No Slider camera item document in target location!

CHUYÊN MỤC

Hội thảo quy trình kỷ thuật trồng canh tác cây sả Java

(ngày đăng bài: 27/05/2019)
Sáng ngày 27/05/2019 công ty nông nghiệp công nghệ cao Nguyên Quang Gia Lai phối hợp với UBND xã Kông Bơ La tổ chức hội thảo quy trình kỷ thuật trồng canh tác cây sả Java. Về dự Hội thảo có ông Đinh Hring-HUV-BT đảng ủy-CT HĐND xã cùng các ông bà là lãnh đạo đảng, chính quyền các ban ngành cán bộ công chức và các hộ nông dân trên địa bàn xã.

Hoi-thao-trong-sa.jpgQuan cảnh hội thảo trồng canh tác cây sả Java
 
Tại hội thảo công ty nông nghiệp công nghệ cao Nguyên Quang Gia Lai thông tin hiệu quả kinh tế-xã hội của cây sả Java đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân. Công ty sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân khi tham giatrồng canh tác cây sả Java. Sau đây là một số điều cần biết về cây sả Java và hình thức liên kết trồng:
1. Giới thiệu khái quát về cây sả Java:
Cây sả java có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó chuyển về trồng và phát triển nhiều ở đảo Java của Indonesia. Ở Việt Nam, sả java được đưa về trồng  ở phía bắc vào những năm 1975 và 1976, trồng nhiều ở Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên…
Sả java rất dễ trồng, sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt, chịu úng kém, phù hợp với đất cao. Đất chua (pH=4,5-5,5) vẫn trồng được nhưng nếu đất chua phèn nặng không thể trồng được nếu không cải tạo, rửa phèn. Sả phát triển tốt ở nơi đất xốp, thô, có độ ẩm cao, chịu mát và ít nước, mỗi tháng chỉ 2-3 lần tưới.
2. Trồng cây sả java để làm gì:
Sả java trồng để lấy tinh dầu, tinh dầu sả java là nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất các hợp chất thơm, nước hoa, kem xoa, dầu gội đầu, xà phòng thơm, bột giặt... Ngoài ra còn được dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh viện, thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng. Trong y học dân tộc, sả java được dùng làm thuốc đắp các vết thương, các chỗ bầm giập và được dùng để xông giải cảm, điều trị chứng rối loạn tiêu hoá, diệt ký sinh trùng, chữa táo bón, đau dạ dày.
3. Trồng, chăm sóc và thu hoạch cây sả Java như thế nào?
3.1. Thời vụ trồng: Thường vào đầu mùa mưa, khi đất đủ ẩm.
3.2. Chọn đất trồng  và xử lý đất:
Trồng trên đất có độ dốc từ 5% trở lên là tốt nhất, tránh trồng trên đất thoát nước kém, dể bị ứng trong mùa mưa.
Cày phơi ải bằng dàn cày 3 chảo hoạch 4 chảo, sau đó cày lại lần 2 bằng dàn cày 7 chảo làm cho đất tơi xốp. Xử lý cỏ dại và diệt mầm trước khi trồng.
3.3. Chọn giống: 
Tép giống phải là tép già được trồng 2 đến 4 năm tuổi. Số lượng giống 800 – 1.000 kg/ha.
Quy cách giống: Phần rể lấy dài 5cm, toàn bộ phần thân và thêm 5cm phần lá.
Trước khi trồng phải hồ rể bằng dung dịch gồm 20% phân chuồng, 20% bùn và 10% lần để kích thích rể nhanh phát triển.
3.4. Cách trồng: 
Mật độ trồng 20.833 hố/ha (hàng cách hàng 80cm, hố cách hố 60cm)
Làm đất xong, tiến hành rạch rảnh theo hàng trồng, hàng cách hàng 80cm, rảnh sâu 25cm,
Mỗi hố đặt 3 tép theo hình tám giác, mỗi tép cách nhau 10cm, hố cách hố 60cm, . Nếu trồng dày sẽ gây thiếu ánh sáng quang hợp, trồng thưa sẽ bị cỏ dại xâm lấn, hút hết dinh dưỡng, lá sả sẽ khô, còi, sâu, vàng úa.
3.5. Chăm sóc: Sau khi trồng, tiến hành tưới nước giữ ẩm để cây mau ra rễ và mọc mầm nhanh (nhất là khi trồng vào mùa khô). Sau khi trồng được 20-25 ngày, kiểm tra mật độ cây, nơi nào không mọc cần phải trồng dặm lại cho đủ mật độ quy định, khi cây mọc đều sau thời gian tiến hành làm cỏ, vun gốc.
3.6. Phân Bón: Chỉ bón phân chuồng hoạch phân vi sinh, không sử dụng bất kỳ một loại phân bón hóa học nào (theo chúng tôi quan sát thấy khi có đầu tư phân bón năng xuất cao hơn không đáng kể so với khi không đầu tư phân bón)
3.7. Thu hoạch: Thu hoạch sả lúc trời nắng, lá sả để tươi hoặc phơi héo để cất tinh dầu. Cây sả trồng sau 3.5 tháng  thu hoạch lứa đầu tiên và sau đó 50 ngày lại thu hoạch, liên tục 3-4 năm. Từ năm thứ hai, năng suất sẽ cao hơn năm đầu. Trông điều kiện chăm sóc bình thường, năng suất khoảng 10 - 12 tấn lá/ lứa/ ha, mỗi năm thu hoạch 6 lứa lá.
Thời điểm thu hoạch:
- Đợt 1: Sau khi trồng 3,5 đến 4 tháng thu được 3 tấn lá/ha
- Đợt 2: Sau khi trồng 5,5 đến 6 tháng thu được 6 tấn lá/ha
- Đợt 3: Sau khi trồng 7,5 đến 8 tháng thu được 8 tấn lá/ha
- Đợt 4: Sau khi trồng 9,5 đến 10 tháng thu được 10 tấn lá/ha
- Đợt 5: Sau khi trồng 11,5 đến 12 tháng thu được 11 đến 12 tấn lá/ha
Từ đợt này trở đi năng xuất sẽ ổn định cho đến hết năm thứ 3, bình quân mỗ năm 60 tấn đến 70 tấn lá.
4. Hiệu quả kinh tế của cấy sả Java:
4.1. Năm thứ nhất:
- Đợt 1: tháng thứ 4: 3 tấn lá x 2.000.000 đ = 6.000.000 đ
- Đợt 2 : tháng thứ 6: 6 tấn lá x 2.000.000 đ = 12.000.000 đ
- Đợt 3: tháng thứ 8: 8 tấn lá x 2.000.000 đ = 16.000.000 đ
- Đợt 4: tháng thứ 10: 10 tấn lá x 2.000.000 đ = 20.000.000 đ
- Đợt 5: tháng thứ 12: 11 tấn lá x 2.000.000 đ = 22.000.000 đ
Tổng thu: 76.000.000 đ
Chi phí nhân công cho mỗi đợt cắt lá trung bình 3.500.000 đ/đợt
Có 5 đợt cắt lá: 17.500.000 đ
Chi phí làm cỏ 1 đợt: 4.500.000 đ
Chi phí tưới: tưới 4 tháng, mỗi tháng tưới 3 lần, mỗi lần 14h/ha , mỗi giờ hết 1,2 lít dầu dierzen.
4 x 3 x 14 x 1,2 x 18.000  =  3.630.000 đ
Lãi ròng: 76.000.000 – 17.500.000 –  4.500.000 – 3.630.000 = 50.370.000 đồng
4.2. Năm thứ hai và năm thứ ba:
- Sáu đợt cắt lá, mỗi đợt 11 tấn lá, tổng thu = 132.000.000 đồng
- Chi phí nhân công cắt lá: 6 đợt x 3.500.000 đ = 21.000.000 đồng
- Chi phí tưới: 3.630.000 đồng
- Chi phí làm cỏ: 4.500.000 đồng
Lãi ròng: 132.000.000 – 21.000.000 – 3.630.000 – 4.500.000 = 102.870.000 đồng
5. Hình thức liên kết:
Hộ nông dân trồng, chăm sóc và thu hoạch lá của cây sả java và bán cho công ty tại điểm thu mua, công ty chịu trách nhiệm thu mua toán bộ lá sả cho hộ nông dân theo hình thức trả tiền mặt trong mỗi lần thu mua.
Thời hạn cam kết thu mua lá sả là 36 tháng tính từ thời điểm bắt đầu trồng.
Giá thu mua 2.000đồng/kg (cam kết thu mua giá ổn định 2.000 đồng/kg trong vòng 36 tháng).
Công ty đầu tư cho hộ nông dân nợ 100% số tiền mua giống sả ban đầu theo hình thức trả chậm (giá cây sả giống là 16.500 đồng/kg, số lượng giống cho mỗi ha khoảng 800kg đến 1.000kg). Từ đợt cắt lá thứ 5 trở đi, khi hộ nông dân bán lá sả công ty sẽ trừ dần phần đầu tư giống mà không tính lãi, mỗi đợt trừ không quá 30% số tiền bán lá sả.
Từ những điều cần biết trên, bà con Nhân dân cần có những lựa chọn, những định hướng mới trong công tác phát triển kinh tế gia đình.
                                                                                                                   Nguyễn Thị Hồng Trinh - CC VH - XH