|
1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình:
Kbang là một huyện nằm ở cực Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, có tọa độ địa lý từ 14° đến 14o36’23" vĩ Bắc; và từ 108°17’45" đến 108°44’10" kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.842,43 km2, chiếm 11,9% tổng diện tích toàn tỉnh. Ranh giới của huyện:
- Phía Đông giáp huyện An Lão, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định);
- Phía Tây giáp huyện Mang Yang, huyện Đak Đoa; huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum);
- Phía Nam giáp thị xã An Khê và huyện Đak Pơ;
- Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum).
Toàn huyện có 13 xã và 01 thị trấn gồm: xã Kon Pne, xã Đăk Rong, xã Sơn Lang, xã Sơ Pai, xã Krong, xã Đak Smar, xã Lơ Ku, xã Tơ Tung, xã Kông Lơng Khơng, xã Kông Bờ La, xã Đăk Hlơ, xã Đông,xã Nghĩa An và thị trấn Kbang. Thị trấn Kbang cách thị xã An Khê gần 30 km về phía Bắc và cách thành phố Pleiku khoảng 100 km về phía Đông.Huyện có 12 xã thuộc vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và Miền núi; phân định theo trình độ phát triển: 01 xã Vùng III (xã Đak Rong), 04 xã vùng II (xã Krong, Đak Smar, Lơ Ku, Kông Lơng Khơng) và 07 xã vùng I (xã Kon Pne, Sơn Lang, Sơ Pai, xã Đông, Nghĩa An, Tơ Tung và Kông Bờ La); 31 thôn, làng ĐBKK thuộc xã vùng I, II. |
|
Nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, Kbang có địa hình thấp dần từ Bắc (1.300m) xuống Nam (440m), từ Tây(1.600m) sang Đông (800m) và chia làm 3 dạng chính, phân bố thành 3 tiểu vùng tự nhiên khá rõ:
Địa hình núi cao trung bình: Phân bố ở phía Tây củahuyện, thuộc dãy Kon Ka Kinh. Dạng địa hình này có diện tích 71.000 ha, chiếm 38,5% tổng diện tích toàn huyện. Độ cao trung bình của vùng từ 700 - 1.600 m, cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh (1.748 m), thấp nhất là vùng chân núi, giáp với vùng trũng An Khê ở phía Nam 600m.
Địa hình cao nguyên: Đây là phần lớn cao nguyên Bazancổ Kon Hà Nừng. Theo chiều Bắc - Nam, dạng địa hình này kéo dài từ phía Đông Nam huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tới phía Nam huyện Kbang, giáp với vùng trũng An Khê. Ở phía Tây, chạy dọc theo thung lũng sông Ba giáp với vùng núi Kon Ka Kinh. Phía Đông giáp thung lũng sông Côn tỉnh Bình Định. Địa hình cao nguyên có diện tích 96.000 ha, chiếm 52% tổng diện tích của huyện. Độ cao trung bình 900 - 1.000 m, thấp dần từ Bắc (1.300 m) xuống Nam (600 m). Ở giữa hơi nhô cao, thoải về hai triền Đông và Tây theo thung lũng sông Ba và sông Côn.
Địa hình bán bình nguyên trũng thấp: Là một phần củavùng trũng An Khê, nằm ở phía Nam huyện. Dạng địa hình này có diện tích khoảng 17.500 ha, chiếm 9,5% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình từ 440 - 600 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ hai bên về trung tâm, nơi có dòng sông Ba chảy qua. Toàn vùng đặc trưng bởi kiểu địa hình bóc mòn tích tụ, với các đồi sót được tạo thành do hoạt động xâm thực bóc mòn của sông Ba và các phụ lưu.
Bề mặt có dạng đồi thoải bằng phẳng, độ dốc dưới 15°. Đất đai chủ yếu là đất xám trên đá granít, tầng dày trên 70 cm. Ven sông suối có đất phù sa, dốc tụ. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện, với các cây trồng chính là mía, đậu đỗ và hoa màu lương thực.
2. Tài nguyên thiên nhiên:
2.1. Khí hậu:
Ở vị trí địa lý có tính chất chuyển tiếp giữa vùng Duyên hải với Tây Nguyên và giữa vùng núi cao Ngọc Linh với vùng trũng An Khê, cùng với độ cao địa hình trung bình từ 900-1.000m, khí hậu của huyện Kbang mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng đồng thời của hai vùng khí hậu Tây Nguyên và Duyên hải với 02 mùa mưa kéo dài từ tháng 5-12 và mùa khô khoảng 3 - 4 tháng.
Do độ cao địa hình và hướng địa hình, nên khí hậu của Kbang có sự phân hóa thành 3 tiểu vùng khí hậu so với toàn huyện:
Tiểu vùng núi cao Kon Ka Kinh và Bắc cao nguyên Kon Hà Nừng, gồm các xã: Đak Rong, Sơn Lang, Krong và Kon Pne. Tiểu vùng này nằm trong ranh giới theo độ cao trên 1.000 m. Có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 19 - 20°c, lượng mưa trên 2.000 mm.
Tiểu vùng núi thấp và Nam cao nguyên Kon Hà Nừng, gồm các xã: Lơ Ku, Đak Smar, Sơ Pai, thị trấn Kbang và xã Đông. Tiểu vùng này có ranh giới phía Bắc ở độ cao 900-1.000m, giáp tiểu vùng núi cao Kon Ka Kinh và bắc cao nguyên Kon Hà Nừng; phía Nam ở độ cao 500 m, giáp tiểu vùng trũng phía Nam. Tiểu vùng này có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 21 - 23°c, lượng mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm. Điều kiện nhiệt, ẩm vùng cao nguyên Kon Hà Nừng rất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển do mùa mưa kéo dài (8 - 9 tháng), mùa khô ngắn, lại ít khắc nghiệt, nên cây hàng năm không được tưới có thể gieo trồng 2 vụ trong năm. Đặc biệt là khí hậu mát mẻ nên thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới như: lúa nước, rau đậu, hoa, chè, bời lời, dược liệu...
Tiểu vùng trũng thấp phía Nam, gồm các xã: Nghĩa An, Đăk Hlơ, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Tơ Tung. Khu vực này thuộc tiểu vùng khi hậu thấp trũng An Khê, dộ cao dưới 500 m. Khí hậu nhiệt đới hơi thiếu ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23-24°C, lượng mưa trung bình 1.200-1.500 mm. Vùng trũng thấp phía Nam và vùng đồi núi thấp có điều kiện nhiệt phong phú hơn, nhưng điều kiện ẩm lại hạn chế, điều kiện đất đai có thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước kém nên thích hợp với trồng hoa màu lương thực, cây công nghiệp hàng năm (mía, đậu đỗ); cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê vối) và cây ăn quả.
2.2. Nguồn nước - Thủy văn
Vùng núi và cao nguyên phía Bắc huyện Kbang là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông chính: Sông Ba chảy theo hướng Bắc - Nam, chạy dọc trung tâm huyện; sông Côn giáp ranh giới phía Đông huyện; và Đak Pne chảy ngược về phía Bắc. Lưu vực của 3 hệ thông sông trên tạo thành hệ thống sông suôi dày đặc, phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện Kbang, với mật độ 0,336 kin/km2. Nhờ thảm thực vật rừng có độ che phủ cao, lượng mưa lớn phân bố khá đều trong năm và lớp thổ nhưỡng dày, giữ nước tốt nên lượng dòng chảy của các suối dược điều hòa, cung cấp nước thường xuyên trong năm.
Do bắt nguồn từ vùng núi và cao nguyên ở độ cao trên 1.000 m, chảy qua vùng trũng thấp dưới 500 m, nên lòng dòng sông Ba rất sâu, dốc, có nhiều ghềnh thác. Còn các nhánh suôi lớn khỉ đổ ra sông độ cao bị hạ thấp đột ngột thường tạo ra các thác nước vừa và nhỏ. Vì vậy tiềm năng thủy điện của các sông suôi trong vùng khá lớn. Cùng với hệ thống các sông suôi, Kbang còn có hệ thông các hồ tự nhiên và nhân tạo như: Hồ Buôn Lưới (thuộc xã Sơ Paỉ), Hồ Cthủy điện Vĩnh Sơn (thuộcxã ĐakRong), Hồ Ka Nak thủy điện An Khê- Ka Nak...
2.3. Tài nguyên rừng
Kbang là huyện có tài nguyên rừng vào loại giàu nhất Tây nguyên với diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 128.466,97 ha, gồm 124.070,86 ha đất có rừng và 4.396,21 ha đất chưa có rừng. Rừng Kbang có khu hệ động vật, thực vậtphong phú, đa dạng và mang tính chuyển tiếp của khu hệ Bắc Trường Sơn với sinh cảnh rừng thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới nằm trên cao nguyên Kon Hà Nừng.Rừng trên địa bàn huyện Kbang được giao cho các Ban quản lý, Công ty TNHH MTV LN quản lý, trong đó có Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên lớn của tỉnh Gia Lai nằm trên địa bàn huyện:
- VƯỜN QUỐC GIA ΚΟΝ ΚΑ ΚΙΝΗ: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Tây-Bắc trung tâmhuyện trên vùng giáp ranh giữa Đông và Tây Trường Sơn với diện tích khoảng 41.710 ha; trong đó có phân khu bảo vệnghiêm ngặt 23.064 ha, phân khu phục hồi sinh thái 19.646ha. Với nhiệt độ trung bình từ 18-20°C, khí hậu mát mẻ quanhnăm, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có tên trong danh sáchrừng đặc dụng theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày25/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ.Năm 2004, tại Hội nghị các Vườn Quốc gia của Hiệp hộicác nước Đông-Nam Á (tổ chức tại Vườn quốc gia Khao Yai-Thái Lan từ ngày 20-24/9/2004) đã công nhận Vườn Quốcgia Kon Ka Kinh là vườn di sản ASEAN. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có nhiều điều kiện thích hợp cho việc tổ chức cácloại hình du lịch sinh thái với các hoạt động như tham quankhám phá cảnh đẹp của rừng nguyên sinh, dã ngoại, nghỉdưỡng, nghiên cứu khoa học...
- KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG: Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nằm về phíaĐông-Bắc của huyện trên địa bàn xã Sơn Lang, cách trungtâm huyện 60 km về phía Bắc, có ranh giới giáp với các tỉnhBình Định, Quảng Ngãi và Kon Tum, có diện tích tự nhiênkhoảng 15.525 ha.Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là khu rừng phònghộ đầu nguồn của sông Kôn, với đặc điểm của khí hậu nhiệtđới gió mùa cao nguyên và duyên hải miền Nam Trung Bộ. Có rất nhiều sông suối nhỏ, hệ động thực vật có tính đa dạngsinh học cao được xếp loại A về tầm quan trọng quốc tế, lànơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều thác cao từ 10-50m; phong phú về chủng loại động thực vật thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm khám pháthiên nhiên như: hoạt động tham quan, dã ngoại, nghiêncứu, nghỉ dưỡng...
2.4. Tài nguyên đất
Huyện Kbang có 7 nhóm đất chính với 15 đơn vị phân loại như sau:
Nhóm đất phù sa: chiếm 0,3% tổngdiện tích toàn huyện. Đất phù sa ở huyện Kbang chủ yếu là đất phù sa suối (Py), phân bố rải rác trên địa hình bằng thấp ven sông Ba và Đak Pne. Độ dốc 3 - 8°, tầng dày trên 100 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, giàu mùn, tỷ lệ NPK đều cao, có phản ứng chua. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng lúa nước, vì mực nước ngầm nông và gần nguồn nước.
Nhóm đất xám: chiếm 15%tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung trên địa hình đồi thấp thuộc vùng trũng phía Nam huyện. Đây là dất thuộc loại sườn tích nên thường có màu xám, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng, độ dốc dưới 15°, tầng dày trên 50 cm, thích hợp với trồng đậu đỗ và các loại cây công nghiệp hàng năm như: bông, mía, lạc, đậu tương...
Nhóm đất đỏ vàng: chiếm 52,8%tổng diện tích toàn huyện. Nhóm đất này gồm 2 loại:
Đất nâu tím, nâu đỏ trên đá bazan (Ft, Fk): chiếm 26,1% tổng diện tích toàn huyện. Phân bô trên cao nguyên Kon Hà Nừng ở trung tâm và phía Đông huyện. Loại đất này nằm trong địa hình dồi lượn sóng, đỉnh bằng 3 - 8°, sườn dốc 15 - 30°, tầng dày trên 100 cm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, giàu mùn, độ phì cao nhưng nghèo kali, phản ứng chua. Đây là loại dất rất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như: cà phê, tiêu, cao su, chè...
Đất vàng đỏ trên macma acid và biến chất (Fa,Fs): chiếm 26,7% tổng diện tích toàn huyện, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi dốc. Tầng đất mỏng từ 50 - 70 cm, thành phần cơ giới thịt từ nhẹ đến trung bình. Đất giàu mùn, độ phì khá nhưng nghèo lân, có phản ứng chua, thích hạp với trồng hoa màu lương thực và trồng chè, cây ăn quả.
- Nhóm đất đen (R u,Rk ): chiếm 0,5% tổng diện tích toàn huyện. Phân bố ở vùng trũng thấp phía Nam, trên địa hình bằng thấp. Đây là dấu tích còn lại của ỉớp phủ bazan cổ, do quá trình xâm thực, bóc mòn của sông Ba tạo nên, Đất có màu đen, tầng rất mỏng (30 - 50 cm), nhiều nơi trơ sỏi đá.
- Nhóm đất thung lũng: Có diện tích 170 ha. Phân bốtrong các thung lũng, hợp thủy đầu nguồn các suôi thuộc vùng trũng thấp phía Nam. Đất dốc tụ màu đen hoặc nâu sẫm, giàu mùn, rất chua, thích hợp với lúa nước.
- Nhóm đất mùn: chiếm 30,9% tổngdiện tích. Phân bố tập trung trên vùng núi cao Kông Kah King và cao nguyên Kon Hà Nừng có độ cao trên 1.000 m ở phía Bắc, Tây Bắc. Tầng đất m ặt có tỷ lệ mùn rất cao nên có màu đen hoặc nâu đen, dưới là tầng đất đỏ vàng đặc trưng theo đá mẹ. Đất mùn hình thành trên núi cao, thường tầng đất mỏng dưới 50 cm, độ đốc lớn trên 25°. Còn trên cao nguyên bazan thì tầng đất dày trên 100 cm, độ dốc từ 15 - 25°. Đất mùn thích hợp với việc nuôi trồng cây dược liệu, cây công nghiệp lâu nàm (chè, cà phê chè).
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: chiếm 0,4% tổng diện tích toàn huyện. Phân bô' chủ yếu trên các đồi sót trong vùng trũng thấp phía Nam. Đất được hình thành do hoạt động xâm thực và bóc mòn làm trơ lớp sỏi sạn và đá gốc. Loại này phù hợp với việc quy hoạch khai thác đá, sỏi và bảo vệ thảm phủ thực vật hiện có nếu chưa khai thác.
2.5. Tài nguyên khoáng sản
Kbang là huyện giàu về tài nguyên khoáng sản, với các loại chính như: Bauxit, sắt, đá, sét, cát, sỏi. Trong đó: Bauxit phân bố trên cao nguyên bazan cổ Kon Hà Nừng; mỏ sắt: ở Xã Đông và Lơ Ku; vật liệu xây dựng: các loại đá, cát, sỏi, sét gạch ngói có nhiều ven sông Ba, vùng rìa cao nguyên và các đồi sót trong vùng trũng phía Nam huyện.
3. Đặc điểm dân tộc, dân cư:
Kbang có cộng đồng dân cư nhiều dân tộc với 21 dân tộc cùng chung sống.Dân số toàn huyện là 17.801 hộ với 69.337 khẩu. Trong đó: dân tộc Kinh 9.210 hộ, chiếm 51,73%; dân tộc Bahnar là dân tộc bản địa sinh sống lâu đời 7.174 hộ, chiếm 40,30%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác như Jrai, Tày, Thái, Nùng, Mường, Dao, Hoa, Xê Đăng, H’Mông, Sán Chay, Ê Đê, Hree, Sán Dìu, Giẻ Triêng, Thổ, Co (mạ), Cơ Ho, Khơ Me, Pà Thẻn có 1.417 hộ chiếm 7,96% dân tố toàn huyện. Mật độ dân số của huyện là 35,99 người/km2.
4. Những tiềm năng và lợi thế:
- Đất đai, với lớp phủ thổ nhưỡng phần lớn có tầng dày tốt, độ phì cao, không chỉ là nền đất cho thảm rừng giàu có phát triển mà còn một phần diện tích để tạo nên những khu vực canh tác tốt. Đặc biệt là đất Bazan thích hợp cho phát triển những cây công nghiệp có giá trị kinh tế, ưu thế về cạnh tranh như: Cao su, cà phê, ca cao, dược liệu, mía, đậu đỗ, rau quả chất lượng cao...
- Kbang có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cả hai vùng khí hậu: Duyên hải và Tây nguyên, có nền nhiệt độ khá cao và điều hoà, mưa nhiều và phân bố tương đối đều trong năm, mùa khô ngắn (3-4 tháng) và không gay gắt, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều, có nguồn sinh thuỷ dồi dào quanh năm, có nhiều ghềnh thác, đủ điều kiện xây dựng các công trình thuỷ điện, các đập dâng và hồ chứa loại vừa và nhỏ cung cấp điện và nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt.
- Khoáng sản ở Kbang khá phong phú, đặc biệt là vùng mỏ Bauxít trữ lượng 806 triệu tấn trên cao nguyên Kon Hà Nừng; mỏ sắt ở xã Đông, Lơ Ku; các mỏ đá Bazan, đá Granit, đất sét, cát sỏi ở vùng rìa cao nguyên đất đỏ và vùng trũng phía Nam là các khoáng sản đang trong thời kỳ khai thác.
- Kbang hiện có 3 hồ thủy điện lớn và 28 hồ đập thủy lợi nhỏ. Các hồ chứa lớn của huyện có thể kể đến hồ Kanak (1.800 ha), hồ B thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Sơn Lang (1.000 ha), hồ C thủy điện Vĩnh Sơn tại xã Đắk Rong (320 ha), hồ Buôn Lưới (26 ha) thuộc xã Sơ Pai và một số diện tích mặt nước (ao đào, hồ, đầm tự nhiên qua cải tạo) hiện nay đang nuôi thủy sản.
- Ngoài ra Kbang là huyện căn cứ Cách mạng, đang được Chính phủ chọn làm huyện điểm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và huyện điểm về Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
5. Định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới:
Với những điều kiện tự nhiên và tiềm năng lợi thế, huyện Kbang định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới đó là:
5.1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch chung và gắn với quy hoạch ngành, lĩnh vực; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, thương mại, ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, theo hướng bền vững và tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao.
- Tăng cường mở rộng hợp tác, liên kết vùng; chú trọng phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo nhanh, bền vững trong vùng dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa; quản lý tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng; nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang huyện. Đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
- Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, kiện toàn tổ chức, chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; đổi mới công tác dân vận và phương thức, tác phong lãnh đạo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
5.2. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển. Tập trung các giải pháp thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; đầu tư phát triển cây dược liệu. Thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị. Tiếp tục đầu tư đồng bộ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đẩy mạnh kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dịch vụ. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội, giữa phát triển kinh tế với quốc phòng - an ninh, đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống nhân dân.
5.3. Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2020-2025:
(1) Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2020 - 2025: 8,05%.
(2) Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 44,35%; công nghiệp - xây dựng: 27,42%; thương mại - dịch vụ: 28,23%.
(3) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm: 3.200 tỷ đồng.
(4) Thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng bình quân hằng năm: 10% trở lên.
(5) Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025: 47 triệu đồng/người/năm.
(6) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 03 xã trở lên; duy trì 13 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (theo Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/2/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
(7) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân/năm: 0,4%.
(8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng số lao động trong độ tuổi lao động: 50%.
(9) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 90% trở lên.
(10) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm: 1,129%.
(11) Số trường đạt chuẩn quốc gia: 44 trường.
(12) Duy trì xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 14 xã, thị trấn; số giường bệnh/1 vạn dân: 17,3 giường.
(13) Trồng rừng mới: 1.000 ha; độ che phủ rừng đạt: 70,5% trở lên.
(14) Tỷ lệ hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 99,5%.
(15) Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ: đạt 100% chỉ tiêu, kế hoạch giao.
(16) Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”: trên 90%.
(17) Chỉ số năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính của huyện: trong tốp 3 huyện đứng đầu của tỉnh.
(18) Hằng năm, tỷ lệ tổ chức cơ sở “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”: 85% trở lên; tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 20%/số tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ; tỷ lệ đảng viên “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”: 90% trở lên.
(19) Kết nạp đảng viên mới hằng năm: 140 đảng viên (tương đương tỷ lệ khoảng 4%).
(20) Phân loại Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội huyện hằng năm: hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tỷ lệ tập hợp quần chúng nhân dân vào tổ chức: 85% trở lên.
Với định hướng phát triển huyện Kbang trở thành vùng kinh tế cửa ngõ phía Đông của tỉnh và kết hợp với đặc điểm phân vùng tự nhiên, huyện Kbang quy hoạch định hướng phát triển các tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện:
Tiểu vùng kinh tế khu vực Trung tâm huyện: Huyện đã tập trung các nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cấp chỉnh trang đô thị hoàn thiện các công trình công cộng như: Quảng trường Trung tâm huyện; Công viên văn hóa; các tuyến đường Lê Văn Tám, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Phan Đình Phùng, Y Wừu, công trình nước sạch, bến xe, chợ trung tâm, 2 bên bờ kè suối Đăk lốp, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng công cộng, … tạo cảnh quan đô thị khang trang, sạch đẹp. Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch; mở rộng diện tích một số loại rau, củ quả phục vụ nhu cầu của nhân dân trong và ngoài địa bàn.
Tiểu vùng kinh tế các xã phía Nam: Đầu tư làm các tuyến đường giao thông đi lại thông suốt với thị xã An Khê, huyện Đắk Pơ và tỉnh Bình Định. Đầu tư kêu gọi khai thác du lịch vào các khu di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia; tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nông thôn đi vào chiều sâu; hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây trồng (cây mía, cây sả java, mì, bắp, đậu đỗ, lúa chất lượng cao, cây ăn quả); kêu gọi đầu tư nuôi bò công nghiệp, phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi nông hộ, trồng dâu nuôi tằm và trồng rau sạch.
Tiểu vùng kinh tế các xã phía Bắc: Đầu tư lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình nông thôn mới, ngân sách tỉnh hỗ trợ, ngân sách huyện và huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường giao thông bê-tông xi-măng thông suốt đến tận thôn làng và cứng hóa đường ra khu sản xuất, góp phần cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích phát triển nghề rừng (trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng), trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây mắc-ca và các loại cây dược liệu; khai thác sản phẩm dưới tán rừng, nghề truyền thống, chăn nuôi gia súc để phát triển kinh tế hộ gia đình. Kêu gọi đầu tư du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử ở một số vùng có điều kiện.
Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện (1945-2015)
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX
Niên giám thống kê huyện Kbang năm 2020.
|