CHUYÊN MỤC

Tỉnh Gia Lai và Huyện Kbang quyết tâm, phấn đấu hoàn thành kế hoạch xây dựng huyện Nông thôn mới

(ngày đăng bài: 05/03/2019)
     Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Kế hoạch số 196-KH/TU ngày 02/3/2019 về việc Thường trực Tỉnh ủy đi thăm, làm việc tại huyện Kbang; theo đó, chiều ngày 04/3/2019 các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy và một số đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy đã nghỉ hưu, ban ngành của tỉnh đã làm việc tại xã Đắk Rong, thăm tặng quà tại làng Hà Đừng 1, xã Đắk Rong-đây là một trong những làng đặc biệt khó khăn nhất của cả tỉnh.

Untitled.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang phát biểu tại buổi làm việc
với hệ thống chính trị xã Đak Rong. Ảnh: Q.T
 
     Sáng ngày 05 tháng 3 năm 2019, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy đã làm việc tại Hội trường Huyện ủy Kbang. Chủ trì buổi làm việc do đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; tham dự có đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Đặng Phan Chung-Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Hồ Văn Điềm-Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh; đồng chí KPă Thuyên-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và một số Sở ngành chức năng của Tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ VN huyện, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và một số phòng ban chức năng liên quan của huyện Kbang.
 
 20190305_085531.jpg
Ảnh: Thường trực Tỉnh ủy làm việc tại Huyện Kbang
 
      Theo Chương trình làm việc là 01 ngày 05/3/2019.

     Buổi sáng, đại diện lãnh đạo huyện Kbang do đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Võ Văn Phán đã báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đến năm 2018, kế hoạch triển khai thực hiện đến năm 2020:

     Kbang là huyện miền núi vùng sâu, vùng xa, cách trung tâm tỉnh Gia Lai (thành phố Pleiku) khoảng 120 km; là một trong 04 huyện khó khăn nhất của Tỉnh Gia lai, huyện có 13 xã và 01 thị trấn, trong đó: có 07 xã đặc biệt khó khăn, 28 làng đặc biệt khó khăn thuộc 6 xã vùng II. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 184.092,54 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 46.222,46 ha; đất lâm nghiệp 128.466,97 ha; đất phi nông nghiệp 6.256,23 ha; đất chưa sử dụng: 3.146,88 ha. Tổng dân số huyện là 17.354 hộ với 69.144 khẩu. Hộ nghèo 2.057 hộ chiếm tỷ lệ 11,85% trong đó hộ đồng bào DTTS nghèo 1.855 hộ chiếm 90,18% tổng số hộ nghèo toàn huyện; hộ cận nghèo 2.841 hộ chiếm 16,37% trong đó hộ đồng bào DTTS cận nghèo 2.216 hộ chiếm 78% tổng số hộ cận nghèo huyện; Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 29,804 triệu đồng/người/năm (trong đó thu nhập bình quân tại 13 xã xây dựng NTM là 25,2 triệu đồng/người/năm). Toàn huyện có 21 dân tộc, bao gồm: dân tộc Kinh chiếm 52,9% dân số; dân tộc Bahnar (là dân tộc bản địa) chiếm 39,2% dân số; còn lại các dân tộc thiểu số khác chiếm 7,9 % dân số.

     Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới; về xã Nông thôn mới: Trong giai đoạn 2011-2015, huyện Kbang được Trung ương chọn là 1 trong 5 huyện điểm của cả nước về xây dựng nông thôn mới. Kết quả đến cuối năm 2015, huyện có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới là ĐăkHlơ, số tiêu chí đạt chuẩn bình quân (theo bộ tiêu chí giai đoạn 2011-2015) là 15 tiêu chí/xã, cụ thể: 1 xã đạt 19 tiêu chí (ĐăkHlơ); 3 xã đạt 16 tiêu chí (Nghĩa An, Xã Đông, ĐăkSmar); 3 xã đạt 15 tiêu chí (Tơ Tung, Sơn Lang, Kông Bờ La); 3 xã đạt 14 tiêu chí (Lơ Ku, Kông Lơng Khơng, Sơ Pai); 3 xã đạt 13 tiêu chí (Krong, Đăkrong, Kon Pne); Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn: 19,8 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn: 29,5%, tỷ lệ hộ cận nghèo 13,6%. Giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 23/3/2017, Quyết định 392/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Gia Lai, đến nay toàn huyện có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí đạt bình quân/ xã: 13,3 tiêu chí, không có xã đạt dưới 5 tiêu chí, cụ thể: 2 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí, đã được UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017: Đông, Nghĩa An; 1 xã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2013 (theo bộ tiêu chí 2011-2015) và hiện đạt 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới (giai đoạn 2016-2020: (ĐăkHlơ) đang đề nghị UBND Tỉnh thẩm định. Bình quân đạt 13.3 tiêu chí/xã, cụ thể: 1 Xã  đạt 15 tiêu chí: Sơn Lang; 1 Xã  đạt 14 tiêu chí: Tơ Tung; 3 Xã  đạt 12 tiêu chí: Kông Lơng Khơng , ĐăkSmar, Lơ Ku; 2 Xã  đạt 11 tiêu chí: Kông Bờ La, Kon  pne; 2 Xã  đạt 10 tiêu chí: Sơ Pai, Krong; 1 xã đạt 9 tiêu chí: Đăkrong. Có 5 tiêu chí đạt 13/13 xã bao gồm: tiêu chí số 1, 3, 4, 7 và 12. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2018 đạt: 29,804 triệu đồng/người/năm (trong đó thu nhập bình quân tại 13 xã xây dựng NTM là 25,2 triệu đồng/người/năm), tăng 10 triệu đồng so với giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018: 11,85% (giảm 17,65% so với giai đoạn 2011-2015).

     Thực trạng tiêu chí huyện nông thôn mới: Căn cứ Quyết định số: 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Thông tư số: 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quyết định số: 410/QĐ-UBND ngày 27/8/2018 của UBND tỉnh Gia Lai Ban hành Quy định cụ thể hóa nội dung tiêu chí huyện nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2020. Qua rà soát thực tế, trên địa bàn huyện đã có 06/09 tiêu chí đạt chuẩn, gồm: tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 4 về điện, tiêu chí số 6 về sản xuất, tiêu chí số 7 về môi trường, tiêu chí số 8 về an ninh, trật tự xã hội và tiêu chí số 9 về Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. 03 tiêu chí chưa đạt gồm: Tiêu chí số 1 - quy hoạch: Huyện chưa có quy hoạch xây dựng vùng huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số: 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ. Tiêu chí số 2 - Giao thông: Chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ đường huyện được nhựa hóa, hoặc bê tông hóa đạt 85,92% (148,26/172,56kg). Còn lại 24,3 km chưa được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Tiêu chí số 5 - Y tế - Văn hóa - Giáo dục: Chỉ tiêu 5.2: Trung tâm văn hóa - thể thao huyện còn thiếu Nhà tập luyện thể thao, Hội trường đa năng mới đạt 230/300 chỗ ngồi.

     Kết quả thực hiện làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số: Trên cơ sở chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/2/2018, Công văn hướng dẫn số 945/SNNPTNT-VPNTM ngày 31/5/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND Huyện ban hành tiêu chí xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2018-2020 thực hiện trên địa bàn huyện, tại Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 13/7/2018. Năm 2018 Huyện triển khai thực hiện 5 làng tại 4 xã, thị trấn: xã Đăkrong (Làng Kon Lốc 2), xã Kông Lơng Khơng (Làng Kdâu), xã Nghĩa An (Làng Lợt), thị trấn Kbang (Làng Chiêng), riêng Làng Tăng xã Krong được chọn làm điểm thực hiện làng NTM của Huyện thực hiện từ năm 2018 và hoàn thành vào cuối năm 2019, kết quả đạt được đến nay có 01 làng đạt chuẩn NTM là Làng Kdâu - xã Kông Lơng Khơng, có 02 làng cơ bản đạt chuẩn NTM (đạt 18/19 tiêu chí) là Làng Lợt - xã Nghĩa An và làng Chiêng - Thị trấn Kbang (theo Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 13/7/2018 của UBND huyện). Đã thực hiện Quy hoạch mở rộng sắp xếp lại dân cư và lập bản đồ quy hoạch tại 5 làng đảm bảo diện tích tối thiểu 400m2 (đất ở, vườn)/hộ, từ đó vận động nhân dân di dời nhà cửa, sắp xếp lại dân cư để tạo cảnh quan, xây dựng các hạng mục phụ trợ, đảm bảo vệ sinh môi trường; có hơn 130 hộ thực hiện xây dựng các công trình vệ sinh; hơn 1000m tường rào, hàng rào xanh được nhân dân xây dựng, trên 40% dân số tại các làng đã tổ chức xây dựng chuồng trại chăn nuôi, tình trạng thả rông gia súc làm ô nhiễm môi trường đã được giảm thiểu. Thực hiện nâng cấp 2 hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung tại làng Tăng - xã Krong và Làng Kon Lốc 2 - xã Đăkrong để cung cấp nước đảm bảo hợp vệ sinh cho nhân dân. Tổ chức phát động dọn dẹp vệ sinh nhà ở và khu dân cư tại tại 5 làng, xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp, kết quả đã có hơn 200m mương thoát nước được khai thông (Làng Tăng 150 m và làng Lợt hơn 50m), xây dựng được hơn 100m con đường hoa tại làng Lợt xã Nghĩa An,… Thực hiện di dời 01 nhà rông văn hóa, xây dựng mới 0,9 km BTXM đường giao thông nội làng và cấp phối đất đồi 2 km đường giao thông ra khu sản xuất tập trung.

     Kế hoạch xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2019-2020; Về thực trạng đạt chuẩn xã Nông thôn mới: Duy trì và thực hiện nâng cao 19 tiêu chí NTM theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn 3 xã Đông, Nghĩa An và ĐăkHlơ. Phấn đấu đến cuối năm 2019: Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn NTM trên địa bàn hyện là 15 tiêu chí/xã. Xã Sơn Lang đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM và đề nghị UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; xã Tơ Tung cơ bản đạt chuẩn 19 tiêu chí. Phấn đấu đến cuối năm 2020, có thêm 09 xã được UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM và Huyện đạt chuẩn NTM.

     Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; về giao thông: Đường trục xã: Đầu tư mới BTXM 21,73 km đường giao thông, trong đó (Sơ Pai: 2,6 km, Lơ Ku: 5,5km, Kông Lơng Khơng: 1,78km, Kông Bờ La: 1,3km, Đăkrong: 14 km). Đường trục thôn làng: Thực hiện cứng hóa 5,972 km, trong đó (Sơ Pai: 0,4 km, Kông Lơng Khơng: 2,58 km, Kông Bờ La: 1,42 km, Đăkrong: 1,54km). Đường trục chính nội đồng: Thực hiện cứng hóa 87,3 km (Kon Pne: 1,7km, Đăkrong: 11km, ĐăkSmar: 1,35km, Krong: 20,3km, Lơ Ku: 9,6km, Kông Lơng Khơng 33,3km, Kông Bờ La: 1,6km). Tổng nhu cầu kinh phí: 121.964,8 triệu đồng (Kế hoạch vốn đã bố trí và huy động 78.341,7 triệu đồng; vốn đề nghị hỗ trợ 43.623,1 trđồng).

     Hệ thống điện: Tổng số danh mục công trình điện cần đầu tư: 183 danh mục: Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 2081 của Thủ tướng chính phủ đã được Bộ Công thương phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1871/QĐ-BCT ngày 30/10/2015: 93 danh mục, kinh phí: 51.756 tr.đồng.Dự án đầu tư theo Kế hoạch của ngành điện năm 2019: 10 danh mục, kinh phí: 3.298,5 tr.đồng. Danh mục đầu tư cấp điện khu quy hoạch dân cư, quy hoạch sản xuất trên địa bàn huyện: 33 danh mục, kinh phí: 24.173 tr.đồng. Danh mục cần đầu tư qua kiến nghị của cử tri: 47 danh mục, kinh phí: 14.156 tr.đồng. Tổng nhu cầu kinh phí: 93.383,5 triệu đồng (Kế hoạch vốn đã bố trí và huy động 55.054,5 triệu đồng; vốn đề nghị hỗ trợ 38.329,0 triệu đồng).

     Cơ sở vật chất trường học: Thực hiện đầu tư, chỉnh trang 12 cơ sở trường học trên địa bàn 08 xã để đạt chuẩn theo quy định, trong đó: Xã Kông Bờ La: 02 cơ sở (Trường TH Kông Bờ Là và Trường THCS Kông Bờ La); Xã Lơ Ku: 01 cơ sở (Trường PTDTBT TH và THCS Lơ Ku); Xã ĐăkSmar: 02 cơ sở (Trường PTDTBT TH và THCS và Trường Mẫu giáo ĐăkSmar); Xã Kon Pne: 01 cơ sở (Trường Mẫu giáo); Xã Đăkrong: 02 cơ sở (Trường Mẫu giáo Đăkrong, Trường PTDTBT THCS Đăkrong); Xã Krong: 04 cơ sở (Trường PTDTBT THCS Krong, Trường PTDTBT TH Lê Văn Tám, Trường Mẫu giáo Krong và Trường mẫu giáo Họa mi); Tổng nhu cầu kinh phí: 25.428,0 triệu đồng (Kế hoạch vốn đã bố trí và huy động 8.030,0 triệu đồng; vốn đề nghị hỗ trợ 17.398,0 triệu đồng).

     Cơ sở vật chất văn hóa và thông tin truyền thông; Cơ sở vật chất văn hóa: Thực hiện đầu tư, nâng cấp 8 trung tâm văn hóa thuộc 8 xã (ĐăkSmar, Sơ pai, Lơ Ku, Kon Pne, Kông Lơng Khơng, Kông Bờ La, Krong và Đăkrong) đạt chuẩn theo quy định. Rà soát, xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ tại các nhà văn hóa thôn, làng như: công trình vệ sinh, hàng rào, hệ thống âm thanh,…., bố trí các dụng cụ thể thao đơn giản phục vụ sinh hoạt văn hóa - thể thao làng. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa cho chủ nhiệm và cán bộ phụ trách văn hóa tại trung tâm văn hóa xã và thôn, làng. Tổng nhu cầu kinh phí: 12.236,1 triệu đồng (Kế hoạch vốn đã bố trí và huy động 12.236,1 triệu đồng; vốn đề nghị hỗ trợ 0 đồng). Thông tin và truyền thông: Thực hiện đầu tư xây dựng 02 đài truyền thanh tại 02 xã (Sơ Pai, Kon Pne) để cung cấp thông tin thường xuyên hằng ngày cho người dân trên địa bàn 2 xã. Tổ chức rà soát, thực hiện nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị cho các đài phát thành các xã trên địa bàn huyện. Tổng nhu cầu kinh phí: 631,6 triệu đồng Kế hoạch vốn đã bố trí và huy động 631,6 triệu đồng; vốn đề nghị hỗ trợ 0 đồng).

     Nhà ở dân cư: Tổ chức vận động nhân dân, kêu gọi các tổ chức cá nhân hỗ trợ kinh phí cho 760 hộ nghèo, hộ có điều kiện kinh tế khó khăn nhà ở chưa đạt chuẩn để chỉnh trang, sửa chữa nhà đạt chuẩn theo quy định (trong đó có 161 hộ nghèo thuộc đối tượng theo Quyết định 33 của Thủ tướng chính phủ, QĐ 455/QĐ-UBND của UBND tỉnh; và 157 hộ đang đề nghị tỉnh bổ sung vào Đề án). Tổng nhu cầu kinh phí làm nhà ở: 38.000,0 triệu đồng (trong đó: Nhu cầu vay vốn NHCSXH: 4.025,0 triệu đồng; tiền đóng góp của hộ gia đình, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện 26.475,0 triệu đồng; đề nghị các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ 7.500,0 triệu đồng (150 nhà) ).

     Về phát triển sản xuất: Triển khai có hiệu quả tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất hàng hoá gắn với tiêu thụ sản phẩm, thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây dựng cánh đồng lớn. Củng cố kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX hiện có, khuyến khích thành lập mới các HTX. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là doanh nghiệp nông nghiệp có liên kết với người nông dân theo chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng để nhân dân phát triển kinh tế từ rừng và gắn với quản lý bảo vệ rừng. Tổng nhu cầu kinh phí: 10.000,0 tr.đồng (Vốn đề nghị hỗ trợ 10.000,0 triệu đồng).
     
     
Y tế, giáo dục, môi trường: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên. Tiếp tục khuyến khích, vận động người dân tham gia bảo biểm y tế. Tiếp tục hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở nông thôn, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phát triển văn hóa, thể thao quần chúng, nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, khai thác và bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống cấp nước sinh hoạt; xây dựng nghĩa trang nhân dân xã, thôn, làng theo quy hoạch và theo hướng xã hội hóa; hướng dẫn việc thu gom, xử lý rác thải, nước thải khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Huy động nguồn lực hỗ trợ 1.863 hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện xây dựng công trình vệ sinh; vận động nhân dân chỉnh trang nhà cữa, xây dựng tường rào, cổng ngõ; xây dựng phương án thu gom rác thải rắn, rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với từng xã để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Tổng nhu cầu kinh phí: 9.315,0 triệu đồng (vốn đề nghị hỗ trợ theo Thông tư 43 của Bộ Tài chính: 878,5 triệu đồng (hộ nghèo 70%, hộ cận nghèo 30%); nhu cầu vốn vay 3.196,0 triệu đồng, Vốn đóng góp của hộ dân và huy động từ các tổ chức, cá nhân 5.240,5 triệu đồng).

     Tổ chức chính trị, an ninh trật tự: Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh;  Phối hợp với sở Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định; tăng cường phổ biến pháp luật cho người dân. Thực hiện có hiệu quả công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn.

     VỀ THỰC HIỆN ĐẠT CHUẨN TIÊU CHÍ HUYỆN NTM: Thực hiện lập quy hoạch xây dựng vùng của huyện (định mức theo Thông tư số: 05/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng). Thực hiện nhựa hóa hoặc bê tông hóa 24,3 km đường giao thông do huyện quản lý thuộc 5 tuyến đường: Tuyến từ trung tâm huyện đi xã Kông Lơng Khơng (Đoạn từ từ ngã ba đường TSĐ đến làng Chư Pâu, dài 4,96 km). Chưa có vốn. Tuyến từ trung tâm huyện đi xã ĐăkHlơ (Đoạn từ làng pngăl xã Kông Lơng Khơng đi thôn 5 xã ĐăkHlơ, dài 5,5 km). Chưa có vốn. Tuyến từ Trung tâm xã Krong đi xã Đăkrong (Đoạn từ Làng Đất đỏ đến trạm gác cây đa, dài 4,9 km). Chưa có vốn. Tuyến từ trung tâm xã Sơn Lang đi xã Đăkrong (Đoạn từ đường TSĐ đi xã Đăkrong, dài 3,9km). Đã bố trí vốn, nguồn ngân sách huyện. Tuyến từ trung tâm xã Đăkrong đi xã Kon Pne (Đoạn từ trung xã Đăkrong đi làng Kon lốc 1, dài 3,8 km). Chưa có vốn. Đầu tư xây dựng 1 nhà tập luyện thể thao trung tâm văn hóa huyện với diện tích 2.700m2 . Chưa có vốn. Thực hiện nâng cấp hệ thống điện sinh hoạt nông thôn; chỉnh trang các cơ sở trường học cấp THPT, trung tâm y tế huyện. Chưa có vốn. Nâng cấp hệ thống xử lý rác thải, tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, thực hiện bảo vệ môi trường. Chưa có vốn. Tổng nhu cầu kinh phí: 86.700,0 triệu đồng (Kế hoạch vốn đã bố trí và huy động 7.830,0 triệu đồng; vốn đề nghị hỗ trợ 78.870,0 triệu đồng).

     VỀ THỰC HIỆN XÂY DỰNG LÀNG NÔNG THÔN MỚI: Năm 2019: Tiếp tục thực hiện xây dựng Làng Tăng - xã Krong trở thành làng điểm NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Phấn đấu thực hiện đạt chuẩn 6 làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS; cụ thể: Làng Hà Nừng - xã Sơn Lang; làng Cam - xã ĐăkSmar, Làng Tờ mật - xã Đông, Làng Lợt - xã Nghĩa An và làng Chiêng - Thị trấn Kbang. Năm 2020: Tổ chức triển khai thực hiện thêm 6 làng nông thôn mới: Làng Nua - xã Kông Bờ La, làng Lợt - xã ĐăkHlơ, Làng Krối xã Lơ Ku, Làng Tờ Kơr - xã Sơ Pai, Làng Sittơ - xã Tơ Tung, làng Kon Ktonh - xã Kon Pne. Đến cuối năm 2020 mỗi xã có 01 làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn.

     Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện báo cáo một số khoă khăn khi thực hiện: Huyện Kbang là huyện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số (47,1% tổng dân số), 7/13 xã là xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao 11,8% (trong đó có 7 xã tỷ lệ hộ  nghèo từ 15% đến 25%), thu nhập bình quân đầu người đạt thấp 29,6 triệu đồng/người /năm (có 5 xã thu nhập từ 16,01 đến 21,47 triệu đồng/người /năm). Số hộ gia đình có nhà tạm còn nhiều 760 hộ, hộ có nhà tạm đa số là hộ nghèo, kinh tế gia đình khó khăn; Số hộ nghèo, cận nghèo chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh còn hơn 3.832 hộ, trong đó hộ nghèo đa số là hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề vệ sinh môi trường, chậm thay đổi tập quán sinh hoạt. Trong đó: Có 02 xã Krong và Đăk Rong rất khó có khả năng đạt chuẩn Nông thôn mới vào cuối năm 2020, vì các lý do: Số tiêu chí đạt chuẩn Nông thôn mới của 02 xã đến cuối năm 2018 còn thấp: Xã Krong 10 đạt tiêu chí; xã Đăk Rong đạt 09 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2018 tại 02 xã quá thấp: xã Krong đạt 16,01 tr.đồng/người; xã Đăk Rong 16,26 tr.đồng/người (theo kết quả điều tra thu nhập bình quân đầu người đến cuối  năm 2018). Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 vẫn còn cao: Xã Krong 24,96%; Đăk Rong 24,77% (theo kết quả điều tra hộ nghèo đến cuối năm 2018); Số hộ nghèo có nhà tạm còn nhiều: Krong 82 hộ; Đăk Rong 250 hộ; Số hộ nghèo, cận nghèo chưa có công trình vệ sinh còn nhiều: xã Krong 1.060 hộ, xã Đăk Rong 259 hộ. Đa số các hộ dân trên địa bàn 02 xã là người đồng bào DTTS Bana (chiếm tỷ lệ trên 90%); trình độ nhận thức của các hộ dân còn nhiều hạn chế; phong tục tập quán còn lạc hậu; trong khi đó, việc thực hiện Chương trình NTM cần có sự nổ lực phấn đấu tích cực của từng hộ dân.

     Huyện Kbang cũng đề ra các giải pháp thực hiện. Nhóm giải pháp chung: Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết chuyên đề của BCH đảng bộ huyện, xã; huy động cả hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân để tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới. Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện và  củng cố, kiện toàn lại Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban giám sát và Ban phát triển thôn, làng ở cấp xã. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp, tham gia ngày công lao động trên tinh thần tự nguyện phù hợp với khả năng. Không để phát sinh nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời xử lý dứt điểm nợ đọng (nếu có). Trên cơ sở Đề án xây dựng nông thôn mới, lộ trình đạt chuẩn của từng xã, giao chỉ tiêu KH hoàn thành các tiêu chí cho từng xã; đồng thời gắn trách nghiệm của các ban ngành, Đoàn thể của huyện với từng tiêu chí do ngành mình phụ trách, phối hợp. Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được một cách bền vững. Tập trung huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án…., nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu theo yêu cầu của từng tiêu chí, đặc biệt là về công trình đường giao thông, điện, trường học, nhà ở dân cư,... Đẩy mạnh thực hiện, kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho người dân. Chú trọng các giải pháp giảm nghèo bền vững. Củng cố hoạt động các HTX hiện có, đặc biệt là về năng lực, trình độ của bộ máy lãnh đạo HTX, tạo điều kiện hoạt động sản xuất - kinh doanh của HTX theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, đồng thời vận động thành lập HTX mới, đi vào hoạt động có hiệu quả theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Chú trọng đến vai trò của nhân tố con người, qua đó sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức các xã, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, đào tạo theo chức danh ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Phát động Phong trào thi đua xây dựng NTM trên địa bàn huyện và trên địa bàn từng xã gắn với từng nội dung tiêu chí, từng thôn,làng, tạo thành phong trào mạnh mẽ ở tất cả các xã, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết chương trình hằng năm.

     Một số giải pháp trọng tâm: Thúc đẩy giảm nghèo: Tổ chức rà soát, xác định nguyên nhân nghèo và nhu cầu hỗ trợ của từng hộ, qua đó tổ chức đăng ký hộ thoát nghèo hàng năm, đồng thời giao chỉ tiêu cho từng xã tổ chức thực hiện, gắn với thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị (cây ăn quả, cây dược liệu, cây dâu tằm, cây mắc ca,…). Tập trung hỗ trợ thực hiện đối với 02 xã Krong, Đak Rong, hàng năm giao mỗi cơ quan, đơn vị huyện giúp từ 1-2 hộ nghèo để thoát nghèo. Tiếp tục đề xuất các sở, ngành Tỉnh có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ 1-2 hộ nghèo tại các xã trên địa bàn huyện thoát nghèo. Nâng cao thu nhập của người dân: Thực hiện khoán bảo vệ rừng đảm bảo mức khoán tối đa (400.000 đồng/ha); rà soát, đề xuất bổ sung diện tích khoán bảo vệ rừng, để tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là hộ đồng bào DTTS nghèo sống gần rừng, liền rừng (tiền công nhận khoán, thu hái lâm sản phụ, trồng dược liệu dưới tán rừng...). Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như: chương trình cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách, chương trình 135, chương trình nông thôn mới, dự án giảm nghèo bền vững vùng Tây Nguyên, chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ... Đối với hộ có đất sản xuất thì thực hiện chuyển đổi cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Đối với hộ thiếu đất sản xuất, hỗ trợ 02 con bò cái giống/hộ (nếu hộ đã được hỗ trợ 01 con thì tiếp tục hỗ trợ thêm 01 con) và 100m2 cỏ để nhân giống, nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò. Thực hiện các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số: 97/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh Gia Lai, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Khảo sát thực tế một số khu sản xuất tập trung cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau màu,... để đầu tư hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất, góp phần thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện, đồng thời củng cố hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tập trung liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, trong đó chú trọng phát triển cây dược liệu, trồng rừng, các loại rau, quả, mắc ca, mì...Hỗ trợ thực hiện sửa nhà tạm:  Tổ chức điều tra, rà soát cụ thể hiện trạng nhà ở tạm bợ của từng hộ dân trên địa bàn, trên cơ sở đó giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị huy động, vận động nguồn kinh phí huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, cộng đồng, vốn tín dụng và đóng góp của hộ gia đình, để xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp và làm mới nhà ở cho hộ dân, mức hỗ trợ từ 30-50 triệu đồng/hộ. UBND các xã phát động phong trào thi đua hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở, thành lập các tổ, nhóm thợ trong cộng đồng để hỗ trợ, giúp các hộ dân sửa chữa, nâng cấp (có thu tiền công với mức hợp lý). UBND các xã tổ chức mua vật liệu tập trung để giảm giá thành; khảo sát, đề xuất tận dụng cát, sỏi nhỏ lẻ tại các sông, suối để phục vụ làm nhà (có sự giám sát chặt chẽ). Kêu gọi các đơn vị quân đội thực hiện công tác dân vận, giúp đỡ hộ dân sửa chữa, nâng cấp, làm mới nhà ở cho các hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện. Hỗ trợ làm nhà tiêu hợp vệ sinh: Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa thay đổi tập quán sinh hoạt, nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường.Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh theo thiết kế mẫu; trong đó sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí để xây dựng công trình phục vụ cho nhóm hộ, hoặc hộ gia đình phù hợp với điều kiện thực tế của từng làng, từng khu dân cư. Huy động lực lượng Đoàn viên Thanh niên, lực lượng Bộ đội, cộng đồng dân cư tham gia đóng góp ngày công lao động để thực hiện. Giải pháp vay vốn tín dụng từ các ngân hàng: Vận động các đối tượng, đặc biệt hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội huyện theo các chương trình để phát triển sản xuất, sửa chữa nhà ở, cải thiện công trình nước sạch, vệ sinh môi trường.. Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Kbang, các ngân hàng thương mại trong và ngoài địa bàn huyện mở rộng cho vay các gói tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các gói phi nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.

     Để thực hiện được công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện, Huyện Kbang có một số đề xuất, kiến nghị:

     Đối với Trung ương và tỉnh: Đề nghị hỗ trợ kinh phí 193.544,1 triệu đồng để Huyện thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn (trong đó có kinh phí đầu tư điện phục vụ sản xuất). Có ý kiến với Tập đoàn Điện lực Việt Nam sớm triển khai thực hiện dự án đầu tư thực hiện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 2081 của Thủ tướng chính phủ - đã được phê duyệt nhưng đến nay chưa thực hiện (93 danh mục, kinh phí: 51.756tr.đồng); đồng thời, xem xét đầu tư bổ sung lưới điện sinh hoạt tại các khu dân cư mới mở và khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung (90 danh mục, kinh phí 41.627,5 triệu đồng). Kbang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 128.466ha, đây là lợi thế lớn của địa phương nhưng chưa được phát huy. Hiện nay huyện có nhu cầu phát triển trồng cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên theo hướng sản xuất hữu cơ, kết hợp thu hái và bảo tồn dược liệu tự nhiên dưới tán rừng. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT thống nhất có chính sách, cơ chế giao rừng, khoán bảo vệ rừng kết hợp với trồng cây dược liệu dưới tán rừng, làm cơ sở để huyện triển khai thực hiện.

     Căn cứ kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2019-2020 Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn đã được phê duyệt tại Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 của UBND Tỉnh, đề nghị xem xét, phân bổ tạm ứng kinh phí của năm 2020 cho Huyện để thực hiện trong năm 2019. Có văn bản kêu gọi cán bộ, công chức các sở, ngành, lực lượng vũ trang và các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh tham gia hỗ trợ ngày công, hỗ trợ kinh phí để xóa nhà tạm cho 150 - 200 hộ có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, kinh phí 7,5 tỷ đồng để góp phần thực hiện đạt tiêu chí số 09 - về nhà ở dân cư và xây dựng công trình vệ sinh cho hộ nghèo (mỗi nhà 30-50 tr.đồng); Đồng thời, phân công mỗi sở ngành có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ 1-2 hộ nghèo tại các xã trên địa bàn huyện để thoát nghèo. Chỉ đạo các sở ngành liên quan của Tỉnh xây dựng, phê duyệt thiết kế mẫu và giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn Tỉnh, để huyện có cơ sở hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo làm nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định tại Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính, đồng thời có cơ chế cho huyện sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm để hỗ trợ cho các hộ nghèo, cần nghèo làm nhà vệ sinh. Chỉ đạo các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, Ban quản lý rừng trên địa bàn huyện rà soát, tăng thêm diện tích giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, gắn với thực hiện sản xuất nông, lâm kết hợp, để hộ nghèo, hộ đồng bào Bahnar sống gần rừng, liền rừng có điều kiện tổ chức sản xuất, tăng thu nhập; đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng.

     Đề nghị các sở, ngành tỉnh: Tham mưu UBND Tỉnh bổ sung diện tích khoán bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, đặc biệt là diện tích 2.000ha có gần 300 cây gỗ hương trên địa bàn xã Krong do công ty TNHH MTV LN Krông Pa quản lý. Kêu gọi, hướng dẫn, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong đó có trồng dược liệu dưới tán rừng. Hỗ trợ huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu của huyện. Tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh ưu tiên phân bổ kinh phí cho huyện thực hiện chương trình xây dựng NTM đảm bảo kế hoạch đề ra. Huy động các nguồn tài trợ, các doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển sản xuất, xóa nhà tạm cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện. Quan tâm giới thiệu các Công ty, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện để thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ một số nông, lâm sản mà huyện có lợi thế như: cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Giới thiệu Doanh nghiệp có chức năng, có trách nhiệm, có năng lựa hỗ trợ thực hiện chính sách xuất khẩu lao động cho người lao động trên địa bàn huyện. Ưu tiên bố trí các nguồn vốn huy động để thực hiện các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện. Định hướng, hỗ trợ huyện thực hiện các Dự án KHCN, đặc biệt là ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Khi có dự án, tham mưu cho UBND Tỉnh ưu tiên đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống điện trong các khu dân cư để đảm bảo cung cấp điện điện cho các hộ nghèo, hộ mới tách hộ nằm cách xa đường điện; ưu tiên đầu tư hệ thống điện ra các khu sản xuất tập trung trên địa bàn huyện. Quan tâm hỗ trợ xúc tiến thương mại, đưa các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện giới thiệu cho các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị trong và ngoài tỉnh để đầu tư, liên kết sản xuất. Phối hợp với địa phương thực hiện công tác dân vận, trong đó tập trung hỗ trợ sửa chữa nhà tạm, xây dựng công trình vệ sinh, di dời nhà cửa, sắp xếp dân cư theo đúng quy hoạch.

     Buổi chiều ngày 05/3/2019, sau khi nghe báo cáo trung tâm của Huyện Kbang, một số ý kiến báo cáo đề xuất của Bí thư Huyện ủy Trương Văn Đạt và lãnh đạo huyện Kbang, các Sở ngành của Tỉnh có ý kiến và các đồng chí lãnh đạo của tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, phấn đấu và quyết tâm cao xây dựng huyện Kbang đạt chuẩn Nông thôn mới vào tháng 12 năm 2020./.
 
Văn phòng HDND-UBND huyện

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang