CHUYÊN MỤC

Đảng ủy xã Nghĩa An: Tăng cường giám sát đối với việc rèn luyện đạo đức của cán bộ chủ chốt và đảng viên

(ngày đăng bài: 24/09/2018)
        Ngày 8/8/2018, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Nghĩa An đã triển khai Kế hoạch số 55- KH/ĐU về thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trên địa bàn xã.
 
IMG20180915101735.jpg
Đồng chí Võ Văn Hải- Bí thư Đảng ủy xã tham gia xây dựng “Con đường hoa” cùng bà con nhân dân làng Lợk. Ảnh: Hoàng Oanh

        Theo đó, nội dung giám sát tập trung vào các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Việc thực hiện chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên. Nhận diện đúng 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. 19 điều đảng viên không được làm và những việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 
        Chủ thể giám sát là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt và các tổ chức chính trị - xã hội; phản ảnh, kiến nghị đến cấp ủy, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan có thẩm quyền về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
        Phạm vi giám sát là tập trung giám sát người đứng đầy, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên, công chức thuộc phạm vi quản lý của Cấp ủy, Chính quyền địa phương ở nơi làm việc; giám sát cán bộ, đảng viên sinh hoạt, cư trú trên địa bàn dân cư. Trường hợp phát hiện cán bộ, đảng viên không thuộc cấp ủy cùng cấp quản lý có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống thì chủ thể giám sát báo cáo, phản ánh cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, đảng viên xem xét.
        Hình thức giám sát thông qua quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Thông qua tiếp nhận thông tin báo cáo, phản ánh của các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên và Nhân dân; dư luận xã hội, cơ quan truyền thông đại chúng.
        Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Có thể tổ chức giám sát ngoài kế hoạch khi cần thiết. Chương trình, kế hoạch giám sát phải được thống nhất với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan và xin ý kiến cấp ủy cùng cấp trước khi triển khai thực hiện. Khi phát hiện hoặc tiếp nhận báo cáo, phản ánh, kiến nghị về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các đoàn thể chính trị - xã hội báo cáo bằng văn bản hoặc phản ánh trực tiếp với cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp để xem xét, xử lý. Giám sát trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị; qua đơn, thư khiếu nại, tố cáo, thông tin phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên và Nhân dân; qua dư luận xã hội và phản ánh của các cơ quan truyền thông.
        Về tiếp nhận, xử lý thông tin giám sát, Quy định số 124 cũng nêu rõ khi phát hiện hoặc tiếp nhận báo cáo, phản ánh về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội báo cáo bằng văn bản hoặc phản ánh trực tiếp với cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp để xem xét, xử lý.Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi tiếp nhận báo cáo, phản ánh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xem xét, giải quyết. Chậm nhất 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, phản ánh của chủ thể giám sát, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết đến chủ thể giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Nếu vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp xác định cán bộ, đảng viên có vi phạm thì cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, xử lý theo quy định./.
Hoàng Oanh