CHUYÊN MỤC

Kbang- Những đổi mới từ chương trình mục tiêu quốc gia

(ngày đăng bài: 23/08/2018)
Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai hai chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhằm tập trung thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, Ủy ban nhân dân huyện đã Quyết định thành lập một Ban Chỉ đạo chung cho 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia (gọi là Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020); theo đó Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban, Phòng Tài chính-Kế hoạch là Phó ban Thường trực, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Ban theo dõi Chương trình xây dựng nông thôn mới, Phòng Lao động-TB&XH làm Phó ban theo dõi chương trình giảm nghèo bền vững. Đánh giá sơ kết chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, từ nguồn vốn đầu tư được huyện sử dụng hiệu quả, đã giúp cho diện mạo của huyện thay đổi khởi sắc.

trung-tam-ttran.jpg
Hình: Diện mạo trung tâm huyện Kbang đang khởi sắc

Theo Quyết định 293/2013/QĐ-TTg, từ Chương trình 30a với tổng kinh phí đầu tư từ năm 2016 đến nay là 60.717 triệu đồng, trong đó phát triển cơ sở hạ tầng: 54.489 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất 5.703 triệu đồng; hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài: 525 triệu đồng. Nguồn kinh phí Chương trình 135: 50.358 triệu đồng, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng 39.746 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất 9.466 triệu đồng, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã ĐBKK, thôn làng ĐBKK 1,1 tỷ đồng. Dự án truyền thông 38 triệu đồng; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá 76 triệu đồng và giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo 56,8 triệu đồng.  
Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đã thực hiện xây mới 16 công trình, duy tu, bảo dưỡng 05 công trình tập trung chủ yếu vào công trình giao thông, trường học, y tế và hệ thống nước sinh hoạt cho nhân dân. Tổng nguồn vốn triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên huyện là 5.703 triệu đồng. Huyện đã tổng hợp, đăng ký danh mục với tỉnh số lượng 292 con bò, 61.180 kg phân bón các loại. Chương trình 135 nguồn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 07 xã đặc biệt khó khăn và 22 thôn, làng đặc biệt khó khăn với kinh phí là 39.746 triệu đồng (NS Trung ương: 37.620. trđ, ngân sách tỉnh đối ứng: 2.126 trđ). Đã xây dựng mới 66 công trình và duy tu bảo dưỡng 10 công trình, bao gồm các hạng mục đường giao thông phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. 
 
ntm-konpne.jpg
Hình: Cơ sở hạ tầng được đầu tư tại xã Kon Pne

Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo chương trình 135 đã giúp các xã, thôn, làng vùng đặc biệt khó khãn được hỗ trợ giống cây trồng (lúa, ngô…), phân bón, vật nuôi với kinh phí từ năm 2016-2018 trên 9,3 tỷ đồng. Chỉ tính riêng về hỗ trợ bò sinh sản theo chương trình 135, qua 3 năm đã hỗ trợ 343 con, đối tượng tập trung hỗ trợ cho các hộ gia đình hộ nghèo, hộ thiếu đất sản xuất, tận dụng hộ có công nhàn rỗi và đăng ký thoát nghèo trong năm. 
d-c-truong-xa-krong.jpg
Hình: Lãnh đạo huyện kiểm tra, chỉ đạo sản xuất tại xã Krong
 
Không chỉ được hỗ trợ bằng giống cây trồng, vật nuôi, người dân còn được tập huấn, đào tạo nghề lao động nông thôn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nâng cao hiểu biết và nhận thức về các chủ trương, chính sách giảm nghèo của Nhà nước đang triển khai thực hiện, hiểu biết về chính sách pháp luật với các vấn đề thiết thực như tảo hôn, chặt phá rừng trái phép, công tác kế hoạch hóa gia đình… thông qua kênh dự án truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng và trợ giúp pháp lý.
    Chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên nghèo, cùng với các hộ chính sách khác tạo điều kiện cho người nghèo có vốn sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Doanh số cho vay từ 2016-2018 là 251.272 triệu đồng với 8.256 lượt hộ được vay vốn, doanh số thu nợ 201.156 triệu đồng. Học sinh thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và các hộ chính sách đi học được hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, trong đó cấp bù học phí: 875,757 triệu đồng, hỗ trợ chi phí học tập: 8.582,265 triệu đồng. Thực  hiện hỗ trợ 20.832,303 triệu đồng và hỗ trợ học sinh bán trú 728.685 tấn gạo theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP. Đã cấp trên 32.000 lượt thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và người dân tộc thiểu số, khám và điều trị trên 112.000 lượt người hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; đào tạo nghề theo Quyết định 1956 cho 689 lao động, kinh phí 1.289 triệu đồng. Vay vốn làm nhà ở theo nhà Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg  với 141 nhà, kinh phí 6.345 triệu đồng; xã hội hóa huy động nguồn hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân xây dựng 80 căn nhà cho hộ nghèo, 72 hộ nhà người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, mức hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ. Nguồn dự án giảm nghèo Tây Nguyên huyện được đầu tư tại 5 xã (Sơn Lang, Krong, Đăk Rong, Kon Pne và Lơ Ku ) với tổng số hộ hưởng lợi từ đầu dự án 12.187 hộ, trong đó hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng 9.869 hộ và hưởng lợi từ sinh kế 2.318 hộ, giá trị giải ngân từ đầu dự án đến tháng 06/2018 là 61.328,598 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg với trên 6 tỷ đồng. Huyện đã kịp thời trợ cấp gạo trong dịp tết Nguyên đán và đói giáp hạt, mưa lũ cho nhân dân gặp khó khăn về lương thực với trên 9.200 lượt người, 95.000 kg.  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chứ chính trị-xã hội thành viên cũng tích cực tham gia vào công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trong công tác tuyên truyền, vận động thành viên Hội có ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo. Quỹ Vì người nghèo, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào xây dựng mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, hũ gạo tiết kiệm, chiến dịch hè tình nguyện...đã góp phần giúp đỡ người nghèo, người có điều kiện khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong mỗi dịp tết đều được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, quà với kinh phí hàng tỷ đồng từ các nguồn xã hội hóa giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân trong và ngoài huyện.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ tại 13 xã. Tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình trong giai đoạn 2016-2018 là 1.829.428,1 triệu đồng, trong đó Ngân sách TW: 73.755,0 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 12.279,1 triệu đồng, Vốn lồng ghép: 261.126,1 triệu đồng, Vốn tín dụng: 1.459.835,0 triệu đồng, Vốn Doanh nghiệp: 15.131,0 triệu đồng, Vốn Nhân dân đóng góp: 7.301,9 triệu đồng. Hết năm 2017, toàn huyện có 1 xã (Đak Hlơ) được công nhận chuẩn nông thôn mới năm 2013 theo tiêu chí cũ; có 2 xã (xã Đông, Nghĩa An) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 theo tiêu chí mới; số tiêu chí đạt bình quân/ xã: 9,5 tiêu chí, đặc biệt huyện không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn: 20,1 triệu đồng/người/năm; phấn đấu đến cuối năm 2018 bình quân đạt 14 tiêu chí/xã và đến năm 2020 bình quân đạt 17 tiêu chí/xã, 5 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 5 làng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung xây dựng và củng cố, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thu được kết quả quan trọng, hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, quyền dân chủ trong nhân dân được phát huy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 
 
xa-dong-ntm.jpg
Hình: Lễ Công bố xã Đông đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017
 
Từ nguồn lực chương trình Mục tiêu quốc gia được huyện sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, kết hợp với các chương trình, dự án góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt của huyện, cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi tích cực. Thể hiện cụ thể bằng con số biết nói về tỷ lệ hộ nghèo. Tổng số hộ nghèo đầu giai đoạn 2016-2020 là 4.352 hộ, chiếm tỷ lệ 26,72%; đến cuối năm 2017 giảm còn 2.677 hộ nghèo, tỷ lệ: 15,7%; phấn đấu đến cuối năm 2018, giảm 597 hộ, tỷ lệ còn 12,2% và đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống 7% ngang bằng so với tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh, giảm khoảng cách chênh lệch về nghèo giữa các vùng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Giải pháp của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện trong thời gian tới tiếp tục đổi mới và sử dụng hiệu quả, lồng ghép các nguồn vốn; ưu tiên những công trình quan trọng cần đầu tư, những địa bàn hiện còn khó khăn; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; hoàn thiện xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2018-2020 làm căn cứ để tổ chức thực hiện. Huyện cũng huy động tối đa các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; phát huy nội lực, sức mạnh đoàn kết; tranh thủ các nguồn tài trợ thông qua các chương trình, dự án về nông nghiệp, nông thôn; rà soát, phân loại các dự án đầu tư, nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất để có cơ chế lồng ghép và sử dụng hợp lý nguồn vốn theo từng chương trình, dự án.
Nguyễn Văn Trung, Phòng Lao động-TB&XH

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang