CHUYÊN MỤC

NHỮNG ĐIỂM MỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/01/2021

(ngày đăng bài: 25/10/2022)
PHẦN 6:
 03 điểm mới về vấn đề nghỉ hưu của người lao động

     Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 quy định nhiều điểm mới về vấn đề nghỉ hưu của người lao động, cụ thể như sau:

     1. Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình
     Từ 01/01/2021,  tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ, cụ thể:
     - Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường:
     + Năm 2021: Đủ 55 tuổi 4 tháng
     + Năm 2022: Đủ 55 tuổi 8 tháng
     + Năm 2023: Đủ 56 tuổi
     + Năm 2024: Đủ 56 tuổi 4 tháng
     + Năm 2025: Đủ 56 tuổi 8 tháng
     + Năm 2026: Đủ 57 tuổi
     + Năm 2027: Đủ 57 tuổi 4 tháng
     + Năm 2028: Đủ 57 tuổi 8 tháng
     + Năm 2029: Đủ 58 tuổi
     + Năm 2030: Đủ 58 tuổi 4 tháng
     + Năm 2031: Đủ 58 tuổi 8 tháng
     + Năm 2032: Đủ 59 tuổi
     + Năm 2033: Đủ 59 tuổi 4 tháng
     + Năm 2034: Đủ 59 tuổi 8 tháng
     + Từ năm 2035 trở đi: Đủ 60 tuổi
     - Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam trong điều kiện lao động bình thường:
     + Năm 2021: Đủ 60 tuổi 3 tháng
     + Năm 2022: Đủ  60 tuổi 6 tháng
     + Năm 2023: Đủ 60 tuổi 9 tháng
     + Năm 2024: Đủ 61 tuổi
     + Năm 2025: Đủ 61 tuổi 3 tháng
     + Năm 2026: Đủ 61 tuổi 6 tháng
     + Năm 2027: Đủ 61 tuổi 9 tháng
     + Từ năm 2028 trở đi: Đủ 62 tuổi.
     Lưu ý:
     - Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì:
     Từ năm 2021 trở đi: Áp dụng theo nguyên tắc “Có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với người lao động làm việc ở điều kiện lao động bình thường”.

     2. Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu
     Từ 01/01/2021,  tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo lộ trình sẽ tăng theo lộ trình và bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2021. Nên điều kiện hưởng lương hưu của NLĐ từ năm 2021 cũng sẽ có sự thay đổi.
     2.1. Điều kiện hưởng lương hưu từ 01/01/2021 với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc
Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
     (1) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
     (2) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
     (3) Cán bộ, công chức, viên chức;
     (4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
     (5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
     (6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
     (7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
     (8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
     (9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Untitled.jpg
Điều kiện hưởng lương hưu từ năm 2021 sẽ có sự thay đổi
(Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/30447/dieu-kien-huong-luong-huu-chi-tiet-tu-01-01-2021-ai-cung-can-biet)

     Ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) quy định tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo lộ trình và bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2021. Nên điều kiện hưởng lương hưu của NLĐ từ năm 2021 cũng sẽ có sự thay đổi.
 
     Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu đối với NLĐ từ ngày 01/01/2021 cụ thể như sau:
     2.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu
     a. NLĐ (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     Trường hợp 1: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019, cụ thể như sau:
 
Năm Tuổi nghỉ hưu
Nam Nữ
2021 Đủ 60 tuổi 3 tháng Đủ 55 tuổi 4 tháng
2022 Đủ  60 tuổi 6 tháng Đủ 55 tuổi 8 tháng
2023 Đủ 60 tuổi 9 tháng Đủ 56 tuổi
2024 Đủ 61 tuổi Đủ 56 tuổi 4 tháng
2025 Đủ 61 tuổi 3 tháng Đủ 56 tuổi 8 tháng
2026 Đủ 61 tuổi 6 tháng Đủ 57 tuổi
2027 Đủ 61 tuổi 9 tháng Đủ 57 tuổi 4 tháng
2028 Đủ 62 tuổi Đủ 57 tuổi 8 tháng
2029 Đủ 62 tuổi Đủ 58 tuổi
2030 Đủ 62 tuổi Đủ 58 tuổi 4 tháng
2031 Đủ 62 tuổi Đủ 58 tuổi 8 tháng
2032 Đủ 62 tuổi Đủ 59 tuổi
2033 Đủ 62 tuổi Đủ 59 tuổi 4 tháng
2034 Đủ 62 tuổi Đủ 59 tuổi 8 tháng
2035 trở đi Đủ 62 tuổi Đủ 60 tuổi
Bảng 1. Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định
tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019
Trường hợp 2: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 BLLĐ 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.
Năm Tuổi nghỉ hưu
Nam Nữ
2021 Đủ 55 tuổi 3 tháng Đủ 50 tuổi 4 tháng
2022 Đủ  55 tuổi 6 tháng Đủ 50 tuổi 8 tháng
2023 Đủ 55 tuổi 9 tháng Đủ 51 tuổi
2024 Đủ 56 tuổi Đủ 51 tuổi 4 tháng
2025 Đủ 56 tuổi 3 tháng Đủ 51 tuổi 8 tháng
2026 Đủ 56 tuổi 6 tháng Đủ 52 tuổi
2027 Đủ 56 tuổi 9 tháng Đủ 52 tuổi 4 tháng
2028 Đủ 57 tuổi Đủ 52 tuổi 8 tháng
2029 Đủ 57 tuổi Đủ 53 tuổi
2030 Đủ 57 tuổi Đủ 53 tuổi 4 tháng
2031 Đủ 57 tuổi Đủ 53 tuổi 8 tháng
2032 Đủ 57 tuổi Đủ 54 tuổi
2033 Đủ 57 tuổi Đủ 54 tuổi 4 tháng
2034 Đủ 57 tuổi Đủ 54 tuổi 8 tháng
2035 trở đi Đủ 57 tuổi Đủ 55 tuổi
Bảng 2. Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019

     Trường hợp 3: NLĐ có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ quy định tại Bảng 1. và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
     Trường hợp 4: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
     Trường hợp 5: Trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định như trên thì được hưởng lương hưu.
     b. NLĐ (5), (6) nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     Trường hợp 1: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động (Bảng 2), trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác.
Trường hợp 2: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 BLLĐ 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021:
 
Năm Tuổi nghỉ hưu
Nam Nữ
2021 Đủ 50 tuổi 3 tháng Đủ 45 tuổi 4 tháng
2022 Đủ  50 tuổi 6 tháng Đủ 45 tuổi 8 tháng
2023 Đủ 50 tuổi 9 tháng Đủ 46 tuổi
2024 Đủ 51 tuổi Đủ 46 tuổi 4 tháng
2025 Đủ 51 tuổi 3 tháng Đủ 46 tuổi 8 tháng
2026 Đủ 51 tuổi 6 tháng Đủ 47 tuổi
2027 Đủ 51 tuổi 9 tháng Đủ 47 tuổi 4 tháng
2028 Đủ 52 tuổi Đủ 47 tuổi 8 tháng
2029 Đủ 52 tuổi Đủ 48 tuổi
2030 Đủ 52 tuổi Đủ 48 tuổi 4 tháng
2031 Đủ 52 tuổi Đủ 48 tuổi 8 tháng
2032 Đủ 52 tuổi Đủ 49 tuổi
2033 Đủ 52 tuổi Đủ 49 tuổi 4 tháng
2034 Đủ 52 tuổi Đủ 49 tuổi 8 tháng
2035 trở đi Đủ 52 tuổi Đủ 50 tuổi
Bảng 3
 
     Trường hợp 3: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
     2.1.2 Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
     a. NLĐ (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu tại Trường hợp 1, Trường hợp 2 và Trường hợp 3 Mục 1.1 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     Trường hợp 1: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 (Bảng 2) khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%:
     Trường hợp 2: Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 (Bảng 3) khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên:
     Trường hợp 3: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
     2.2. NLĐ (5), (6) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu tại Trường hợp 1 và Trường hợp 2 Mục 1.2 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     Trường hợp 1: Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 (Bảng 3);
     Trường hợp 2: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.
     2.2. Điều kiện hưởng lương hưu từ 01/01/2021 đối với người tham gia BHXH tự nguyện
     Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
     Từ ngày 01/01/2021, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
     (1) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 (Bảng 1);
     (2) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
     3. Thêm quy định mới về chính sách hưởng lương hưu 
     02 chính sách mới quan trọng về chế độ hưu trí áp dụng từ ngày 01/01/2021 mà NLĐ cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình cụ thể đó là:
     3.1. Thay đổi tỷ lệ hưởng lương hưu theo số năm đóng BHXH đối với lao động nam từ 2021
     Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam nghỉ hưu từ năm ngày 01/01/2021 trở đi thì mức lương hưu được tính như sau:
     - Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (hoặc bằng 45% mức bình quân thu nhập đóng BHXH bắt buộc đối với người tham gia BHXH tự nguyện) tương ứng với 19 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.
     - Lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (hoặc bằng 45% mức bình quân thu nhập đóng BHXH bắt buộc đối với người tham gia BHXH tự nguyện) tương ứng với 20 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.
     3.2. Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu từ 2021
     Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo lộ trình và bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2021. Nên điều kiện hưởng lương hưu của NLĐ từ năm 2021 cũng sẽ có sự thay đổi, cụ thể:
     - Người lao động trong điều kiện bình thường được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 BLLĐ 2019.
     - Người lao động bị suy giảm lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 55 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 BLLĐ 2019.
 
NGUYỄN THỊ LAN ANH – THANH TRA HUYỆN
 
 

Đăng ký nhận tin: