No Slider camera item document in target location!

CHUYÊN MỤC

Kông Bơ La: Hướng dẫn tái đàn sau khi công bố hết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Kbang

(ngày đăng bài: 10/09/2019)
Hiện nay trên địa bàn thị trấn Kbang đã hết dịch tả lợn châu phi, nhằm thực hiện tái đàn đem lại hiệu quả kinh tế phục hồi sản xuất ngành chăn nuôi.

Nay ủy ban nhân dân xã thông tin một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi như sau:
1. Thời gian thực hiện tái đàn:
- Đối với đàn lợn: Thời điểm tái đàn sau dịch là 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
- Đối với các loại động vật khác: Trong điều kiện không thực hiện tái đàn lợn có thể chuyển sang nuôi các loại động vật khác thay thế lợn như bò, dê, gà...
2. Chuồng trại chăn nuôi:
Chuồng nuôi cần được đặt ở vị trí cao, đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; thực hiện nuôi nhốt, không nuôi thả rông, không nuôi nhốt dưới nhà sàn, phải tách biệt với khu vực sinh hoạt của gia đình và dân cư xung quanh.
Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc; có biện pháp ngăn chặn côn trùng, vật chủ trung gian khác truyền bệnh;
3. Nguồn gốc con giống:
Lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh; có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Dich tả lợn Châu Phi (đối với trường hợp lợn xuất phát từ vùng dịch).
4. Phương thức chăn nuôi:
- Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
- Nên áp dụng phương thức nuôi khô, không sử dụng nước tắm cho lợn. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường phòng, chống dịch.
- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn; không sử dụng thức ăn thừa;
- Hạn chế tối đa người, phương tiện ra, vào khu vực chuồng nuôi; trước và sau khi vào, ra khu vực chăn nuôi phải được khử trùng.
- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng:
Cần quét dọn rửa chuồng hàng ngày, sau khi vệ sinh cơ giới xong phun thuốc sát trùng, định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/ tháng.
+ Phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất nhất 2 lần/ tuần.
- Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn vào nuôi.
5. Quản lý dịch bệnh:
Các hộ chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, khi phát hiện con vật nghi bệnh, bị bệnh phải được cách ly ngay để tránh phát tán bệnh trong chuồng nuôi, ngăn chặn không cho mầm bệnh phát tán ra ngoài và truyền đi nơi khác bằng cách không buôn bán, vận chuyển, giết mổ...hạn chế người, phương tiện ra vào khu vực có lợn mắc bệnh.
Chủ động tiêm phòng các loại vắc xin cho lợn như Tụ huyết trùng, Dịch tả, LMLM.. theo quy trình chăn nuôi; thời gian, liều lượng, đường đưa vắc xin vào cơ thể theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin; hoặc tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo các kế hoạch tiêm phòng của địa phương.
Trong trường hợp có dịch bệnh, phải khai báo ngay với chính quyền địa phương qua công chức ĐC NN&MT xã để được hướng dẫn cách tiêu hủy, phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Nguyễn Thị Hồng Trinh
 
 
 Hiện nay trên địa bàn thị trấn Kbang đã hết dịch tả lợn châu phi, nhằm thực hiện tái đàn đem lại hiệu quả kinh tế phục hồi sản xuất ngành chăn nuôi.
Nay ủy ban nhân dân xã thông tin một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi như sau:
1. Thời gian thực hiện tái đàn:
- Đối với đàn lợn: Thời điểm tái đàn sau dịch là 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
- Đối với các loại động vật khác: Trong điều kiện không thực hiện tái đàn lợn có thể chuyển sang nuôi các loại động vật khác thay thế lợn như bò, dê, gà...
2. Chuồng trại chăn nuôi:
Chuồng nuôi cần được đặt ở vị trí cao, đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; thực hiện nuôi nhốt, không nuôi thả rông, không nuôi nhốt dưới nhà sàn, phải tách biệt với khu vực sinh hoạt của gia đình và dân cư xung quanh.
Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc; có biện pháp ngăn chặn côn trùng, vật chủ trung gian khác truyền bệnh;
3. Nguồn gốc con giống:
Lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh; có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Dich tả lợn Châu Phi (đối với trường hợp lợn xuất phát từ vùng dịch).
4. Phương thức chăn nuôi:
- Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
- Nên áp dụng phương thức nuôi khô, không sử dụng nước tắm cho lợn. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường phòng, chống dịch.
- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn; không sử dụng thức ăn thừa;
- Hạn chế tối đa người, phương tiện ra, vào khu vực chuồng nuôi; trước và sau khi vào, ra khu vực chăn nuôi phải được khử trùng.
- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng:
Cần quét dọn rửa chuồng hàng ngày, sau khi vệ sinh cơ giới xong phun thuốc sát trùng, định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/ tháng.
+ Phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất nhất 2 lần/ tuần.
- Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn vào nuôi.
5. Quản lý dịch bệnh:
Các hộ chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, khi phát hiện con vật nghi bệnh, bị bệnh phải được cách ly ngay để tránh phát tán bệnh trong chuồng nuôi, ngăn chặn không cho mầm bệnh phát tán ra ngoài và truyền đi nơi khác bằng cách không buôn bán, vận chuyển, giết mổ...hạn chế người, phương tiện ra vào khu vực có lợn mắc bệnh.
Chủ động tiêm phòng các loại vắc xin cho lợn như Tụ huyết trùng, Dịch tả, LMLM.. theo quy trình chăn nuôi; thời gian, liều lượng, đường đưa vắc xin vào cơ thể theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin; hoặc tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo các kế hoạch tiêm phòng của địa phương.
Trong trường hợp có dịch bệnh, phải khai báo ngay với chính quyền địa phương qua công chức ĐC NN&MT xã để được hướng dẫn cách tiêu hủy, phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Nguyễn Thị Hồng Trinh - CC VH - XH