở các mô hình xây dựng làng nông thôn mới trong và ngoài huyện. Phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân tham gia đóng góp nguồn lực, giám sát trong công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; tham gia xây dựng, bảo vệ tốt các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn.
                    Untitled2.png
      Hình: Nhà rông làng làng Chiêng, thị trấn Kbang đang được làm lại,
                      phấn đấu Làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018                           
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong công cuộc xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện:
Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền và sự tham gia giám sát của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, gắn trách nhiệm với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Nâng cao vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các tổ chức cơ sở đảng, của cơ quan, đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa VIII) phụ trách công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2019, trong đó, giao 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban để chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn huyện. Đảng ủy các xã, thị trấn xây dựng Nghị quyết chuyên đề về xây dựng làng nông thôn mới năm 2018 và giai đoạn 2018-2020.
Thường xuyên trao dồi, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, xác định rõ nhiệm vụ, nội dung cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ các tổ chức, cá nhân chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ba là, triển khai xây dựng hiệu quả mô hình làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện:
Rà soát, đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch chi tiết, xây dựng khu dân cư, kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; phấn đấu xây dựng một mô hình điểm tại làng Tăng – xã Krong, thực hiện trong giai đoạn 2018-2019. Đồng thời, xây dựng đạt chuẩn 4 làng nông thôn mới vào năm 2018, đạt chuẩn 3 làng nông thôn mới vào năm 2019 và đạt chuẩn 6 làng nông thôn mới vào năm 2020. Phấn đấu đến cuối năm 2020, mỗi xã đều có 01 làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn làng nông thôn mới.
                        Untitled3.png
Hình: Cán bộ xã Krong trao đổi với nhân dân làng Tăng về xây dựng cánh đồng mía lớn,
giúp bà con tăng thu nhập, phấn đấu hoàn thành làng điểm nông thôn mới 2018-2019
Bốn là, tăng cường huy động các nguồn lực để xây dựng làng đạt chuẩn nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện:
Tập trung huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị, lồng ghép các Chương trình, Dự án để xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một phong trào được toàn dân hưởng ứng. Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn các Chương trình từ ngân sách Trung ương, các Chương trình, Dự án của tỉnh, huyện để tập trung đầu tư xây dựng các làng đạt chuẩn nông thôn mới, các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình của huyện đến năm 2020.
Đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy nội lực từ nhân dân, doanh nghiệp trong xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để nhân dân tự làm các công trình theo cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới. Huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, kết hợp với nguồn vốn của nhà nước và nhân dân đóng góp tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng điểm làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số để nhân rộng trong toàn huyện.
 
                                                                                    Nguyễn Mạnh Cường 
                                                                                    Văn phòng Huyện ủy          

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang