CHUYÊN MỤC

Ban Dân tộc HĐND huyện giám sát việc triển khai thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025 trên địa bàn huyện trong 03 năm (2019-2021)

(ngày đăng bài: 25/11/2022)
     Để tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề 6 tháng cuối năm 2022, Ban Dân tộc HĐND huyện ban hành Quyết định số 25/QĐ-BDT ngày 19/8/2022 Về thành lập Đoàn giám sát “Kết quả triển khai thực hiện Quyết định  số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025 trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2021”, do đồng chí Phạm Quang Vĩnh-Uỷ viên BTV Huyện uỷ-Phó Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng Ban Dân tộc HĐND huyện làm Trưởng đoàn, thành viên Đoàn giám sát gồm các thành viên Ban Dân tộc HĐND huyện, đại diện Ban Thường trực UBMTTQVN huyện, lãnh đạo Huyện Đoàn, phòng Tư pháp huyện.

     Đoàn giám sát đã giám sát trực tiếp tại UBND các xã: Lơ Ku, Kông Bờ La, Đăk Rong; phòng Dân tộc huyện; giám sát qua báo cáo đối với UBND huyện và UBND các xã, thị trấn còn lại.
 
Untitled.jpg
Đoàn giám sát làm việc tại UBND xã Đăk Rong

     Kết quả thống kê, giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn huyện có 1.577 cặp kết hôn thì có 94 cặp kết hôn tảo hôn (chiếm 5,96 % tổng số cặp kết hôn); trong đó có 79 cặp kết hôn tảo hôn vợ hoặc chồng, 15 cặp kết hôn tảo hôn cả vợ và chồng; không có trường hợp cặp kết hôn cận huyết thống.

     Giai đoạn 2019-2021, việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2021 được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cấp xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định, các hoạt động truyền thông, xây dựng, triển khai các mô hình điểm được thực hiện đảm bảo theo kế hoạch đề ra; tình trạng tảo hôn đã giảm so với giai đoạn 2016-2018 (giảm 46,5%, tương ứng 108 trường hợp).

     Trên cơ sở kế hoạch của huyện, UBND cấp xã đã chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới gắn với tuyên truyền các quy định về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng. Hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn các xã, thôn, làng có tỷ lệ hoặc nguy cơ cao về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được tăng cường. Các xã, thị trấn đã đưa các quy định về phòng, chống tảo hôn vào xây dựng hương ước, quy ước, bình xét gia đình văn hóa, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; đồng thời Chủ tịch UBND các xã đã ra quyết định xử phạt đối với 31 trường hợp vi phạm về tảo hôn theo quy định.
 
 Untitled2.jpg
Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thi trấn để thông qua báo cáo kết quả  giám sát
 
     Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Quyết định  số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện trong 03 năm (2019-2021) còn một số tồn tại, hạn chế như: UBND huyện, Ban chỉ đạo huyện chưa chưa tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án tại các xã, thị trấn dẫn đến việc chưa kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Đề án tại các xã, thị trấn. Các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, chưa thu hút được các đối tượng cần tuyên truyền tham gia. Tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra nhiều nhưng chính quyền địa phương chưa kịp thời nắm thông tin để xử lý.  Nguồn kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2019-2021 không được Trung ương, tỉnh hỗ trợ; nguồn ngân sách địa phương không bố trí kinh phí để thực hiện Đề án, chủ yếu phối hợp hoặc lồng ghép các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật để thực hiện công tác tuyên truyền về Đề án vì vậy cũng đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung của Đề án. Việc rà soát, thống kế các trường hợp tảo hôn ở các xã, thị trấn còn chưa chặt chẽ so với thực trạng tảo hôn trên địa bàn. Công tác xử lý vi phạm đối với các trường hợp tảo hôn và tổ chức tảo hôn chưa được quan tâm thực hiện, còn tình trạng nể nang khi xử lý các trường hợp vi phạm. Một số xã  việc xây dựng, lưu trữ các kế hoạch, văn bản không đầy đủ; nội dung kế hoạch còn chung chung, chưa có chỉ tiêu cụ thể; chưa tổ chức việc khảo sát, thu thập thông tin về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn…

      Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND huyện đề nghị:

     UBND huyện: Quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn triển khai tốt việc thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn. Đưa mục tiêu, chỉ tiêu về hôn nhân và gia đình, về phòng chống tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của huyện. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới gắn với tuyên truyền các quy định về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Bố trí kinh phí từ ngân sách huyện hỗ trợ thực hiện Đề án hằng năm để tăng cường nguồn lực, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Chỉ đạo xử lý nghiêm đối với một số trường hợp tảo hôn, tổ chức tảo hôn theo quy định pháp luật để giáo dục, răn đe. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung các nội dung liên quan đến phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào trong hương ước, quy ước ở thôn, làng, tổ dân phố….
 
     Phòng Dân tộc huyện: Tham mưu UBND huyện sửa đổi, bổ sung kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn hằng năm đảm bảo sát tình hình thực tiễn, đạt chất lượng, hiệu quả, có các chỉ tiêu cụ thể. Tiếp tục phối hợp với UBND xã Sơn Lang, xã Lơ Ku xây dựng và triển khai các nội dung liên quan đến mô hình điểm tại 02 xã này; tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm tại 02 xã điểm để triển khai các cách làm hay, hiệu quả đến các xã, thị trấn khác. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức rà soát, thu thập thông tin liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn, để nắm lại tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn và các vấn đề có liên quan sát thực tế, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống hiệu quả. Chủ động phối hợp xây dựng biên soạn tài liệu tuyên truyền, cung cấp thông tin, sản phẩm truyền thông liên quan về hôn nhân và gia đình cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án tại các xã, thị trấn để kịp thời phát hiện các tồn tại, hạn chế và hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện có hiệu quả Đề án trong thời gian tới…

     Phòng Tư pháp huyện: Tham mưu tổ chức lớp tập huấn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho các xã, thị trấn. Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện tiếp tục tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện.

     Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Chỉ đạo các trường THCS, trường Phổ thông dân tộc nội trú tăng cường công tác phối hợp với gia đình, địa phương trong việc quản lý học sinh để hạn chế đến mức thấp nhất các học sinh nghỉ học sớm vì liên quan đến tảo hôn. Hướng dẫn các trường THCS, trường Phổ thông dân tộc nội trú đưa các nội dung liên quan phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào các chương trình ngoại khoá cho học sinh để giúp các em nâng cao nhận thức liên quan đến các vấn đề về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

    Trường THPT Lương Thế Vinh, trường THPT Anh Hùng Núp, trường THCS và THPT Kon Hà Nừng: Tăng cường công tác phối hợp với gia đình, địa phương trong việc quản lý học sinh để hạn chế đến mức thấp nhất các học sinh nghỉ học sớm vì liên quan đến tảo hôn. Đưa các nội dung liên quan phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào các chương trình ngoại khoá cho học sinh để giúp các em nâng cao nhận thức liên quan đến các vấn đề về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

     Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn:  Quan tâm chỉ đạo hoạt động của chính quyền và Mặt trận, các đoàn thể cấp xã triển khai thực hiện tốt các nội dung liên quan đến Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn; trong đó, tăng cường phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và thôn, làng, tổ dân phố, chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.  Đưa mục tiêu, chỉ tiêu về hôn nhân và gia đình, về phòng chống tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới và những nội dung liên quan đến phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng, trong đó tập trung vào nhóm vị thành niên, thanh thiếu niên, học sinh các trường phổ thông.  Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để có biện pháp kịp thời ngăn ngừa. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp tảo hôn, tổ chức tảo hôn theo quy định pháp luật.  Hằng năm bố trí kinh phí địa phương thực hiện Đề án để tăng cường nguồn lực, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Nghiên cứu thành lập các Ban vận động tại các thôn, làng để thực hiện các nội dung liên quan đến phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa bàn. Tổ chức rà soát, lập danh sách, theo dõi, nắm chắc tình hình các thanh, thiếu niên trong độ tuổi (nữ từ 12 đến dưới 18 tuổi, nam từ 12 đến dưới 20 tuổi); đồng thời triển khai cho ký cam kết không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống để nâng cao nhận thức về sức khoẻ, pháp luật về hôn nhân, gia đình cho các thanh, thiếu niên trong độ tuổi này./.
 
Nguyễn Mạnh Phùng - Chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện
 
 
 
 
         

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang