No Slider camera item document in target location!

CHUYÊN MỤC

Default news teaser image
Tuyên truyền trách nhiệm của nhà trường và gia đình trong việc quản lý học sinh trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid-19
Thưa quý khán giả, ngày 15/02/2020 UBND tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 321/UBND-KGVX về việc tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, UBND xã đề nghị.


Default news teaser image
Bài tuyên truyền về bệnh tay chân miêng
Thưa quý vị và các bạn!
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lưu hành tại 63 tỉnh thành, bẹnh xảy ra quanh năm và thường ghi nhận số ca mắc tăng cao vào các tháng 9,10,11. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2019 đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong thời gian tới, bệnh tay chân miệng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng do trẻ em, học sinh tập trung vào năm học mới, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi học tập, vui chơi của trẻ chưa được đảm bảo, đặc biệt tại các trườn mầm non.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất các trường hợp mắc và tử vong, khống chế không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.
Nay UBND xã thông tin đến bà con những điều cần biết về bệnh tay chân miệng như sau: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi, bệnh rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại biến chứng gây nên viêm màng não, viêm cơ tim … có thể gây tử vong. Vì vậy các gia đình có trẻ em cần nắm chắc thông tin về căn bệnh này để biết cách phòng bệnh.
Trẻ bị tay chân miệng có triệu chứng mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, nôn ói nhiều, run chi đi loạng choạng, ngũ hay bị giật mình, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C. Bệnh gây lét miệng gây đau khi ăn, lên bóng nước vùng mông, gối, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, phù phổi và viêm cơ tim có thể tử vong, bệnh diễn biến rất nhanh có thể trong 24 giờ. Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm não, màng não và đưa trẻ đến bệnh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế, nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây:
- Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước.
- Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
- Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: Dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tư thế, đi loạng choạng, chới với, co giật, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Nguyễn Thị Hồng Trinh


Default news teaser image
Tuyên truyên dịch tả lợn châu phi
Ngày 03/08/2019 UBND huyện Kbang ra quyết định số 617 về việc công bố dịch đối với dịch tả lợn châu phi trên địa bàn thị trấn Kbang. Như vậy trên địa bàn thị trấn Kbang đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu phi. Bệnh dịch tả lợn châu phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi loại lợn. Bệnh không lây truyền qua người, do đó vẫn sử dụng thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ lợn bình thường. Tuy nhiên để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên đàn lợn, người dân cần tuyệt đối mua và bán thịt lợn sạch đã qua kiểm tra và có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y. Không mua lợn thịt chưa qua kiểm soát giết mổ, lợn không rỏ nguồn gốc bán trôi nổi tại các thôn, làng sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
UBND xã đề nghị các hộ chăn nuôi, giết mổ, mua bán lợn, các sản phẩm từ lợn và Nhân thực hiện tốt 5 không “không được giấu dịch; không mua bán vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; không bán chạy, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn bừa bãi ra môi trường làm lây lan dịch bệnh; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi”.
Nếu thấy lợn có triệu chứng sốt, không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím,...báo về UBND xã để có biện pháp xử lý kịp thời.


Default news teaser image
Bài tuyền truyền VSATTP nhân dịp tết trung thu
Tết Trung thu đang tới gần, vì vậy nhu cầu của người tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu là rất cao. Tuy nhiên từ các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ các nguyên nhân sau:
Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên vào dịp Tết Trung thu năm nào cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất loại bánh này. Phần lớn các cơ sở có tên tuổi đều đảm bảo được quy định sản xuất an toàn cho các loại bánh. Tuy nhiên một số cơ sở nhỏ, thủ công đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở sản xuất chật hẹp, nhân viên không được khám sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch.
Nhằm vào thị hiếu của trẻ em, nhiều cơ sở sản xuất các loại bánh hình các con vật nhiều màu sắc từ các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, gây độc hại cho người ăn.
Nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xườn...là những thứ dễ bị ô nhiễm và cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi phát triển.
Tình trạng sản xuất bánh Trung thu giả vẫn đang tồn tại : giả cả về nhãn mác và giả cả về chất lượng, về nguồn gốc xuất xứ, kiểu dáng công nghiệp....Một số cơ sở sản xuất bánh Trung thu chỉ ghi hạn dùng đến ngày nào đó mà chưa ghi ngày sản xuất, nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Với bánh dẻo, trung bình hạn dùng chỉ từ 8-10 ngày, với bánh nướng có thể tới 20-30 ngày.
Trên thị trường đã xuất hiện bánh Trung thu của Trung quốc, tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận... đường tiêu hóa nói chung. Nguy hiểm nhất là người ăn không nhận biết được hậu quả của nó, ăn vẫn thấy ngon” cần cảnh giác với các yếu tố độc hại có thể có như chất bảo quản, phẩm màu độc hại, sự hư hỏng biến chất bên trong.”
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM BÁNH TRUNG THU
Bánh trung thu ngon, còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thường có mặt bánh vàng đều, da bánh mỏng, nhân khi cắt ra không rớt.
Nên mua bánh Trung thu ở các cơ sở có tên tuổi đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan y tế và phải xem xét kỹ nhãn mác của bánh phải ghi đầy đủ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.
Bánh Trung thu để lâu hoặc ở môi trường nóng, ẩm rất dễ bị mốc, hư hỏng nên cũng phải kiểm tra trước khi mua dù thời hạn sử dụng vẫn còn.
Không mua, không sử dụng bánh Trung thu không nhãn mác.
Vậy kính mong nhân dân cũng như các bậc phụ huynh tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm tốt nhất trong mùa tết trung thu.
Sưu tầm


Default news teaser image
Bài tuyên truyền "tháng hành động an toàn thực phẩm" năm 2019

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương.
Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm.Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè.
 Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2019 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho người tiêu dùng; đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống, nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh.Vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như: nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, tiểu thương, người tiêu dùng.
Đối với người tiêu dùng: Trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình thường dùng một lượng lớn thực phẩm gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, quả đến các loại đồ ăn chế biến sẵn...Vì vậy nên chọn mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xem kỹ thời hạn sử dụng, có dấu kiểm nghiệm của Y tế và cần tuân thủ các nguyên tắc sau.
1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Nên tránh thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2. Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. 5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.   
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. 
Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.    9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn,tủ kính, lồng bàn… đó là những cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.   
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.
 Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.   
Tích cực hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2019 với chủ đề 
“Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội./.

Sưu Tầm



Default news teaser image
Bài tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm
Kính thưa quý vị!
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.
Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.
Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
Ðại bộ phận thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta đều sản xuất ở nông thôn: gạo, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, rau, củ, quả… Gần đây một phần do cơ chế thị trường, nhiều người chạy theo lợi nhuận, lợi dụng tình hình công tác kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc cũng có thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, do "điếc không sợ súng", do thói quen làm bừa làm ẩu nên nhiều người đã không chấp hành những quy định về sử dụng hoá chất trừ sâu, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, các hoá chất bảo quản thực phẩm, các phụ gia cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm mầu sắc, mùi vị hấp dẫn của các món ăn.
Các hoá chất này hoặc là các chất độc không được phép sử dụng hoặc dùng quá liều lượng cho phép nên đã gây ngộ độc cấp tính, gây đau bụng đi lỏng, có trường hợp tử vong hoặc mỗi ngày tích luỹ lại một ít ở trong cơ thể gây ngộ độc kéo dài, gây ung thư.
Bên cạnh những ngộ độc do hoá chất kể trên, còn nhiều vụ ngộ độc khác thường xảy ra vào mùa hè do thực phẩm nhất là thịt bị nhiễm vi sinh vật: thịt súc vật ốm, chết, thịt băm, thái rồi không nấu ngay, nấu rồi không ăn ngay để trong điều kiện mất vệ sinh, thời tiết nóng rất thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là tay những người nấu và chế biến thức ăn không được sạch, có mụn nhọt và vi trùng ở các mụn nhọt này gây ô nhiễm thức ăn và gây ra các bệnh ngộ độc thức ãn. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài giờ đến 1-2 ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Thoạt đầu người bệnh thấy nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn. Sau đó nôn mửa, đau bụng, đại tiện lỏng nhiều lần, sốt trên dưới 39 độ C. Những trường hợp nặng người bệnh bị nôn mửa và tiêu chảy nhiều, bị mất nước, trụy tim mạch, hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong.
Ðể đề phòng các hậu quả xấu nói trên, cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm
Các gia đình ở nông thôn không sản xuất, đưa bán ra thị trường những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính quyền các cấp đặc biệt là chính quyền xã cần vận động nhân dân sản xuất – trước mắt là rau ăn - đảm bảo không bón quá nhiều phân đạm, không phun quá nhiều hoá chất trừ sâu, không tưới phân tươi, rau bán cũng như rau trồng để nhà ăn, đảm bảo an toàn như nhau.
Giáo dục nhân dân - đặc biệt là các bà nội trợ – những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn. Chú ý chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, đậu lạc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp.
Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc nhờn mỡ để lau khô bát đũa.
Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá, dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín không ăn ngay để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại.
Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản – không dùng thớt thái thịt chín với thớt thái thịt sống. Thịt chín đểăn ngay và thịt sống phải qua nấu nướng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến nấu ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.
- Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
- Giữ gìn về sinh môi trường nơi ăn và chế biến thực phẩm: xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm.
- Nơi ăn sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao, tránh bụi bẩn, thức ãn bầy sẵn có lồng bàn che đậy phòng ruồi, nhặng.
- Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.
Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống: Món ăn đã được nấu nướng ngon lành, sạch sẽ, an toàn đưa đến người ăn. Người ăn phải đảm bảo không gây bệnh nơi bàn tay bẩn, bát đũa ăn không sạch, ãn uống vô độ, ăn quá nhiều gây bội thực, uống rượu bia quá nhiều gây cảnh say rượu nói bậy, nôn mửa mất vệ sinh và thiếu văn hoá.
Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình.
 Nguyễn Thị Hồng Trinh


Default news teaser image
Tuyên truyền vận động người dân đăng ký đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hạng A4
      Máy kéo nhỏ là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng); máy kéo là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng; giấy phép lái xe hạng A4 cấp cho người lái máy kéo, máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
      Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta có trên 37.700 xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; hầu hết người dân chưa qua đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe máy kéo nhỏ hạng A4, trong đó có trên 60% là người đồng bào dân tộc thiểu số.
      Với số lượng phương tiện trên, hàng ngày người dân vẫn đang sử dụng, chủ yếu dùng vào phục vụ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và là lực lượng vận tải hết sức quan trọng mà hiện nay chưa có loại phương tiện hữu hiệu nào có thể thay thế mà phù hợp với địa bàn và tình hình sản xuất hiện nay của người dân. Tuy nhiên, việc người dân sử dụng loại phương tiện này có rất nhiều vi phạm, trong đó chủ yếu tập trung vào các vi phạm sau: chở người trên thùng hàng, người điều khiển phương tiện chưa được đào tạo, sát hạch cấp GPLX …Loại phương tiện này cũng là đối tượng luôn tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông, thực tế thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ TNGT trên địa bàn do xe máy kéo nhỏ gây ra, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn diễn biến phức tạp (theo thống kê của Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh, tai nạn giao thông liên quan đến loại phương tiện này trong năm 2018 so với năm 2017 tăng 11,76% số vụ, giảm 6,67% số người chết, tăng 81,25% số người bị thương).
       Để tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông do máy kéo nhỏ gây ra, tất cả người dân có sử dụng các loại máy kéo nêu trân cần đăng ký đào tạo, sát hạch cấp GPLX máy kéo nhỏ hạng A4.
 Nguyễn Thị Hồng Trinh


Default news teaser image
Tuyên truyền phòng chống thiên tai khi thời tiết chuyển mùa
     Trong thời gian gần đây thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường, trong đó dông lốc, sét và mưa đá xảy ra ở hầu khắp các vùng miền trên cả nước gây thiệt hại lớn về người và tài sản (từ năm 2012 đến năm 2016, mỗi năm có khoảng 50 người chết).
    Tổng hợp tình hình thực tiễn và nhận định xu thế thời tiết thủy văn, trong thời gian chuyển mùa, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Dông, lốc, sét và mưa đá thường xuyên xảy ra với cấp độ mạnh và phạm vi rộng. Để phòng tránh và giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra mọi người dân cần hiểu về cơ chế hình thành và phạm vi ảnh hưởng của nó. Đặc biệt ở khu vực tỉnh Bình Dương những tháng chuyển mùa, đầu và cuối mùa mưa, sau các đợt giảm mưa thường hay xảy ra thời tiết cực đoan như lốc xoáy, mưa đá…
     Lốc xoáy là hiện tượng thời tiết cực đoan thường xảy ra vào khoảng các tháng 3, 4, 5, và lốc xoáy thường phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy. Lốc xoáy cũng có khi sinh ra từ một dải gió giật mạnh hay từ một cơn bão.
     Tuy nhiên, phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt là mây giông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.
     Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn dông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung. Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.
     Nếu lốc xoáy quét qua nhà, mọi người cần chạy xuống hầm để tránh, hoặc tìm vật gì đó che đầu cẩn thận. Một số chuyên gia khác cho rằng mọi người nên trú ẩn tại các tòa nhà kiên cố, không nên ở nhà tạm hoặc dưới bóng cây. Nếu ở ngoài đường, mọi người nên chui xuống rãnh hoặc mương và che đầu.
      Mưa đá: Vào mùa nóng ẩm, nắng gay gắt, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh, rất không ổn định. Lúc này hiện tượng đối lưu mãnh liệt phát sinh, tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá.
Đồng thời dòng khí đi lên trong đám mây cũng rất mạnh, đủ để nâng đỡ những hạt băng lớn hình thành và lớn dần lên trong mây, khiến chúng tiếp tục kết hợp với bông tuyết hay giọt nước nhỏ trên đường đi, cuối cùng trở thành cục băng có cấu tạo nhiều lớp trong và đục xen kẽ nhau. Khi cục băng lớn tới một mức độ mà dòng khí đi lên không còn đủ sức nâng đỡ nữa thì sẽ rơi xuống đất, gây ra trận mưa đá.
     Với mỗi chuyến đi lên và đi xuống như vậy, hạt mưa đá lại được bổ sung thêm các chất mới. Khi quan sát mặt cắt ngang một hạt mưa như vậy, ta sẽ thấy các lớp giống như vòng tuổi của cây, cho biết nó đã thực hiện bao nhiêu chuyến đi "khứ hồi".
      Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 - 30 phút. 
Hình dạng, kích thước của viên nước đóng băng trong mưa đá thường rất khác nhau, hay gặp nhất là hình cầu, nón, thấu kính lồi, khối đa diện và một vài hình thù dị dạng khác; đường kính từ khoảng 0,5mm tới vài ba chục mm; trọng lượng từ vài gam đến vài trăm gam. Mưa đá thường chỉ xảy ra khi có dông, song không phải trong cơn dông nào cũng có mưa đá. Tần suất xuất hiện mưa đá trong cơn dông chỉ vào khoảng 10%.
     Mưa đá rơi trong khí quyển với vận tốc rất lớn. Vận tốc rơi tăng tỷ lệ với kích thước, trọng lượng của viên đá và dao động trong khoảng 30 - 60m/s, cá biệt có thể tới 90m/s. Với vận tốc như vậy, các cục băng rơi xuống các đồ vật hay thảm thực vật có thể để lại những dấu vết và gây ra nhưng tiếng ồn tương đương với tiếng tầu hỏa hay xe tải nặng, hoặc xe bánh xích đi qua cầu.
      Mưa đá là hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm và chỉ giảm dần khi mùa mưa đến, tức là khoảng hết tháng 5. Người dân có thể nhận biết được mưa đá chuẩn bị xảy ra dựa vào một vài đặc điểm như: Ban ngày có giông mạnh, mây đen kịt trên bầu trời; ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột... Nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi rất nhanh là lúc mưa đá đã kéo đến. Mọi người cần tìm ngay cho mình chỗ nấp an toàn.
      Sét: Sét (hay còn gọi là sự phóng điện dông) là một nguồn điện từ mạnh phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nguyên nhân làm xuất hiện sét là do sự hình thành các điện tích khối lớn. Nguồn sét chính là các đám mây mưa dông mang điện tích dương và âm ở các phần trên và dưới của đám mây, chúng tạo ra xung quanh đám mây này một điện trường có cường độ lớn.
     Sự hình thành các điện tích khối với các cực tính khác nhau trong đám mây (hay còn gọi là sự phân cực của đám mây) có liên quan đến sự ngưng tụ do làm lạnh hơi nước của luồng không khí nóng đi lên, tạo ra các ion dương và âm (các trung tâm ngưng tụ) và liên quan đến cả sự phân chia các giọt nước mang điện trong đám mây dưới tác dụng mạnh của luồng không khí nóng đi lên. Trên mặt đất bên dưới đám mây sẽ tập trung các điện tích trái dấu với ion tập trung bên dưới đám mây.
     Nhà kho, nhà chờ xe buýt và các công trình không có bộ phận chống sét là những mục tiêu dễ bị sét đánh, vì thế mỗi người nên tìm đến một tòa nhà lớn, nơi mà các hệ thống dây điện, ống nước sẽ trực tiếp hấp thụ điện tích của sét.
     Các chuyên gia lưu ý mọi người hãy nhớ rằng lốp xe và đế giày cao su hầu như không giúp bảo vệ chúng ta khỏi sét đánh.
     Nếu gặp sấm sét khi đang ở một khu rừng, mọi người hãy tìm vị trí thấp dưới những cây nhỏ để trú ẩn, tránh đứng cạnh những cây cao, vì sét luôn có xu hướng tấn công vào những cây cao nhất.
      Nếu đang ở một khoảng đất trống, bạn hãy tìm đến vị trí thấp, như thung lũng hoặc khe núi (nhưng hãy cảnh giác với lũ quét). Nếu bạn đang ở trên một chiếc thuyền, hãy tiến vào bờ càng nhanh càng tốt.
Nếu bạn thấy mái tóc mình dựng đứng có nghĩa là bạn rất dễ bị sét tấn công. Lúc này bạn hãy ngồi xổm, dùng tay bịt tai lại để giảm tác hại đến thính lực và gục đầu vào hai đầu gối.
      Không được nằm duỗi thẳng trên mặt đất, vì bạn phải hạn chế tối đa sự tiếp xúc với mặt đất để giảm lượng điện tích truyền xuống đất qua cơ thể.
      Nếu gặp nạn nhân bị sét đánh, hãy hỗ trợ họ ngay lập tức vì sau khi bị sét đánh, nạn nhân không còn mang điện tích và không hề nguy hại cho bạn.
Nguyễn Thị Hồng Trinh 
 


Default news teaser image
Bài tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm nhân dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019
           Thưa quý vị và các bạn!
          Còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019. Nhằm góp phần giúp người dân đón tết vui tươi, an toàn. Các biện pháp tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết đang được Ban chỉ đạo VSATTP  xã triển khai ráo riết.
          Tết Nguyên đán là thời điểm thị trường thực phẩm sôi động nhất trong năm cả về sức mua lẫn sức bán. Đây chính là thời điểm có nhiều vi phạm về VSATTP xảy ra do vấn đề lợi ích kinh tế từ phía các đơn vị sản xuất kinh doanh và do cả sự chủ quan, thiếu kiến thức trong việc lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng. Nắm rõ thực trạng đó, BCĐ VSATTP xã đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bảo đảm VSATTP trên địa bàn xã để góp phần cho người dân đón tết vui tươi, an toàn.
          Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo VSATTP trong dịp tết chỉ thực sự đạt kết quả cao khi bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cũng cần tích cực phát huy vai trò trong việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm. 
           Do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong dịp tết, đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt, chả, mứt bánh kẹo, rượu, nước giải khát… của người dân tăng đột biến, thị trường thực phẩm tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi lưu thông đánh lừa người tiêu dùng. 
           Do đó, mỗi người dân hãy luôn là người tiêu dùng thông thái khi chọn mua và sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc, ôi thiu và có mùi khó chịu. Thực phẩm tươi sống có màu sắc, mùi tự nhiên. Các loại rau, củ, quả, trái cây cần cảnh giác với những sản phẩm có bề ngoài trơn láng, căng mọng, to đều, vỏ ngoài nhẵn nhụi, mỡ màng… vì có thể đó là sản phẩm có sử dụng hóa chất bảo quản không cho phép trong thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. 
           Bên cạnh đó, người dân cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Đặc biệt, trong dịp tết, nhu cầu mua và sử dụng rượu của người dân rất cao, để đảm bảo an toàn, cần cảnh giác khi chọn mua các sản phẩm rượu pha chế trên thị trường hiện nay vì nguy cơ sử dụng cồn công nghiệp ở các loại rượu pha chế là rất lớn.
Một điều quan trọng là người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATVSTP để cơ quan chức năng có biện pháp giám sát và kịp thời ngăn chặn.    
           Trong trường hợp sau khi sử dụng thực phẩm nếu thấy có biểu hiện của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn mửa, sốt, tiêu chảy… cần đến các cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời để bảo vệ sức khỏe và tránh sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
          Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng mọi người dân cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm:
          1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn. 
         2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C. 
        3. Ăn ngay sau khi nấu:  Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ  bị  nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. 
        4.  Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. 
         5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại. 
       6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
        7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. Nếu tay có  vết  thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn. 
        8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. 
        9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
        10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Thưa quý vị và các bạn, chương trình đài phát thanh xã Kông Bờ La đến đây là kết thúc, xin mời quý vị và các bạn nghe chương trình tiếp sóng Đài tiếng nói Việt nam.
 Nguyễn Thị Hồng trinh
 


 |<  <  1 2 3 >  >|