CHUYÊN MỤC

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW Vị thế của người phụ nữ Kbang ngày càng được nâng cao

(ngày đăng bài: 06/06/2017)
     Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) “về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ở huyện Kbang  đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, xã hội, gia đình và bản thân người phụ nữ về vai trò, vị trí của phụ nữ và công tác phụ nữ trong thời kỳ mới. Vị thế của phụ nữ Kbang ngày càng được khẳng định và nâng cao hơn trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các quyền và lợi ích cũng như phát huy vai trò nòng cốt của phụ nữ đối với việc phát triển chính trị - kinh tế - xã hội ở địa phương.

Untitled.jpg

     Công tác tuyên truyền nâng cao nhân thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được Ban Thường vụ Huyện ủy đặc biệt quan tâm chỉ đạo lồng ghép với việc tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phụ nữ…được 976 buổi, với 88.496 lượt người tham gia. Hội LHPN huyện phối hợp với các ngành liên quan mở 7 lớp tập huấn về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức kỹ năng về giới cho 352 cán bộ Hội phụ nữ cơ sở tham gia; đến nay, có 17 cán bộ hoạt động trong lĩnh vực vì sự tiến bộ phụ nữ ở 2 cấp (huyện, xã) được tập huấn về kỹ năng hoạt động, kiến thức về giới; 90% cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình huyện xây dựng 58 phóng sự, 109 tin và bài về các hoạt động Hội triển khai có hiệu quả, góp phần làm cho các tầng lớp trong xã hội thay đổi nhận thức và định kiến về giới, có ý thức hơn về thực hiện mục tiêu, chiến lược về bình đẳng giới, đề cao vai trò và tầm quan trọng về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn huyện.

     Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Từ năm 2008 đến nay, đã đào tạo nghề cho 2.682 lao động nữ, chiếm 52,56%; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân cho 2.960 hội viên, phụ nữ nghèo vay vốn, với tổng số vốn  trên 94 tỷ đồng để phát triển sản xuất.  Các chế độ về bảo hiểm xã hội, chế độ về thai sản, an toàn vệ sinh lao động, chế độ về tiền lương, tiền công đều được thực hiện bình đẳng theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, đã hạn chế thấp nhất tình trạng ngược đãi phụ nữ, bạo lực gia đình và không xảy ra tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn huyện. Tình trạng tảo hôn, ly hôn được giảm đáng kể. Tỷ lệ nữ tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học tập ngày càng tăng. Năm học 2016-2017, tỷ lệ trẻ em gái đến trường đạt trên 99%, tăng 4% so với năm 2007-2008; phụ nữ ở độ tuổi dưới 40 được xóa mù chữ, đạt 98%.

     Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã có nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả thiết thực góp phần chăm lo, giúp đỡ chị em phụ nữ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống; nổi bật như: thành lập 392 tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm, vận động tiết kiệm 7.820 triệu đồng; từ các nguồn tiết kiệm nêu trên, Hội hỗ trợ 603 chị vay vốn mua phân bón, giống để đầu tư sản xuất kịp thời vụ, hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế tự nguyện cho 2.654 phụ nữ nghèo. Vận động quyên góp 684.817 trđ xây dựng mới 20 “Mái ấm tình thương”; cùng nguồn vốn hỗ trợ sửa chữa 30 căn nhà giúp cho hội viên phụ nữ nghèo. Tổ chức thăm hỏi các gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn, với tổng số tiền: 83.817.000đ; 1,5 tấn gạo, 1.345 ngày công. Ngoài ra, Hội còn tập trung rà soát nắm số lượng các gia đình hội viên đang gặp khó khăn về nhà ở, đề xuất chính quyền địa phương hỗ trợ làm nhà theo Chương trình 167. Phối hợp với UBMTTQVN huyện xây 25 nhà Đại đoàn kết cho hội viên phụ nữ nghèo khó khăn về nhà ở, tổng trị giá 775 tr.đ. Tổ chức thăm, tặng 240 suất quà tết với tổng giá trị quy thành tiền: 42.550.000đ; phong trào “Hũ gạo tình thương”; “Hũ tiền tiết kiệm” trong mỗi gia đình hội viên được các cấp Hội duy trì thực hiện, đã  hỗ trợ cho 1.680 hộ phụ nữ đặc biệt khó khăn, rủi ro hoạn nạn, nhằm động viên kịp thời, giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống; thành lập 18 câu lạc bộ nhằm thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo với 608 thành viên tham gia, nâng tổng số lên 24 CLB với 844 thành viên tham gia. Duy trì, củng cố hoạt động và nhân rộng mô hình “3 trong 1”, hiện có 04 mô hình. (tổng số 12 nhóm với 36 thành viên)... Với những hoạt động hiệu quả nêu trên, đã giúp cho 1.164 hộ phụ nữ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn huyện.  

     Chất lượng đội ngũ cán bộ nữ được nâng lên theo từng năm; hiện nay, có 01 đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy-Phó chủ tịch HĐND huyện, 20,51% cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện (khóa VIII) (tăng 5,13%); 34,3% cán bộ nữ  là đại biểu HĐND huyện (khóa VII).  Hàng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy luôn quan tâm bổ sung cán bộ nữ trong Đề án quy hoạch cán bộ chung của huyện và có kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp bố trí cán bộ nữ kế cận. Xây dựng chính sách cán bộ nữ để bố trí sắp xếp đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và HĐND huyện theo đúng quy định. Trong 10 năm qua, đã cử 11 cán bộ nữ chủ chốt tham gia học lớp Cao cấp chính trị; 32 cán bộ nữ tham gia học lớp Trung cấp chính trị và 11 cán bộ nữ học Đại học luật từ xa. Tổ chức bộ máy hội từ huyện đến cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn, đảm bảo quy hoạch cán bộ theo hướng chuẩn hóa và trẻ hóa các chức danh chủ chốt nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, giúp triển khai thực hiện nhiệm vụ kịp thời, nền nếp, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội. Hiện nay, trình độ chuyên môn  và chính trị của cán bộ Hội được nâng lên; cụ thể, cấp huyện: 100% lãnh đạo chủ chốt đạt chuẩn; cấp cơ sở đạt: 85% có trình độ chuyên môn; 100% Chủ tịch Hội có trình độ trung cấp, đã tốt nghiệp và đang học đại học, lý luận chính trị. Công tác phát triển hội viên, xây dựng và củng cố lực lượng nòng cốt được quan tâm; qua 10 năm, đã phát triển được 2775 hội viên (tăng 7% so với năm 2007); 100% chi, tổ hội có lực lượng nòng cốt; 83% cơ sở Hội vững mạnh; 100% chi hội mở sổ theo dõi, quản lý Hội viên phụ nữ.  Qua đó, vai trò, vị trí người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được nâng lên; đội ngũ cán bộ nữ chiếm tỷ lệ tương đối lớn và đóng góp một phần quan trọng trong hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở.
 
Vũ Văn Hải - Trưởng Ban dân vận Huyện ủy KBang 

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang