CHUYÊN MỤC

gt-(1).jpg

 
 

Quá trình hình thành và phát triển của xã: 
Xã Nghĩa An được thành lập vào tháng 10 năm 1975 dân số chỉ khoản hơn 210 hộ, lúc này được chia thành 3 thôn đó là: thôn 1, thôn 2, thôn 3; đến 1985 tách thôn 3 thuộc về UBND xã đông chỉ còn lại hai thôn:  thôn 1 và thôn 2. Đến năm 1995 xã Nghĩa An được chia thành 7 bản, đó là bản Quao, bản Lợt, bản Quyết Thắng, bản Hà Màu, bản ĐăkGiang I, bản ĐăkGiang II, bản ĐăkGiang III với dân số 517 hộ = 2.985 khẩu; đến năm 2003 dân số có 714 hộ = 3457 khẩu. Cơ cấu tổ chức có Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Trạm xá, 02 trường học. Khi mới thành lập cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nơi làm việc còn thiếu thốn, bố trí nơi làm việc còn ghép nhiều bộ phận chung một phòng với nhau.
Đến năm 2003 - 2004  Được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đầu tư xây dựng Trụ sở HĐND- UBND xã trị giá trên 500 triệu đồng đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng cho đến nay. Dân số có 817 hộ = 3653 khẩu. Đến năm 2009 được thành lập thôn 5 kinh và 2 làng cho đến nay.
Hiện nay, toàn xã có 972 hộ, 4012 khẩu; có 5 thôn, 02 làng; Cơ cấu tổ chức có Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Trạm Y tế, 03 trường học (Trường Mẫu giáo xã Nghĩa An,Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, Trường THCS Lê Hồng Phong). Các tổ chức chính trị xã hội có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 04 tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh). Ngoài ra, còn có các tổ chức xã hội như: Hội Người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học. Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội đều được thành lập ở 7 thôn, làng.

Thông tin về địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên, văn hóa, di tích … :
 * Xã Nghĩa An được thành lập tháng 10 - 1975, là xã vùng 2 có vị trí địa lý thuộc phía Đông Nam huyện Kbang, trung tâm xã cách trung tâm huyện Kbang khoảng 8 km; cách trung tâm thị xã An Khê 22 km; cách thành phố PleiKu khoản 104 km theo hướng đường quốc lộ 19 về phía Đông Nam.
          Phía Bắc giáp xã Đông, huyện Kbang.
          Phía Nam giáp xã Tú An, Thị xã An Khê.
Phía Đông giáp xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, Tỉnh Bình Định.
          Phía Tây giáp xã Đăk Hlơ, huyện Kbang.
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.539,67 ha, trong đó tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 2.414,10 ha; đất phi nông nghiệp là 128,82 ha.
          * Xã Nghĩa An có khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm vừa mang khí hậu cao nguyên, một năm có hai mùa nắng mưa rõ rệt; nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C, lượng mưa trung bình khoảng 1.350mm. Thường xuyên hạn hán kéo dài trong mùa khô và lũ lụt, dư thừa nước trong mùa mưa.
* Điều kiện tự nhiên và xã hội:
Xã Nghĩa An là một xã vùng II với cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính và buôn bán dịch vụ 15%.  tổng diện tích đất tự nhiên là 3.539,67 ha, trong đó tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 2.414,10 ha; đất phi nông nghiệp là 128,82 ha.
Có 7 thôn, làng, trong đó 6 thôn, 2 làng dân tộc Ba na. Toàn xã có 972 hộ với 4012  nhân khẩu; có 4 dân tộc anh em ở nhiều tỉnh thành hội tụ về đây làm ăn sinh sống; là một xã chuyên canh cây nông nghiệp, không có hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, đường giao thông đi lại khó khăn trong mùa mưa.
* Văn hóa, di tích của xã:
Là xã tập hợp nhiều người dân trên mọi miền của tổ quốc, có 5 thôn người kinh và 2 làng đồng bào Bana nên rất đa dạng về các bản sắc văn hóa dân tộc: Kinh, mường, Jrai  và đặc biệt có hơn 224hộ =  821khẩu người đồng bào Bana luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên địa bàn xã, có 01 Nhà văn hóa xã, 5 nhà văn hóa thôn, 2 nhà rông. Trong đó, 01Nhà văn hóa xã và 5 nhà Văn hóa thôn, làng đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTT&DL. Riêng 02 Nhà rông văn hóa của Làng lợt, làng kuao luôn được bà con trong làng giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo hàng năm, là nơi để mọi người dân trong làng tổ chức các kỳ họp làng, sinh hoạt, văn nghệ, là nơi trưng bày những thành tích đạt được và cất giữ các giá trị văn hóa như cồng chiêng…
Trong những năm qua xã thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con trong thôn, làng giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc; đặc biệt là người đồng bào dân tộc Bana tại làng lợt như: Lưu giữ và bảo tồn cồng chiêng, có nghệ nhân biết chỉnh chiêng là: ông Đinh Đi, lưu giữu tạc tượng nhà mồ, đan lát, dệt thổ cẩm, truyền cho con cháu, thế hệ trẻ cách đánh cồng chiêng để giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Ngoài ra năm 1991 xã được công nhận 01 khu di tích lịch sử “Vườn mít cánh đồng cô hầu” đạt cấp Quốc gia địa điểm thuộc địa giới hành chính thôn 2, cách trung tâm xã nghĩa An 6km về phía đông.