CHUYÊN MỤC

Phong trào xây dựng làng nông thôn mới-những kết quả đạt được sau 3 năm triển khai thực hiện

(ngày đăng bài: 12/03/2021)
     Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay diện mạo nông thôn các làng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và 13 làng đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới của huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên đáng kể.

Untitled.jpg
Diện mạo làng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc

     Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, ngày 13-2-2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh”.Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ Việt Nam huyện đã chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; hàng năm, Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết giao chỉ tiêu thực hiện nông thôn mới; UBND huyện ban hành quyết định, giao chỉ tiêu, xây dựng tiêu chí và tổ chức thực hiện chỉ đạo xây dựng làng nông thôn mới. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội từ huyện đến cơ sở tổ chức tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng làng NTM, gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

     Sau 3 năm, Chương trình xây dựng làng nông thôn mới đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Qua công tác tuyên truyền, đã giúp thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên cơ sở và người dân về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ý nghĩa chiến lược về kinh tế-chính trị trong phát triển kinh tế làngvùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Phong trào huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp và toàn xã hội, đặc biệt là sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân tộc thiểu số địa phương. Đến này, huyện có 13 làng đăng ký xây dựng nông thôn mới, bình quân mỗi xã có 1 làng; gồm các làng: Kdâu, xã Kông Lơng Khơng; làng Hà Nừng, xã Sơn Lang; làng Lơk, Nghĩa An; làng Tờ Mật, Xã Đông; làng Tăng, xã Krong; làng Kon Lốc 2- Đak Rong; làng Sơ Tơ, xã Tơ Tung; làng Groi, xã Kông Bờ La; làng Tờ Kơr, xã Sơ Pai; làng Cam, xã Đak Smar; làng Kon Ktonh, xã Kon Pne; làng Lợt, Đăk Hlơ và Đăkjông, xã Lơ Ku.

     Diện mạo làng đồng bào DTTS nói chung và các làng đăng ký xây dựng nông thôn mới có nhiều thay đổi tích cực. Việc bố trí lại quy hoạch lại khu dân cư, mở rộng, sắp xếp dân cư, di dời nhà cửa để tạo cảnh quan và xây dựng các công trình công cộng được quan tâm. Có nhiều làng khi bắt tay vào thực hiện tưởng như không thể thực hiện được, nhưng với sự quyết tâm và vào cuộc của toàn quân dân huyện đã làm thay đổi cục diện các làng, như: Làng Hà Đừng 1, xã Đak Rong; làng Tăng, xã Krong… Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; hệ thống giao thông nội làng đến nay đã được bê tông hóa. Nhân dân trong làng đã có ý thức phát quang, dọn vệ sinh trên các trục giao thông nội làng, làm con đường hoa; sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, xây dựng nhà vệ sinh; làm chuồng trại chăn nuôi gia súc…thực hiện tốt quy định phòng chống bạo lực gia đình; từ 2018 đến nay, 13 làng xây dựng nông thôn mới không có tình trạng tảo hôn. Sinh hoạt, tập quán của người dân trong làng từng bước thay đổi theo hướng văn minh, cơ bản xóa bỏ được tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi gia súc không có chuồng trại. Môi trường ngày càng được cải thiện; trật tự an ninh trong làng được giữ vững.
 
Untitled1.jpg
Quy hoạch, sắp xếp lại dân cư làng Hà Đừng 1, xã Đak Rong
 
     Một trong những điểm nhấn của xây dựng 13 làng nông thôn mới làChương trình đã thu hút và huy động nguồn lực của toàn xã hội với hơn 6.547,0 triệu đồng. Mặc dù các làng xuất phát điểm thấp, đời sống người dân còn khó khăn, vất vả nhưng cộng đồng đã tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức khác nhau (tiền, công sức, hiến đất…). Trong 03 năm thực hiện Chương trình, người dân đã tự nguyện đóng góp 14.088,6 triệu đồng;huy động 6.713 ngày công để xây dựng làng nông thôn mới; nhờ đó, nhà cửa được chỉnh trang, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp mà giảm được nhiều chi phí nhờ sức của dân đóng góp.

     Từ những nỗ lực thực hiện, đến nay đã có 2 làng được Chủ tịch UBND huyện công nhận đạt chuẩn làng nông thôn mới năm 2019(làng Kdâu, xã Kông Lơng Khơng và làng Hà Nừng, xã Sơn Lang). Cuối năm 2020, có 4 làng đánh giá đạt chuẩn 19/19 tiêu chí là làng Tờ Mật, xã Đông; làng Kon Lốc 2, xã Đak Rong; làng Lơk, xã Nghĩa An và làng Tăng, xã Krong đang lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn và 7 làng còn lại đạt trung bình 17/19 tiêu chí (chủ yếu là tiêu chí số 10 - thu nhập và 11- tỷ lệ hộ nghèo ) và phấn đấu cuối năm 2021, các làng này đạt chuẩn làng nông thôn mới.

      Trong thời gian tới, huyện tiếp tục duy trì và giữ vững các tiêu chí đã đạt chuẩn, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tiêu chí chưa đạt. Để làm điều đó, huyện tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp Ủy đảng; chỉ đạo triển khai của chính quyền và sự phối hợp tích cực của Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Tổ chức điều tra, rà soát cụ thể hiện trạng nhà ở của từng hộ gia đình tại các làng xây dựng nông thôn mới để vận động hộ gia đình chỉnh trang nhà cửa; thành lập các tổ, đội nhóm trong cộng đồng để hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa nhà ở và các công trình dân dụng cơ bản người dân có thể tự làm được.Tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiêp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đổi mới tổ chức sản xuất xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị.
 
Untitled2.jpg
Huy động sự chung tay của toàn xã hội, nhất là sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, mạnh thường quân để xây dựng làng nông thôn mới
 
     Tổ chức rà soát, xác định nguyên nhân nghèo và nhu cầu hỗ trợ của từng hộ để có giải pháp phù hợp với điều kiện từng gia đình; tiếp tục phân công các cơ quan, đơn vịgiúp đỡ, hướng dẫn từ 1-5 hộ nghèo tại các làng xây dựng nông thôn mới để thoát nghèo. Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường sống; nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị tự quản ở làng; triển khai phương án lồng ghép, huy động nguồn lực để phấn đấu đạt chuẩn làng nông thôn mới đúng kế hoạch và chỉ tiêu đề ra.
 
Nguyễn Văn Trung, Phòng Nội vụ.

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang