CHUYÊN MỤC

ttgd.png
Là xã cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào các cây mũi nhọn như mía, bắp, lúa …Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước từ các chương trình chính sách lớn như: Chương trình 132, 159, 134, 135, 167, IFAD, 755 và chương trình xây dựng nông thôn mới… đã giúp cho tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân của địa phương từng bước được nâng lên rõ rệt và ngày càng ổn định vững chắc.
Tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của HĐND, sự điều hành, quản lý của UBND xã.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lịch sử truyền thống vẻ vang, văn hóa các dân tộc đặc sắc, tinh thần đoàn kết một lòng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã. Nhân dân yên tâm sản xuất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương cộng với sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng, có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng cải cách hành chính cho nên đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển. Đó chính là những cơ sở vững chắc để xã Tơ Tung vững vàng cùng toàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai và cả nước bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo mục tiêu mà Đảng bộ và nhân dân xã Tơ Tung quyết tâm phấn đấu, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
          Tuy nhiên, bên cạnh những thuân lợi vẫn còn một số thực trạng khó khăn của xã đó là: Là một xã có địa bàn rộng, dân số sống không tập trung, trình độ dân trí còn thấp, trên 85% là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân ở mức thấp; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18,79 %. Với những đặc điểm khó khăn trên, nên không gặp ít nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện.
          Từ tháng 4/2017 trở về trước xã Tơ Tung thuộc xã vùng III, đến tháng 5/2017 xã Tơ Tung là xã vùng II (theo Quyết định 582/QĐ - TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
          Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện thường xuyên và xuyên suốt, đặc biệt là sự giúp đỡ của các phòng ban huyện. Đã giúp cho Ủy ban nhân dân xã hoàn thành tốt công tác triển khai thực hiện kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã.
          3.2 Văn hóa, di tích
          Cùng với văn hóa cồng chiêng, sử thi, những làn điệu dân ca của người Bah nar và những bài then, lượn của người Tày, Nùng từ phía Bắc vào sinh sống đã làm phong phú thêm vốn văn hóa dân gian Tơ Tung.
          Tơ Tung tự hào là quê hương Anh hùng Núp, nơi có làng kháng chiến Sơ Tơr đã được Bộ trưởng Bộ văn hóa và thông tin công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 218/QĐ - BT, ngày 23/3/1993. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, kiên cường trước kẻ thù xâm lược, sức chiến đấu bền bỉ, dẻo dai của nhân dân Tơ Tung nói chung, làng Kháng chiến Sơ Tơr, Anh hùng Núp nói riêng, chính là nguyên mẫu để nhà văn Nguyên Ngọc viết nên tác phẩm nổi tiếng “Đất nước đứng lên”. Những tên đất, tên người ấy đã không chỉ là những cái tên bất hủ trong lòng dân tộc Việt Nam, mà còn có sức truyền cảm mạnh mẽ đến toàn thể các nước trên thế giới.
          Phát huy truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, nền văn hóa giàu bản sắc, tinh thần đoàn kết thống nhất và niềm tin son sắt vào Đảng, Bác Hồ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ và Chính quyền xã, nhân dân các dân tộc xã Tơ Tung sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần cùng nhân dân huyện Kbang, tỉnh Gia Lai và cả nước vững bước trên con đường xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh.