CHUYÊN MỤC

Ủy ban nhân dân huyện đẩy mạnh đào tạo nghề lao động nông thôn năm 2018

(ngày đăng bài: 21/09/2018)
Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg  là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao nguồn lao động ở nông thôn; góp phần quan trọng trong chương tình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.  Việc triển khai thực hiện Quyết định 1956 thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn làm cho người dân dần thay đổi nhận thức trong sản xuất và chăn nuôi để làm ăn sinh sống như: kỹ thuật trồng mía, cạo mủ cao su, trồng khoai lang, chom sóc và phòng bệnh cho gà, lợn, trâu, dê, sửa chữa xe máy, đan lát, xây dựng… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Năm 2018, Kbang là một trong những huyện được tỉnh quan tâm phân bổ nguồn kinh phí cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Với kinh phí 690 triệu đồng, huyện đã xây dưng kế hoạch tổ chức 13 lớp nông nghiệp và phi nông nghiệp với số lượng đào tạo khoảng 295 học viên, trong đó ngành nông nghiệp 8 lớp và phi nông nghiệp là 5 lớp.
Trước khi triển khai đào tạo nghề, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề. Ngoài ra, đối với ngành thợ nề, huyện còn chỉ đạo địa phương phối hợp với các công ty, doanh nghiệp xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn giải quyết việc làm cho người lao động sau khi hoàn thành khóa học. Đặc biệt, các lớp dạy nghề đều gắn với điều kiện, tình hình, định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nhu cầu thiết thực của người dân như trồng cây ăn quả, trồng cà phê, trồng lúa năng suất cao, phòng bệnh cho gà, dê, trâu bò, sữa chữa máy cày công suất nhỏ…riêng năm 2018, huyện mở thêm các lớp kỹ năng làm du lịch cộng đồng gắn với tiềm năng và định hướng phát triển du lịch của huyện.
Sau khi kế hoạch ban hành, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương bắt tay ngày vào công tác đào tạo nghề để sớm hoàn thành trước tháng 11 năm 2018. Trong năm 2018, các lớp đào tạo nghề nông nghiệp được cơ động mở ngay lại trung tâm xã và các điểm làng cũng như tranh thủ thời gian dạy và học vào buổi tối nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, học tập cũng như không làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Đối với các lớp kỹ năng làm du lịch cộng đồng được tập trung về huyện học tập nhằm tạo ra môi trường, điều kiện học tập tốt nhất cho học viên.
 
kniem-dlich-(1).jpg
Hình: Các lớp đào tạo nghề lao động nông thôn năm 2018 đang tích cực được triển khai
 
Với tinh thần cầm tay chỉ việc, trong quá trình giảng dạy, giáo viên các cơ sở đào tạo nghề đã xây dựng giáo án và có cách truyền đạt phù hợp trình độ, lứa tuổi từng học viên. Đối với học viên tiếp thu chậm, giáo viên quan tâm nhiều hơn và hướng dẫn kỹ hơn. Đặc biệt trong công tác đào tạo nghề tập trung nhiều vào nội dung thực hành, cầm tay chỉ việc cho người học. Do đó, những kiến thức khoa học được truyền đạt cụ thể, người lao động dù trình độ học vấn hạn chế cũng có thể yên tâm tham gia học tập. Trong quá trình học tập, học viên người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ 30.000 đồng/ngày học thực tế tiền ăn uống và 200.000 tiền xăng xe/ 1 khóa đào tạo nếu từ nơi ở đến nơi học tập cách 5km trở lên và 300.000 đồng/khóa học nếu thuộc thôn, làng ĐBKK. Đối với học viên người kinh thì không được hỗ trợ các nội dung trên nhưng khi tham gia đào tạo thì không phải đóng chi phí học tập nào. Mặc dù kinh phí không nhiều nhưng đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với chính sách đào tạo nghề lao động nông thôn và giúp học viên có thêm động lực để tham gia khóa học.
 sua-may-cay.jpg

tho-xay.jpg

tthe-1.jpg
Hình: Các học viên tham gia thực hành nghề xây dựng, sửa chữa máy và kỹ năng du lịch cộng đồng
Hiện nay, có một bộ phận người dân chưa mặn mà với công tác đào tạo nghề lao động nông thôn trong khi đó trình độ hiểu biết của người dân nhất là đồng bào DTTS về việc trồng trọt và chăn nuôi còn hạn chế, đa phần mới sản xuất theo tập quán lối mòn và kinh nghiệm thực tế chứ chưa có kiến thức khoa học, hiểu biết nhất định về những ngành, nghề hiện đang làm, dẫn đến năng suất, hiệu quả còn thấp. Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian tới đạt kết quả cao, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về vai trò của đào tạo nghề đối với việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội các cấp cần thể hiện được vai trò trong việc vận động đoàn viên, hội viên tham gia các lớp học nghề để nâng cao năng lực sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với người lao động, cần nhận thức việc tham gia đi học không phải vì sự hỗ trợ của nhà nước thấp và đi học nghề nhưng không được giải quyết việc làm mà không tham gia học tập. Vấn đề cốt lõi là khi người dân đi học sẽ được trang bị kiến thức về những ngành nghề mình đang làm và xã hội đang có xu hướng cần lao động để từ đó có kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tự giải quyết việc làm trên chính mảnh đất của quê hương mình, từng bước cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt trong xu thế phát triển, hợp tác như hiện nay, việc thực hiện sản xuất thực hiện theo liên kết chuỗi giá trị, các mặt hàng nông sản làm ra phải đảm bảo chất lượng và năng suất mới đáp ứng được thị hiếu của thị trường thì việc tham gia khóa đào tạo học nghề để được trang bị kiến thức là hết sức cần thiết. Có như vậy sẽ góp phần thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu về việc làm tăng thu nhập và giảm nghèo nhanh, bền vững của huyện nhà; nâng cao chất lượng lao động nông thôn và đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong cũng như ngoài địa bàn huyện.
                                                                                                    Người viết: Nguyễn Văn Trung
                                                                                                       Phòng Lao động-TB&XH

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang