CHUYÊN MỤC

KBANG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(ngày đăng bài: 11/07/2020)
     Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; kinh tế huyện nhà có bước tăng trưởng khá, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng vùng sâu, vùng xa từng bước được nâng lên; đến đầu năm 2020, huyện có 04 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,72 % (riêng trong đồng bào dân tộc thiểu số còn 14,62 %). Bên cạnh những thành tựu đạt được; mặc dù đã có sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, hội, đoàn thể, nhà trường và các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền vận động, cung cấp kiến thức về pháp luật hôn nhân và gia đình; chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi học đường; nhưng trên thực tế ở huyện KBang vẫn còn tình trạng tảo tôn và hộn nhân cận huyết thống. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện, từ năm  2015 đến nay toàn huyện có 3.434 cặp kết hôn, thì đã có 316 cặp tảo hôn và 03 cặp hôn nhân cận huyết thống, chiếm tỷ lệ 9,20% số cặp kết hôn trên địa bàn huyện. Độ tuổi của các cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống còn rất trẻ, chỉ từ 15-17 tuổi. Các xã có số lượng tảo hôn là người dân tộc thiểu số cao đều nằm trong khu vực sinh sống tập trung của người BahNar như: xã Tơ Tung, Lơ Ku, Krong, Đăk Rong...


 
Untitled.jpg
Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội xã Sơn Lang
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hôn nhân và gia đình

   Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; bởi thực tế cho thấy, đối với đồng bào dân tộc thiểu số do trình độ dân trí thấp, nhận thức và ý thức pháp luật còn nhiều hạn chế; một số em học sinh học yếu, bỏ học giữa chừng ở nhà không biết làm gì lên các mạng xã hội kết bạn yêu sớm; cha, mẹ cũng không ngăn cấm, hoặc không ngăn cấm được, lấy chồng, lấy vợ cho con.

Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là một hủ tục lạc hậu, là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất đến đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi; trẻ em sinh ra từ các cuộc hôn nhân này sẽ mắc bệnh dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng và có tỷ lệ tử vong cao hơn các trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng bình thường. Trẻ em gái vị thành niên làm mẹ sớm phải đối mặt với các nguy cơ mất cơ hội học hành, việc làm…vv. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những hệ quả xấu trong đời sống xã hội; ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.

     Để giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Huyện ủy Kbang đang tập trung chỉ đạo các cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc triển khai thực hiện các giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; xem nhiệm vụ giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là một tiêu chí của các phong trào thi đua, các cuộc vận động; nhất là Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; đặc biệt chú trọng ở các thôn, làng năm trước không có, năm sau lại phát sinh.

     Song bên cạnh đó, huyện Kbang nâng cao chất lượng thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện”; thực hiện tốt các mô hình can thiệp tại cộng đồng. Phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với Phòng dân số- kế hoạch hóa gia đình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên; cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình cho học sinh trong các trường phổ thông, qua các buổi truyền thông lồng ghép, diễn đàn giao lưu nói chuyện chuyên đề về sức khỏe giới tính, tình yêu và hôn nhân gia đình, những tác hại của việc kết hôn sớm, nạo hút thai, kỹ năng sống, cách thức quản lý, xây dựng cuộc sống hôn nhân, gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc. .. Trong tuyên truyền, chú trọng nội dung về những tác hại mà trẻ em gái vị thành niên phải đối mặt khi các em làm mẹ sớm như: Mất cơ hội học hành, việc làm, sinh non, sinh nhẹ cân, chết sơ sinh, thiếu máu, suy dinh dưỡng nặng…nâng cao nhận thức cho các em học sinh, đối tượng trực tiếp tảo hôn, nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các thôn, làng và các trường học.

     Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, lực lượng nòng cốt trong đồng bào dân tộc thiểu số đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân phát huy bản sắc văn hóa của gia đình Việt nam, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, chú trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; cổ vũ, động viên mọi gia đình tích cực thực hiện tốt chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình, không để con em mình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từng bước nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện.

Đỗ Phúc Quán - Ban Dân v​ận

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang