CHUYÊN MỤC

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới

Thẩm quyền giải quyết Ủy ban nhân dân cấp xã
Lĩnh vực Hành chính Tư pháp
Cách thức thực hiện Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới. 
Trình tự thực hiện Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Hết thời hạn niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có công văn, kèm theo bản sao 01 bộ hồ sơ (bản sao không cần chứng thực) gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ nhận cha, mẹ, con và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp từ chối đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
Bước 6: Cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 07giờ 00 đến 11 giờ 00, buổi chiều  từ 13giờ 00 đến 17giờ 00 các ngày làm việc trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định.
Thành phần hồ sơ * Giấy tờ phải nộp:
- Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);
- Căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con (nếu có).
* Giấy tờ phải xuất trình:
- Giấy chứng minh nhân dân biên giới đối với công dân Việt Nam; trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân biên giới thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác để kiểm tra;
- Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ khác đối với công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp để chứng minh việc người đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Thời hạn giải quyết 27 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí 10.000 đồng/trường hợp
Kết quả thực hiện Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con
Cơ quan thực hiện - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
Đối tượng thực hiện Cá nhân.
Yêu cầu hoặc điều kiện - Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết.
- Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.
- Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ.
Căn cứ pháp lý 1. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
2. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
3. Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
4. Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
5. Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
6. Quyết định số 126/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Gia Lai về việc qui định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế.
 
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Các tập tin, biểu mẫu khác:
- To-khai-đang-ky-viec-nhan-cha-me-cho-con-vi-thanh-nien.docx
Các tập tin, biểu mẫu khác:
- To-khai-đang-ky-viec-nhan-cha-me-cho-truong-hop-con-chua-thanh-nien.docx
Các tập tin, biểu mẫu khác:
- To-khai-đang-ky-viec-nhan-con.docx