CHUYÊN MỤC

Nhìn lại kết quả sau 5 năm thực hiện “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề đến năm 2020” trên địa bàn huyện Kbang

(ngày đăng bài: 18/10/2016)
     Qua 05 năm thực hiện Chỉ thị 07-CT/TU, ngày 14/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” ở huyện Kbang đã giúp cho lực lượng lao động ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào đân tộc thiểu số từng bước được nâng cao về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và năng suất lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

     Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện Kbang nói riêng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện và các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời, kiện toàn Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

    Trong 05 năm huyện đã mở 112 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 3.235 lao động được đào tạo. Trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 86 lớp ở 13 xã, với 2.495 lao động tham gia đào tạo. Đào tạo nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi cho người khuyết tật: 01 lớp, với 20 lao động tham gia. Đào tạo nghề theo dự án IFAD ở 5 xã phía nam của huyện (Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Kông Bờ La, Nghĩa an và xã Đông): 19 lớp, với 527 lao động tham gia đào tạo. Đào tạo nghề trồng và chăm sóc cây cao su ở xã Đak Smar, thuộc Chương trình nông thôn mới: 02 lớp, với 53 lao động tham gia. Đào tạo nghề Dệt thổ cẩm ở xã Tơ Tung, thuộc dự án chuyển giao khoa học công nghệ: 01 lớp, với 50 lao động tham gia. Đào tạo nghề trình độ sơ cấp tin học văn phòng: 03 lớp, với 90 lao động tham gia.

     Phần lớn người lao động sau khi được học nghề đều biết áp dụng kiến thức của những nghề đã học để phục vụ cho sản xuất, như: tự sửa chữa máy móc nông nghiệp (máy cắt cỏ, máy bơm nước…) để tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập hộ gia đình. Một số lao động đã biết ứng dụng kiến thức, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào lao động sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện; đã có những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình nuôi lợn ở làng Brốc - xã Đông, mô hình trồng lúa năng suất cao ở cánh đồng Đăk Plen (làng Krối) - xã Đăk Smar. Qua đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 26,01%, (năm 2011 là  16,8%); thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 11,68 triệu đồng/người/năm, đến năm 2015 là 19,796 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong huyện từ 51,86% (7.622 hộ) năm 2011, giảm xuống còn 22,73% (3.703 hộ) vào cuối năm 2015 (bình quân giảm gần 5%/năm giai đoạn 2012 - 2015). Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt kết quả đáng khích lệ; đến nay xã Đăk HLơ đã hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. 

14632811_749793551837785_6296299490437758199_n.jpg 14657260_749793571837783_4631072897723870528_n-(1).jpg
Ảnh: Người lao động sau khi được đào tạo nghề

     Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU của Ban Thường  vụ Tỉnh ủy đến năm 2020, huyện Kbang tập trung thực hiện một số nội dung sau:  tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm. Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn huyện với các đơn vị đào tạo, các trường dạy nghề có uy tín và chất lượng nhằm nâng cao chất lượng, trình độ, kỹ năng nghề cho lao động tham gia học nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội và khôi phục ngành nghề truyền thống để thu hút lao động, như: dệt thổ cẩm, mây tre đan lát, hỗ trợ để sớm hình thành làng nghề góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Tăng cường sự liên kết giữa Trung tâm Dạy nghề và GDTX huyện với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện trong công tác đào tạo nghề gắn với bố trí sử dụng lao động qua đào tạo… Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ huyện đã đề ra.
 
Trần Thị Thái Tiên - Chuyên viên Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang