CHUYÊN MỤC

Chiếc xe đạp mini

05/10/2022
Cháu A (12 tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho để đi học cho ông L (thợ sửa xe đạp đầu phố) với giá 01 triệu đồng .
 Sau khi phát hiện sự việc, bố mẹ A đã tìm gặp ông L đề nghị được chuộc lại chiếc xe nhưng ông L không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và A là hoàn toàn tự nguyện.
Hơn nữa, sau khi mua xe, ông đã thay đổi một số phụ tùng của xe, sửa chữa xe. Nếu bố mẹ A muốn lấy lại xe thì ngoài khoản tiền 1 triệu phải trả thêm cho ông 600.000 đồng nữa. Bố mẹ A chỉ đồng ý trả thêm 200.000 đồng vì cho rằng phụ tùng ông L thay thế chỉ có giá như vậy.
 Hai bên lời qua tiếng lại, bố mẹ A đã tìmđến Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ. Nếu được phân công thực hiện hòa giải vụ việc trên, ông/bà tiến hành hòa giải thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn
- Mâu thuẫn xảy ra giữa bố mẹ cháu A và ông L về chiếc xe đạp mà A đã tự ý bán cho ông L.
- Nguyên nhân: bố mẹ A đề nghị ông L trả lại chiếc xe đạp còn ông L thì không chịu trả lại.
2. Căn cứ pháp lý
- Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này ;
- Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của  giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đếnquyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
3. Hướng giải quyết
- Giải thích cho hai bên xác định việc mua bán xe giữa ông L và cháu A là giao dịch dân sự vô hiệu vì cháu A mới 14 tuổi.
- Khẳng định việc mua bán xe đạp giữa ông L và cháu A (14 tuổi) mà không có sự đồng ý của cha mẹ A nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu.
- Do đây là giao dịch dân sự vô hiệu nên ông L phải trả lại xe đạp cho A và bố mẹ A phải hoàn lại số tiền mà A đã nhận từ ông L.
 Hòa giải viên thuyết phục 02 bên thỏa thuận với nhau, nêu hậu quả pháp lý khi 02 bên phải ra tòa giải quyết
 Cháu A (12 tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho để đi học cho ông L (thợ sửa xe đạp đầu phố) với giá 01 triệu đồng .
 Sau khi phát hiện sự việc, bố mẹ A đã tìm gặp ông L đề nghị được chuộc lại chiếc xe nhưng ông L không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và A là hoàn toàn tự nguyện.
Hơn nữa, sau khi mua xe, ông đã thay đổi một số phụ tùng của xe, sửa chữa xe. Nếu bố mẹ A muốn lấy lại xe thì ngoài khoản tiền 1 triệu phải trả thêm cho ông 600.000 đồng nữa. Bố mẹ A chỉ đồng ý trả thêm 200.000 đồng vì cho rằng phụ tùng ông L thay thế chỉ có giá như vậy.
 Hai bên lời qua tiếng lại, bố mẹ A đã tìmđến Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ. Nếu được phân công thực hiện hòa giải vụ việc trên, ông/bà tiến hành hòa giải thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn
- Mâu thuẫn xảy ra giữa bố mẹ cháu A và ông L về chiếc xe đạp mà A đã tự ý bán cho ông L.
- Nguyên nhân: bố mẹ A đề nghị ông L trả lại chiếc xe đạp còn ông L thì không chịu trả lại.
2. Căn cứ pháp lý
- Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này ;
- Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của  giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đếnquyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
3. Hướng giải quyết
- Giải thích cho hai bên xác định việc mua bán xe giữa ông L và cháu A là giao dịch dân sự vô hiệu vì cháu A mới 14 tuổi.
- Khẳng định việc mua bán xe đạp giữa ông L và cháu A (14 tuổi) mà không có sự đồng ý của cha mẹ A nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu.
- Do đây là giao dịch dân sự vô hiệu nên ông L phải trả lại xe đạp cho A và bố mẹ A phải hoàn lại số tiền mà A đã nhận từ ông L.
 Hòa giải viên thuyết phục 02 bên thỏa thuận với nhau, nêu hậu quả pháp lý khi 02 bên phải ra tòa giải quyết.

                                                                                                                                      Nguyễn Thị Thu Hiền