CHUYÊN MỤC

Thực trạng và tiềm năng phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện Kbang

(ngày đăng bài: 29/04/2022)
     Huyện Kbang với vị trí địa lý có tính chất chuyển tiếp giữa vùng duyên hải với Tây Nguyên và vùng trũng An Khê, cùng với độ cao địa hình trung bình 400-600m nên khí hậu Kbang mang sắc thái riêng, khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng đồng thời hai vùng khí hậu Tây Nguyên và duyên hải, nên nhiệt độ điều hoà hơn, trung bình 22-250c, nhiệt độ cao nhất khoảng 300c, nhiệt độ thấp nhất 190c; tổng lượng mưa trung bình 1.900-220mm; độ ẩm trung bình 83%. Đất đai tương đối màu mỡ, ở các xã phía Nam thích hợp với các loại cây trồng: mía, ngô, bí, rau, cây ăn trái…; các xã phía Bắc: cà phê, hồ tiêu, điều và một số cây trồng hàng năm khác; đặc biệt đối với vùng khí hậu của huyện rất thích hợp với cây Mắc ca. Là loại cây trồng mới, trong những năm qua, huyện đã từng bước quan tâm về nguồn giống, trồng ở một số xã thích hợp và đã mang lại hiệu quả, năng suất đạt cao, nguồn đầu ra cho sản phẩm có phần ổn định, tăng thu nhập cho người dân, đến nay Huyện đã mở rộng diện tích.

     Hiện nay trên địa bàn huyện cây mắc ca được trồng chủ yếu tại các xã: Sơn Lang, Đakrong, Sơn Pai, Krong, Lơ Ku, Kon Pne, Đăk Smar, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An và thị trấn Kbang với tổng diện tích là 1.681.3 ha. Năng suất bình quân đối với trồng thuần (278 cây/ha), 1.53 tấn hạt/ha, (thời gian trồng từ 5-7 năm) 2,22 tấn hạt/ha (thời gian trồng từ 8-10 năm); đối với trồng xen (124 cây/ha), 0,68 tấn hạt/ ha (thời gian trồng từ 5-7 năm) 0.99 tấn hạt/ha (thời gian trồng từ 8-10 năm). Về sản lượng: Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 526,8 ha mắc ca đã thu hoạch, trong đó 116,8 ha trồng thuần, 410 ha trồng xen, sản lượng năm 2022 ước đạt gần 500 tấn hạt và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Về hiệu quả kinh tế: Người dân trồng cây mắc ca xen vào cây trồng khác như: cà phê, sắn, đậu,…chăm sóc 4 năm bắt đầu cho thu hoạch, đến năm thứ 5 sẽ cho thu nhập tăng thêm cho người dân gần 50 triệu đồng/năm và năng suất sẽ tăng theo từng năm. Như vậy thấy được hiệu quả của việc trồng cây mắc ca là rất lớn.

     Tình hình chế biến, tiêu thụ: Hiện nay hạt mắc ca nguyên liệu được các cơ sở thu mua chế biến tại chỗ và một phần xuất bán ra ngoài; các cơ sở nhập nguyên liệu mắc ca sau khi được chế biến thành phẩm hầu hết cung ứng ra thị trường bên ngoài như: TP Hồi Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,… ngoài các cơ sở chế biến thì người dân tự sấy nứt để xuất bán ra thị trường bên ngoài là rất lớn. Hiện có một cơ sở sản xuất giống cây mắc ca (Công ty CP Liên Việt Gia Lai) và các cơ sở buôn bán giống cây trồng, đây là nguồn cung ứng giống cây mắc ca chủ yếu trên địa bàn huyện. Các loại giống đã được trồng trên địa bàn huyện như: OC, 246, 816, 842, 849 Daddow, 695, 741, 800, 900, QN1,…Các giống đã trồng có hiệu quả, năng xuất cao như: QN1, OC. Chưa có diện tích nào được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP,…Tuy nhiên, đã có 3 cơ sở chế biến hạt mắc ca có sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, với sản lượng tiêu thụ hạt mắc ca nguyên liệu mỗi năm bình quân trên 20 tấn hạt/cơ sở.

     Tiềm năng về đất đai và kế hoạch phát triển cây mắc ca đến năm 2050: Nguồn đất để trồng mắc ca (trồng xen) trên địa bàn còn rất lớn như tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện là 3.590 ha; diện tích đất nương rẫy trồng cây hàng năm. Kế hoạch phát triển cây mắc ca đến nắm 2030 là 1.000 ha mắc ca, trong đó 850 ha trồng xen và 150 ha trồng thuần. Từ năm 2030 đến 2050 phát triển thêm 650 ha mắc ca, trong đó 550 ha trồng xen và 100 ha trồng thuần nâng, tổng số diện tích mắc ca trên địa bàn là 3.241 ha, trong đó trồng xen 2.852 ha, trồng thuần 389 ha. Phấn đấu đến năm 2030 tất cả các xã có trồng mắc ca có ít nhất 1 cơ sở sơ chế, chế biến/xã với công suất 100 tấn hạt/năm/cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đến năm 2050 nâng công suất của các cơ sở sơ chế và chế biến lên công suất gấp đôi so với năm 2030, sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong khu vực, đồng thời kêu gọi ít nhất có một công ty chế biến sản phẩm mắc ca tại khu công nghiệp huyện.

     Tiềm năng là thế, tuy nhiên khu vực Tây nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng chưa có nhà máy chế biến sản phẩm mắc ca nên việc tiêu thụ sản phẩm mắc ca chưa ổn định, chủ yếu chế biến, xuất bán nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, cá nhân. Mặc dù đãn kêu gọi, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nhưng Huyện Kbang chưa có doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mắc ca đối với hộ dân. Huyện chưa có vườn cây mắc ca được chứng nhận là vườn cây đầu dòng nên chưa chủ động về vật liệu nhân giống. Do đó, Tỉnh cần quan tâm kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư Nhà máy chế biến sản phẩm mắc ca đặt tại huyện Kbang (Tại cụm công nghiệp của huyện), thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mắc ca cho các hộ dân để cây mắc ca có thể phát triển ổn định, mang lại lợi ích kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.
                  
Văn phòng HĐND-UBND huyện

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang