CHUYÊN MỤC

15 câu hỏi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới

09/03/2020

Câu 1: Mục tiêu bình đẳng giới là?
   A. Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội
   B. Xoá bỏ phân biệt đối xử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
   C. Xóa bỏ sự khác biệt giữa nam và nữ, tạo cơ hội như nhau để nam và nữ được bình đẳng trên mọi mặt
   D. Giảm đến mức thấp nhất các trường hợp phân biệt về giới, , tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ
Đáp án A, căn cứ Điều 4 Luật Bình đẳng giới
Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Câu 2: Đâu không phải là thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
   A. Sở thích, năng khiếu, sở trường của trẻ em, hình ảnh sinh hoạt ngoại khóa của trường nơi trẻ em học
   B. Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân
   C. Thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán
   D. Địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em
Đáp án A, căn cứ Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em
Điều 33. Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Câu 3:  Người phát hiện bạo lực gia đình thì báo tin cho cơ quan nào?
   A. Cơ quan công an, UBND các cấp
   B. Cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực
   C. Cơ quan công an hoặc UBND cấp xã hoặc những người có am hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình
   D. Cơ quan công an nơi gần nhất, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực hoặc những người có am hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình
Đáp án B, căn cứ khoản 1, Điều 18 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
   1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
   2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
 Câu 4: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
   A.Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
   B. Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
   C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
   D. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Đáp án 1, căn cứ Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Câu 5: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt bao nhiêu?
   A. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
   B. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
   C. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
   D. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Đáp án C, căn cứ Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 6: Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?
   A. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình
   B. Đi chổ khác vì có thể bị liên lụy
   C. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc
   D. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết
Đáp án A, căn cứ khoản 1,2 Điều 19 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Câu 7: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá bao nhiêu ngày?
  1. 01 ngày
  2. 03 ngày
  3. 05 ngày
  4. 09 ngày
Đáp án B, căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Câu 8: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm?
     A. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
    B.Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
   C.Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
   D.Nhà ở của nạn nhân; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
Đáp C, căn cứ Điều 26 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Câu 9: Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi thường theo quy định của pháp luật ?
   A. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em
   B.Ông, bà, cha, mẹ, người thân thích của trẻ em
   C.Ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác của trẻ em
   D.Ông, bà, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em
Đáp án A, căn cứ Khoản 3 Điều 101 Luật Trẻ em
Câu 10: Ai có trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại trong và ngoài gia đình?
   A. Bác sĩ, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện đa khoa hoặc cơ sở y tế nơi trẻ em điều trị bệnh
   B.Người thân của trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện đa khoa hoặc cơ sở y tế nơi trẻ em điều trị bệnh
   C.Người nuôi dưỡng trẻ em, những người làm việc trong các tổ chức bảo trợ xã hội, cán bộ phụ trách công tác Gia đình và Trẻ em
   D.Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Đáp án 4, căn cứ Điều 100 Luật Trẻ em
Câu 11: Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng có cần phải hỏi ý kiến của trẻ hay không?
   A. Không. Vì mọi người được quyền tiếp cận thông tin
   B. Phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em
   C.Chỉ xin phép cha, mẹ hoặc người chăm sóc của trẻ
   D. Phải có sự đồng ý của cha, mẹ và nhà trường nơi trẻ em học tập
Đáp án B, căn cứ Khoản 1 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP
Câu 12: Hành vi bạo lực gia đình gồm?
   A. Cưỡng ép quan hệ tình dục; hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ
   B. Cưỡng ép quan hệ tình dục; hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ly hôn
   C. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở; kết hôn; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
   D. Hôn nhân tự nguyện; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Đáp án A, căn cứ Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Câu 13. Cha, mẹ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em hay không?
   A. Có
   B .Không, chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền
   C.Tùy trường hợp
   D.Tùy vào cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng
Đáp án A, căn cứ Khoản 3 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP
Câu 14. Do mâu thuẩn vợ chồng, A và B sống ly thân. A đã đăng các hình ảnh nhạy cảm của B lên facebook để nhiều người cùng biết, bình luận. Hỏi hành vi của A có vi phạm pháp luật không, nếu có bị phạt bao nhiêu tiền?
   A. Hành vi của A là vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
   B. Hành vi của A là vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, bị phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng
   C. Hành vi của A là vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, bị phạt tiền từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng
   D. Hành vi của A là vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng
Đáp án C, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013
Câu 15: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
   A. Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
   B. Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
   C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
   D.Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Đáp án A, căn cứ Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Trên đây là Bộ 15 câu hỏi tìm hiểu về phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.