CHUYÊN MỤC

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN Tổ chức thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng trên địa bàn huyện Kbang (phần cuối)

(ngày đăng bài: 30/08/2017)
     Quá trình thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm được thực hiện theo nguyên tắc và theo các bước, các nội dung như sau:

     1. Nguyên tắc thực hiện thu hồi và xử lý thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép:\

     - Thu hồi ngay để trồng rừng trong năm 2017-2018, đối với diện tích đất rừng bị lấn chiếm nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc quyết định giao đất, và phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2014 bị lấn chiếm kể từ thời điểm Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 đến nay, diện tích đã lập đầy đủ hồ sơ vi phạm và diện tích đất rừng bị lấn chiếm trái phép làm nương rẫy đan xen trong rừng, những nơi sườn đồi, đất dốc.

     - Đối với diện tích đất rừng bị lấn chiếm từ năm 2006 đến nay nằm trong quy hoạch đất lâm nghiệp, diện tích đất rừng bị lấn chiếm nhưng chưa lập hồ sơ vi phạm, … được xác định là đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; phải làm rõ và cụ thể hiện trạng sử dụng đất, thời điểm lấn chiếm, diện tích, vị trí lô, khoảnh, tiểu khu và kèm theo danh sách đối tượng lấn chiếm… để bổ sung vào biên bản vi phạm làm cơ sở để xử lý thu hồi, xử lý cây cối hoa màu trên đất và xây dựng phương án thu hồi trồng rừng hoặc giao về địa phương quản lý, giải quyết đất sản xuất cho nhân dân.

     2. Các bước thực hiện: gồm 05 bước:

     - Bước 1: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách có liên quan đến việc thực hiện thu hồi đất rừng bị lấn chiếm đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng có liên quan nắm được, tự nguyện thực hiện giao trả lại đất rừng.

      - Bước 2: Tổ chức vận động, khuyến khích người dân tự nguyện kê khai diện tích nương rẫy đang sản xuất nông nghiệp trong đất lâm nghiệp (tên chủ hộ, diện tích, lô, khoảnh, tiểu khu, thời điểm lấn chiếm, hiện trạng trồng cây cối hoa màu trên đất) gửi trực tiếp cho chủ rừng có liên quan để chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân xã rà soát, phân loại, tổng hợp làm cơ sở xây dựng phương án thu hồi, xử lý.

     - Bước 3: Rà soát, phân loại, tổng hợp danh sách đối tượng để thống nhất có hướng xử lý thu hồi từng trường hợp cụ thể (họp thông qua Ban chỉ đạo xã thống nhất bằng biên bản từng trường hợp cụ thể)

      - Bước 4: Xây dựng phương án xử lý, thu hồi (giao về địa phương quản lý, giao về chủ rừng để trồng lại rừng) gắn với thực hiện chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho người dân thông qua các chính sách như Quyết định số 38/QĐ-TTg, Nghị định số 75/NĐ-CP về ưu tiên cho người dân tại chỗ tham gia trồng rừng có hưởng lợi. Đối với diện tích ngừơi dân đang sản xuất các loại cây trồng trên đất lấn chiếm xử lý như sau:
 
      + Đối với cây hàng năm yêu cầu các hộ dân cam kết sau khi thu hoạch xong phải trả lại đất cho Nhà nước.

     + Đối với cây cà phê và cây lâu năm khác, các hộ dân cam kết để chủ rừng trồng xen cây măc ca hoặc cây bản địa trên diện tích này.

     - Bước 5: Tổ chức thực hiện phương án xử lý, thu hồi trồng lại rừng và giao đất về địa phương quản lý theo đúng chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về nguyên tắc thực hiện đối với từng trường hợp, cụ thể: từ tự nguyện, cam kết trả lại đất rừng cho Nhà nước đến cưỡng chế, đảm bảo không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, gây mất ổn định an ninh nông thôn.
 
Văn phòng HĐND-UBND huyện

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang