CHUYÊN MỤC

Theo thống kê, lao động nữ là một trong những bộ phận có số lượng khá cao trên thị trường lao động, đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cùng điểm lại quyền lợi dành riêng cho lao động nữ nhân ngày 08/3.
 
Tuan-11-3.png
7. Sa thải phụ nữ mang thai có thể bị phạt đến 3 năm tù 
Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu sa thải trái pháp luật đối với phụ nữ mang thai, người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động là cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm.
8. Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai
Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do có thai, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP). 
 
 
 
9. Không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai
Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) sẽ không phải làm việc bân đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Tuy nhiên, nếu người lao động đồng ý thì người sử dụng lao động vẫn được được sử dụng người lao nữ mang thai làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa.
10. Bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến
Theo khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần. 
11. Được hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên
(theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng (theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
                                                                                                          Biên soạn: Thu Hiền CC TP-HT xã Đông
Luật Đất đai số 31/2024/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Theo đó, Luật Đất đai 2024 có gì mới?
Thang-T2-8.png
1. Bỏ khung giá đất, ban hành Bảng giá đất mới từ 01/01/2026
Đây là một trong những thay đổi nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, theo đó, Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QH14 đã bỏ khung giá đất.
Đồng thời, tại Điều 159 Luật này quy định, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ công bố Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 01/01/2026.
Đặc biệt, hằng năm Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phải trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 01/01 năm sau.
Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ có Bảng giá đất mới từ ngày 01/01/2026 và Bảng giá đất sẽ được ban hành theo từng năm (nếu có điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung) thay vì định kỳ 05 năm/lần như quy định hiện hành tại Điều 114 Luật Đất đai năm 2013.
Bảng giá đất hiện hành sẽ tiếp tục được áp dụng đến hết ngày 31/12/2025, trong trường hợp cần thiết, các tỉnh, thành phố có thể điều chỉnh Bảng giá đất theo quy định mới cho phù hợp với thực tế giá đất tại địa phương.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 nhấn mạnh, việc xác định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc thị trường thay vì căn cứ vào giá đất tối thiểu - tối đa của khung giá đất do Chính phủ ban hành như hiện nay.
Bảng giá đất mới sẽ được xây dựng theo từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn nếu khu vực đó có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất.
2. Đất không có giấy tờ trước ngày 01/7/2014 được cấp Sổ đỏ
Khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai 2024 quy định, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ 15/10/1993 - trước 01/7/2014 không có giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ được cấp Sổ đỏ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Không vi phạm pháp luật về đất đai;
- Không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền;
- Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là không có tranh chấp.
Theo đó, Luật Đất đai 2024 đã mở rộng mốc thời gian sử dụng đất không có giấy tờ được cấp Sổ đỏ thêm 10 năm (từ 01/7/2004 thành 01/7/2014). Đồng nghĩa với việc, từ năm 2025, đất không có giấy tờ sử dụng trước 01/7/2014 tăng cơ hội được cấp Sổ đỏ.
3. Đất cấp sai thẩm quyền sau 2014 sẽ được cấp Sổ đỏ
Đất được giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân từ ngày 01/7/2014 - trước ngày 01/01/ đáp ứng các điều sau theo quy định tại khoản 4 Điều 140 Luật Đất đai 2024 thì được cấp Sổ đỏ:
- Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp;
- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất;
- Người sử dụng đất có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất.
Từ năm 2025 - khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, đất cấp sai thẩm quyền sau ngày 1/7/2014 - trước ngày 01/01/2025 sẽ được cấp Sổ đỏ nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
4. 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong đó có thể kể đến:
1- Xây dựng công trình giao thông:
  • Đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người, điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô; bến phà, bến xe, trạm dừng nghỉ;
  • Các loại hình đường sắt; nhà ga đường sắt;
  • Các loại cầu, hầm phục vụ giao thông;
  • Công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải;
  • Công trình hàng không;
  • Tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo;
  • Cảng cá, cảng cạn;
  • Các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không;
  • Các kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.
   2- Xây dựng công trình thủy lợi:
  • Đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, hồ chứa nước, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất;
  • Công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi thuộc phạm vi công trình thủy lợi.
3- Xây dựng công trình cấp nước, thoát nước:
  • Nhà máy nước;
  • Trạm bơm nước;
  • Bể, tháp chứa nước;
  • Tuyến ống cấp nước, thoát nước;
  • Hồ điều hòa;
  • Công trình xử lý nước, bùn, bùn cặn kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước, thoát nước.
4- Xây dựng công trình xử lý chất thải rắn:
  • Trạm trung chuyển;
  • Bãi chôn lấp rác;
  • Khu liên hợp xử lý, khu xử lý, cơ sở xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình xử lý chất thải rắn.
5- Xây dựng chợ dân sinh, chợ đầu mối;
6- Xây dựng công trình tín ngưỡng, bao gồm: đình, đền, am, miếu và công trình tín ngưỡng hợp pháp khác…
5. Thêm nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất
Luật Đất đai 2024 đã bổ sung thêm một số trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 01/01/2025 như:
- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi.
- Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất
- Sử dụng đất xây dựng công trình cấp nước sạch và thoát nước, xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn;
- Đất để làm bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng; đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm…
6. Đa dạng các hình thức bồi thường cho người dân bị thu hồi đất
Bên cạnh hình thức giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng tiền (trong trường hợp không có đất để bồi thường), Luật Đất đai 2024 đã bổ sung thêm hình thức bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi; Nhà ở.
Đặc biệt, ưu tiên người dân được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở được lựa chọn bồi thường bằng tiền nếu có nhu cầu.
7. Chỉ được thu hồi đất khi đã bàn giao nhà ở tái định cư
Đây là một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2024 liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo đó, khoản 6 Điều 91 Luật Đất đai 2024 nêu rõ:…Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất.
Khoản 5 Điều này cũng quy định, khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.N Đồng thời phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi. Một khu tái định cư có thể bố trí cho một/nhiều dự án.
Như vậy, từ ngày 01/01/2025, về nguyên tắc, việc tái định cư phải thực hiện trước mới được thu hồi đất.
8. Bổ sung thêm khoản hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất
Ngoài các khoản hỗ trợ như quy định hiện hành, Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm các khoản hỗ trợ khác:
- Hỗ trợ di dời vật nuôi;
- Hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời đối với tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn.
9. Tiền thuê đất hằng năm được áp dụng ổn định cho chu kỳ 5 năm
Căn cứ quy định tại khoản 2 Luật Đất đai số 31/2024/QH15, tiền thuê đất hằng năm được áp dụng ổn định cho chu kỳ 05 năm tính từ thời điểm Nhà nước quyết định cho thuê đất.
Tiền thuê đất cho chu kỳ tiếp theo được tính căn cứ vào Bảng giá đất của năm xác định tiền thuê đất tiếp theo.
Nếu tiền thuê đất tăng so với chu kỳ trước thì tiền thuê đất phải nộp được điều chỉnh nhưng không được vượt quá tỷ lệ do Chính phủ quy định cho từng giai đoạn.
Tỷ lệ này sẽ do Chính phủ quy định cho từng giai đoạn không quá tổng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng năm cả nước của giai đoạn 05 năm trước đó….
(còn tiếp…)

                                                                                                              Biên soạn
 
 
                                                                                                       Nguyễn Thị Thu Hiền
Luật Đất đai số 31/2024/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Theo đó, Luật Đất đai 2024 có gì mới?
 
Thang-2-9.png
 
10. Đang thuê đất trả tiền 1 lần có thể chuyển sang trả hằng năm
Theo khoản 2 Điều 30 Luật số 31/2024/QH15, tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển sang trả tiền hàng năm. Phần tiền thuê đất đã nộp trước đó sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất hàng theo quy định của Chính phủ.
Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định việc doanh nghiệp, cá nhân được phép chuyển từ trả tiền thuê đất hằng năm sang trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và không quy định quyền ngược lại.
11. Cho phép người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa
Hiện nay, theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Tuy nhiên, tại khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 không còn quy định trường hợp này.
Theo đó, từ ngày 01/01/2025, người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa.
Lưu ý: Trường hợp người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức (trên 03 ha đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; trên 02 ha đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác) phải:
- Thành lập tổ chức kinh tế;
- Có phương án sử dụng đất trồng lúa được UBND cấp huyện phê duyệt.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa thay vì bị cấm như hiện nay.
12. Được thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất ở để làm nhà ở thương mại
Điều 127 Luật Đất đai 2024 nêu rõ, đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở.
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng thì được thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện thỏa thuận quyền sử dụng đất thực hiện dự án.
Nếu nhà đầu tư đã nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án mà đến thời điểm hết hạn sử dụng đất đối với đất đã nhận chuyển quyền nhưng vẫn chưa hoàn thành thủ tục về đất đai để thực hiện dự án thì được tiếp tục thực hiện các thủ tục để triển khai dự án mà không phải gia hạn.
13. Bỏ đối tượng hộ gia đình sử dụng đất từ 01/01/2025
Luật Đất đai 2024 đã bỏ đối tượng hộ gia đình sử dụng đất, căn cứ vào quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật này:
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Đồng thời, trong các đối tượng sử dụng đất quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2024 không còn hộ gia đình.
Theo đó, chỉ công nhận đối tượng hộ gia đình sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.
Đồng nghĩa với việc, từ ngày 01/01/2025, hộ gia đình sử dụng đất sẽ không được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất với tư cách hộ gia đình sử dụng đất.
Luật mới đã có quy định chuyển tiếp đối với quyền sử dụng đất hộ gia đình tại Điều 259.
Bênh cạnh đó, khoản 4 Điều 256 Luật Đất đai 2024 quy định hộ gia đình sử dụng đất có Sổ trước ngày Luật này có hiệu lực thì sẽ được cấp đổi ghi tên tất cả các thành viên hộ vào sổ nếu có nhu cầu.
14. Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
Khoản 1 Điều 177 Luật Đất đai 2024 cho phép hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất thay vì 10 lần như Luật Đất đai 2013.
15. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mở rộng quyền sử dụng đất
Khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam và được gọi chung là cá nhân.
Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất như cá nhân trong nước.
Điển hình trong đó quy định về nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho họ trực tiếp tham gia vào giao dịch bất động sản trong nước… không phải nhờ người thân trong nước đứng tên thực hiện giao dịch chuyển nhượng.
(hết)
                                                                                                                                                     Biên soạn
 
 
 
                                                                                                                                                               Nguyễn Thị Thu Hiền
Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Thang-1-4-(1).pngTrong đó Quyết định sửa đổi điểm a, b, c khoản 2 Điều 5 như sau:
Về hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết hoặc Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) do địa phương lựa chọn. Mức chi tối đa trị giá 500.000 đồng/người/lần và không quá 02 (hai) lần/năm;
Người có uy tín ốm đau đi điều trị bệnh, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thăm hỏi, hỗ trợ không quá 01 lần/người/năm. Mức chi tối đa trị giá: 3.000.000 đồng/người/năm khi điều trị bệnh tại các cơ sở tuyến Trung ương và tương đương; 1.500.000 đồng/người/năm khi điều trị tại các cơ sở tuyến tỉnh và tương đương; 800.000 đồng/người/năm khi điều trị tại cơ sở tuyến huyện và tương đương; 500.000 đồng/người/năm khi điều trị tại cơ sở tuyến xã và tương đương;
Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn đột xuất do sự cố, thiên tai, hỏa hoạn được chính quyền cấp xã nơi cư trú xác nhận. Mức chi tối đa trị giá 2.000.000 đồng/hộ gia đình/năm.
Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2024.
                                                                                                                                      Biên soạn
 
   
                                                                                                                             Nguyễn Thị Thu Hiền

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân từ vài triệu đến hàng tỷ đồng với các đối tượng hướng đến không chỉ là những người có thu nhập thấp, thất nghiệp,... mà cả những người có trình độ, công việc ổn định cũng bị các đối tượng lôi kéo, lừa đảo; gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, tình hình an ninh, trật tự; gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong đó nổi lên là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt như chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Facebook, zalo...), mạo danh người thân mượn tiền giải quyết việc gấp; giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ cơ quan nhà nước, nhân viên ngân hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; kêu gọi đầu tư kinh doanh đa cấp, tiền ảo, thiết lập các trang mạng ngân hàng giả mạo để lấy dữ liệu thông tin khách hàng; hay gần đây nhất là thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deepfake (“Deepfake ” là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả đối tượng ngoài đời thực với độ chính xác rất cao) làm giả cuộc gọi video nhằm chiếm đoạt tài sản.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức cho quần chúng Nhân dân và tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, UBND xã đề nghị người dân ghi nhớ, thực hiện tốt khẩu hiệu:
"4 KHÔNG ”: KHÔNG SỢ - KHÔNG THAM- KHÔNG KẾT BẠN VỚI NGƯỜI LẠ - KHÔNG CHUYỂN KHOẢN.
" 2 PHẢI": Phải thường xuyên cảnh giác - Phải liên hệ với Công an khi có nghi ngờ.
4 KHÔNG
1. KHÔNG SỢ: Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân, thông báo có liên quan đến các vụ việc, vụ án…
2. KHÔNG THAM: Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ, lương cao”...
3. KHÔNG KẾT BẠN VỚI NGƯỜI LẠ: Khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen, mời tham gia các hội nhóm mà không rõ là ai, mục đích thì không nên kết bạn, bắt chuyện, tham gia; không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng;
4. KHÔNG CHUYỂN KHOẢN: Khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo.
  • "2 PHẢI”
1. PHẢI THƯỜNG XUYÊN CẢNH GIÁC: Chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội...
2. PHẢI TỐ GIÁC NGAY VỚI CÔNG AN KHI CÓ NGHI NGỜ: Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý.
18-1.png
 
                                                                                                                                               Thu Hiền - CC TP - HT xã Đông
 Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi, bổ sung Điều 17 xác nhận thông tin về cư trú của Thông tư số 55/2021/TT-BCA.

T1-2.png
Theo đó, công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. (Trước đó, giấy xác nhận thông tin về cư trú do cơ quan công an xã, phường cấp có giá trị trong 30 ngày).
Thông tư 66/2023/TT-BCA có hiệu lực từ  ngày 01/ 01/2024.

                                                                     Biên soạn: Nguyễn Thị Thu Hiền
 
 
 
 
 
 

Các bước thực hiện thay avatar như sau:

Bước 1: Truy cập một trong hai đường link dưới đây để lựa chọn mẫu avatar frame yêu thích:

Mẫu 1:  https://khunghinh.net/p/1a2b1fbe02b3400a

Mẫu 2: https://khunghinh.net/p/f3c22d518000abc0

Bước 2: Sau khi lựa chọn được mẫu yêu thích, bấm "Chọn hình" ở phía dưới khung hình để tải ảnh lên.

Bước 3: Sau khi tải ảnh lên, kéo và di chuyển trực tiếp ảnh vào trong khung hình hoặc sử dụng thanh công cụ bên dưới để kéo và chỉnh hình ảnh sao cho vừa vặn hiển thị.

Bước 4: Sau khi đã căn chỉnh xong, chọn "Tiếp tục", sau đó chọn "Tải hình" (Ghi chú: Khi thanh tải chạy hết là bấm tải ảnh xuống).

Bước 5: Thay ảnh đại diện trên Zalo, Facebook và các nền tảng mạng xã hội bằng hình ảnh vừa tải xuống. Khuyến khích người dùng thực hiện gắn thẻ các Hashtag trên nội dung bài đăng thay ảnh: #ngaychuyendoisoquocgia #namdulieuso #10102023.
                                                                       Anh Dũng - CC VH-XH xã Đông

Để thực hiện có hiệu quả công tác tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã, Ủy ban nhân dân xã Đông thông báo về việc công khai tiêu chuẩn và các quy định về công nhận tuyên truyền viên pháp luật trong toàn xã như sau:
1.Tiêu chuẩn Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã
Là người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật, tự nguyện đăng ký tham gia, được xem xét để chủ tịch UBND xã công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
2. Quyền lợi của Tuyên truyền viên pháp luật
Được cung cấp văn bản pháp luật; được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; hưởng thù lao, chế độ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, cá nhân nào có nhu cầu đăng ký để được công nhận tuyên truyền viên pháp luật, đề nghị đến tại UBND xã để được hướng dẫn, đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật cấp xã (qua CC Tư Pháp-Hộ tịch đ/c Hiền).
Thời gian đăng ký từ ngày 11/9 đến hết ngày 30/9/2023.
 
                                                                        Thu Hiền CC TPHT xã Đông
 
Nhà bà Vy và ông Thưởng là hai hộ liền kề. Khi sửa nhà, bà Vy làm thêm mái tôn che mưa nhưng lại không làm đường ống thoát nước. Mỗi khi trời mưa, nước từ mái tôn nhà bà Vy chảy tràn sang mái nhà ông Thưởng gây thấm nước xuống các phòng bên dưới.
Ông Thưởng nhiều lần yêu cầu bà Vy phải làm đường ống thoát nước nhưng bà Vy không đồng ý vì cho rằng nhà ông Thưởng bị thấm là do xử lý chống thấm trần nhà không tốt chứ không phải là do việc bà Vy sửa nhà, vì vậy, hai bên đã xảy ra mâu thuẫn, xung đột.
Nếu được giao hòagiải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa hộ nhà bà Vy và hộ nhà ông Thưởng là mâu thuẫn trong việc thoát nước mưa do khi sửa nhà, bà Vy làm thêm mái tôn che mưa nhưng lại không làm đường ống thoát nước.
Mỗi khi trời mưa, nước từ mái tôn nhà bà Vy chảy tràn sang mái nhà ông Thưởng gây thấm nước xuống các phòng bên dưới.
2. Căn cứ pháp lý
Điều 250 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể ngày 01/01/2017 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa:
 “Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.”
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 250 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột.
Đề nghị nhà bà Vy phải thực hiện lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà không được chảy xuống mái nhà ông Thưởng

                                                                                                         Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT xã Đông

Năm 2023, không chỉ cán bộ, công chức, viên chức có khả năng được tăng lương mà những người có công với cách mạng cũng chuẩn bị được tăng loạt trợ cấp phụ cấp, trợ cấp. Sau đây là thông tin cụ thể về sự thay đổi trong chính sách ưu đãi với người có công năm 2023.

1. Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công từ 01/7/2023

Theo thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ, cùng với đề xuất tăng lương cơ sở, Chính phủ cũng trình Quốc hội xem xét việc tăng trợ cấp ưu đãi người có công vào năm 2023 với tỷ lệ tăng tương đương với mức tăng lương cơ sở là 20,8% so với quy định hiện nay.
Thời điểm dự kiến áp dụng trợ cấp ưu đãi mới dành cho người có công với cách mạng là từ 01/7/2023.
Hiện nay, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đang được áp dụng là 1.624.000 đồng (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP).
Nếu đề xuất của Chính phủ được Quốc hội thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng sẽ tăng từ 1.624.000 đồng lên thành 1.962.000 triệu đồng.
Việc tăng mức mức chuẩn trợ cấp đối với người có công sẽ góp phần gia tăng thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho họ trong thời buổi lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao.
Đồng thời điều này cũng hướng đến thực hiện tốt chủ trương phấn đấu 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
2. Nâng mức chuẩn ưu đãi: Trợ cấp cho người có công thay đổi thế nào?
Theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công được dùng sử dụng làm căn cứ để tính rất nhiều loại trợ cấp, phụ cấp đối với nhóm đối tượng này. Do đó, nếu mức chuẩn như dự kiến thì từ ngày 01/7/2023, loạt trợ cấp, phụ cấp dành cho người có công cũng tăng theo.
Cụ thể như sau:
2.1. Mức trợ cấp ưu đãi 1 lần
STT Đối tượng người có công Mức trợ cấp (đồng)
  Hiện nay Dự kiến từ 01/7/2023
1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi:      
1.1 Thân nhân 31,0 lần mức chuẩn 50.344.000 60.822.000
1.2 Người thờ cúng 6,2 lần mức chuẩn 10.068.800 12.164.400
2 Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi:      
2.1 Thân nhân 15,5 lần mức chuẩn 25.172.000 30.411.000
2.2 Người thờ cúng 6,2 lần mức chuẩn 10.068.800 12.164.400
3 Liệt sĩ      
  Trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người thừa kế của liệt sĩ 20,0 lần mức chuẩn 32.480.000 39.240.000
Hỗ trợ chi phí báo tử 1,0 lần mức chuẩn 1.624.000 1.962.000
4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” 20,0 lần mức chuẩn 32.480.000 39.240.000
5 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc được truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến 20,0 lần mức chuẩn 32.480.000 39.240.000
6 Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi 1,5 lần mức chuẩn 2.436.000 2.943.000
7 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế (Trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến) 0,3 lần mức chuẩn/ thâm niên 487.200 588.600
8 Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng, hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến 1,5 lần mức chuẩn 2.436.000 2.943.000
9 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi 1,5 lần mức chuẩn 2.436.000 2.943.000
10 Người có công giúp đỡ cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi 1,5 lần mức chuẩn 2.436.000 2.943.000
 
2.2. Hỗ trợ ưu đãi giáo dục
Trường hợp Mức chi
  Hiện nay Dự kiến từ 01/7/2023
Trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm 324.800 đồng/người/năm 392.400 đồng/người/năm
Trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm 649.600 đồng/người/năm 784.800 đồng/người/năm
Trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm 649.600 đồng/người/năm
784.800 đồng/người/năm
 
Sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ:“Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng” và biện pháp quan trọng hàng đầu để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí chính là giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.
 
400.jpg

Trong các bài nói và viết của mình, ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền cho đến sau này, Người rất chú ý đến việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, là người lãnh đạo Nhà nước Việt Nam dân chủ đầu tiên đề cập đến việc chống các bệnh quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí…Những bệnh này cũng có thể được Hồ Chí Minh diễn đạt trong một thuật ngữ cổ hơn đó là “bất liêm”, mà ngày nay chúng ta gọi là tham nhũng.
Thế nào là tham nhũng? Thông qua định nghĩa chữ “Liêm”, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về tham nhũng: “Liêm là trong sạch, không tham lam”, Người chỉ ra 2 biểu hiện trong 10 hành vi bất liêm của cán bộ đó là: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên; Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”. Biểu hiện của bệnh tham ô, theo Hồ Chí Minh, đó là “Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư” là bất liêm, tức không trong sạch, tham lam mà ngày nay chúng ta gọi là tham nhũng.
Về tác hại của tệ tham ô, tham nhũng. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã coi trọng lên án những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực Nhà nước trong không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Người luôn coi tham ô, lãng phí và quan liêu là ba kẻ thù hết sức nguy hiểm, Người viết: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ” nó là: “Kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng mọi việc của ta”.
Theo Hồ Chí Minh, trong ba kẻ thù trên, tham ô là kẻ thù nguy hiểm nhất, bởi đó là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Nó nguy hiểm đến mức mà Người từng xếp căn bệnh này ngang hàng với tội phản quốc. Năm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Người nói: “Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam, Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”.
Trong bài nói chuyện năm 1952 về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Bác Hồ giải thích : Đứng về phía cán bộ mà nói, ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: “ ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”, “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ”. Chính vì việc coi “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”, nên việc chống loại kẻ địch này rất khó khăn, phức tạp hơn cả việc chống lại giặc ngoại xâm. Chưa xoá bỏ hết cái nọc nguy hiểm này thì cách mạng chưa thành công được, vì nó ngấm ngầm chống phá cách mạng, chống phá sự nghiệp dựng xây chế độ mới của ta. Chống giặc tham nhũng phải được xem là một đặc thù và có sự tham gia của tất cả các cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân. Vì vậy, Người nhắc nhở nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống “giặc nội xâm” này thì chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Cán bộ, đảng viên không được nể nang, không sợ trù dập để kiên quyết chống lại tệ tham nhũng. Đối với quần chúng Nhân dân tăng cường vai trò giám sát của mình thông qua các hình thức. Sự phản ánh của quần chúng Nhân dân chính là một trong các cơ sở để cơ quan có thẩm quyền vào cuộc thanh tra, kiểm tra
Theo Người, nguồn gốc của tham nhũng là do tha hóa quyền lực Nhà nước, do thiếu dân chủ. Thiếu dân chủ, được Hồ Chí Minh xem xét từ hai phía. Thứ nhất, là từ phía cán bộ, công chức Nhà nước mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Nguyên nhân là do: “Xa nhân dân...khinh nhân dân...Sợ nhân dân... Không tin cậy nhân dân... Không hiểu biết nhân dân... Không yêu thương nhân dân… Thậm chí còn lừa phỉnh dân và dọa nạt dân”. Thứ hai, “Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm cũng phải hóa ra LIÊM. Vì vậy “dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ thực hiện chữ LIÊM”.
Phòng, chống tham ô, tham nhũng và lãng phí như thế nào? tham ô, tham nhũng là vướng vào chủ nghĩa cá nhân, là trục lợi: “Là người có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì thế, muốn chống tham nhũng, phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân với tất cả các biện pháp, trong đó “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Trong bài viết “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Xtalin về cách thức phòng, chống lãng phí và coi đây như một “nghệ thuật”, nhưng “nghệ thuật” đó không phải dễ: “Đồng chí Xtalin dạy chúng ta: “Phải tiết kiệm tiền bạc, lại phải chi tiêu tiền bạc ấy cho hợp lý. Không được phí phạm một đồng xu nào của dân. Phải dùng toàn bộ tiền bạc ấy vào công nghệ của nước ta. Không như vậy thì chúng ta sẽ vấp phải cái nguy hiểm lãng phí, cái nguy hiểm dùng tiền vào những việc không cần kíp cho sự phát triển công nghệ, cho sự bồi bổ kinh tế của nhân dân. Khéo tính toán, chi tiêu tiền bạc cho hợp lý - Đó là một nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật ấy không phải là dễ”.
Quán triệt và vận dụng thực hiện tư tưởng của Người, trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã xác định quan điểm, chủ trương và đề ra những giải pháp cơ bản, có tính chiến lược về phòng, chống tham nhũng phù hợp với thực tiễn. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, quản lý đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham ô, lãng phí trong Đảng, Nhà nước. Muốn đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả phải sử dụng những giải pháp đồng bộ cả về nhận thức tư tưởng và tổ chức, luật pháp và chính sách; các giải pháp vừa có tính chiến đấu cao, vừa khoa học, vừa kiên quyết và mạnh mẽ. Trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Họ vừa là hạt nhân, vừa đi đầu trong cuộc đấu tranh này; tự mình nêu gương sáng học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư…” ; đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước về chống quan liêu, tham nhũng.

                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP - HT xã Đông

 
HỎI: Hàng xóm liền kề nhà tôi đang thực hiện xây dựng mới căn nhà của họ. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà của họ đã làm cho cửa sổ tầng 1 nhà tôi bị lấp kín toàn bộ, vì vậy, ánh nắng, ánh sáng không thể thông qua cửa sổ để vào phòng khách nhà tôi. Cho tôi hỏi Nhà hàng xóm của tôi có được phép xây dựng nhà ở mà bịt cửa sổ nhà tôi hay không?
 TRẢ LỜI:
Việc xây dựng nhà ở phải tuân thủ quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng. Theo đó, một số điều kiện theo quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng 2014 mà chủ sử dụng đất buộc phải tuân thủ khi thực hiện xây dựng công trình như sau:
Một là, nếu công trình xây dựng là nhà ở thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng thì việc thi công, xây dựng nhà ở phải tuân thủ theo bản vẽ, nội dung của giấy phép đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Việc cấp giấy phép xây dựng cũng phải đảm bảo đáp ứng quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hai là, người sử dụng đất được phép sử dụng đất trong ranh giới đất, khoảng không phía trên tính từ ranh giới đất và chiều sâu phía dưới lòng đất theo ranh giới thửa đất của mình (Điều 170 Luật Đất đai 2013).
Ba là, việc sử dụng đất phải đảm bảo không gây tổn hại đến việc sử dụng đất của những người sử dụng đất xung quanh (Điều 170 Luật Đất đai 2013). Theo đó, khi xây dựng nhà ở, công trình khác trên đất, chủ sử dụng đất phải đảm bảo không được cản trở, không làm tổn hại đến việc sử dụng đất của những người xung quanh.
Bốn là, trong trường hợp mở cửa đi, cửa sổ thì chủ sử dụng đất phải đảm bảo quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về nhà ở liền kề - tiêu chuẩn thiết kế tại Điều 6 như sau:
6.4.3   Cửa đi, cửa sổ
6.4.3.1 Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.
6.4.3.1 Trường hợp khu đất liền kề chưa có công trình được xây dựng hoặc là công trình thấp tầng thì được phép mở các loại cửa thông gió hoặc cửa kính cố định lấy ánh sáng. Cạnh dưới của các loại cửa này phải cách mặt sàn tối thiểu là 2,0 m. Tất cả các cửa này phải chấp nhận không được sử dụng khi công trình liền kề được xây dựng.
6.4.3.2 Nếu dãy nhà ở liên kế tiếp giáp với khu đất công cộng như vườn hoa, công viên, bãi đỗ xe, bãi trống hoặc các không gian công cộng không ảnh hưởng đến dãy nhà liên kế nói trên, cho phép mở cửa sổ cố định hoặc các bộ phận trang trí nhưng phải được cơ quan chức năng xem xét quyết định trong từng trường hợp.
Trường hợp trên, có thể phát sinh 03 tình huống cụ thể như sau:
Tình huống 1: Nhà hàng xóm của bạn vi phạm quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013
Pháp luật hiện nay quy định khi xây dựng nhà thì phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chủ sử dụng đất khác. Việc xây dựng nhà của hàng xóm nhà bạn làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất, tài sản trên đất của bạn thì bạn có căn cứ để yêu cầu nhà hàng xóm phải có biện pháp khắc phục. Vậy nên, trong trường hợp này việc xây dựng công trình là nhà ở của hàng xóm nhà bạn có thể sẽ bị xử lý vi phạm.
Tình huống 2: Việc mở cửa sổ của gia đình bạn chưa tuân thủ đúng quy định pháp luật
Cũng không loại trừ trường hợp, việc mở cửa sổ của nhà bạn không tuân thủ quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 dẫn đến việc cửa sổ nằm ở vị trí giáp ranh giữa hai thửa đất, hay nói cách khác tường nhà bạn đã xây sát ranh giới đất của hai bên mà bạn vẫn thực hiện mở cửa sổ. Lúc này, bạn không có căn cứ để xác định việc xây dựng của nhà hàng xóm của bạn dẫn đến cửa sổ nhà bạn bị bịt kín là hành vi trái pháp luật hay hàng xóm nhà bạn có thể vẫn đang xây dựng đúng quy định pháp luật.
Tình huống 3: Hàng xóm nhà bạn không xây dựng theo đúng giấy phép xây dựng được cấp/hoặc không tuân thủ quy định về xây dựng tại địa phương, đồng thời, việc mở cửa sổ của nhà bạn là đúng pháp luật
Lúc này, việc xây dựng công trình là nhà ở khiến cửa sổ nhà bạn bị bịt kín là trái quy định pháp luật, bạn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã/huyện,...) tiến hành xác minh, xử lý vi phạm hành chính (nếu có), bồi thường thiệt hại cho bạn (nếu có yêu cầu).
Như vậy,  nếu việc xây dựng của nhà hàng xóm bạn không tuân theo giấy phép xây dựng đã được cấp hoặc quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dẫn đến cửa sổ (được xây dựng theo đúng quy định pháp luật) của nhà bạn bị bịt kín thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, bạn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
 
                                                                                                        Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT Xã Đông
  1. Tháng cuối cùng sử dụng sổ hộ khẩu giấy
Luật Cư trú năm 2020 quy định, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022. Như vậy, hai loại sổ này còn giá trị trong một tháng, trước khi bị "khai tử".
Sau đó, để chứng minh thông tin cá nhân nơi cư trú, người dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú, hoặc dùng số định danh cá nhân, thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Muốn có giấy xác nhận thông tin về cư trú, người dân có thể ra công an xã/phường yêu cầu cấp hoặc đề nghị cấp bản điện tử thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Giấy xác nhận có giá trị 30 ngày và giá trị 6 tháng với trường hợp xác nhận về khai báo cư trú.
Chính phủ đã yêu cầu các địa phương đảm bảo điều kiện về an ninh, an toàn thông tin phục vụ kết nối, sử dụng dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thay cho việc yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu.
  1. Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài. Ngoài ra, hành vi xét công nhận tốt nghiệp cho người học khi chưa đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đáng chú ý, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

                                                                                                           Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT xã Đông
Bà Hà nuôi một đàn 40 con ngan. Một hôm bà thấy có 20 con ngan khác lạc vào đàn ngan của mình. Bà Hà đi hỏi các gia đình gần đó và báo với cán bộ xã để thông báo trên loa truyền thanh xã nhưng mãi không có ai đến nhận nên bà đành phải nuôi đàn vịt ngan đó. Mười ngày sau, ông Chiến thôn bên cạnh đếnxin nhận lại 20 con ngan bị thất lạc. Sau khi nêu điểm đặc trưng của ngan nhà ông Chiến, thấy đúng, bà Hà đồng ý trả lại ngan. Sau khi nhận ngan, ông Chiến yêu cầu bà Hà trả lại số trứng mà 20 con ngan của ông đã đẻ trong 15 ngày. Bà Hà không đồng ý vì mặc dù ngan có đẻ nhưng bà phải mất công nuôi và cho ăn nên bù trừ đi là vừa đủ, ông nhận ngan về, bà nhận trứng nhưng ông Chiến không đồng ý dẫn đến cãi vã, mâu thuẫn. Nếu được giao hòa giải vụ việc,ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa bà Hà và ông Chiến là việc thanh toán tiền công và các chi phí do nuôi giữ 20 con ngan bị thất lạc của nhà ông Chiến do bà Hà bắt được.
2. Căn cứ pháp lý
Điều 232 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc:
“1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm.Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.”
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định của Điều 232 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Đề nghị ông Chiến đồng ý với đề nghị của bà Hà trả ngan và thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí bằng số trứng mà 20 con ngan của ông đã đẻ trong 15 ngày để đảm bảo quyền lợi mà bà Hà đã bỏ các chi phí nuôi giữ 20 con ngan đẻ của ông Chiến

                                                                                                       Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT Xã Đông
Hỏi: Xin cho biết, quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng và việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cũng như việc giám sát công tác phòng, chống tham nhũng được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật số 36/2018/QH14 ngày 20-11-2018) vấn đề bạn hỏi được quy định như sau:
- Về quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng: (1) Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. (2) Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng: (1) Cơ quan thông tin, truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn. (2) Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng: (1) Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. (2) Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách. (3) Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng. (4) Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng. (5) Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

                                                                                                        Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT Xã Đông
HỎI: Tôi đang có ý định mua một thửa đất nhưng thửa đất này chưa được cấp sổ đỏ. Vậy xin hỏi, nếu tôi mua đất không có sổ đỏ thì có tiềm ẩn rủi ro gì hay không?
TRẢ LỜI:
1. Điều kiện mua bán đất
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có sổ đỏ vào từng thời điểm khác nhau sẽ có những quy định khác nhau:
1.1 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008: vẫn được pháp luật công nhận mặc dù không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
1.2 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014: việc chuyển nhượng phải có các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
1.3 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 01/07/2014 đến nay: người sử dụng đất chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ), trừ 02 trường hợp sau:
+ Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp Sổ đỏ nhưng được quyền bán đất được thừa kế cho người khác (Theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013)
+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền bán đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất (Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013);
Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền bán khi có điều kiện để cấp Sổ đỏ (Chưa cần có Sổ);
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
 
2. Những rủi ro khi mua đất không có sổ đỏ
Trường hợp người mua mua đất không có sổ đỏ từ ngày 01/07/2014 đến nay sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và phải gánh chịu các hậu quả pháp lý không đáng có, cụ thể như sau:
- Không xác minh chính xác được nguồn gốc của đất
Nếu đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ gây khó khăn cho khâu xác minh chính xác nguồn gốc của đất đó như thế nào. Đây có lẽ là rủi ro lớn nhất mà người mua phải đối diện khi không biết rằng mảnh đất mình mua có đang nằm trong quy hoạch, trong tình trạng bị lấn chiếm, tranh chấp, đất nông nghiệp và thậm chí là đất đã có quyết định thu hồi… Chính vì thế mà người mua có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề không đáng có.
- Dễ xảy ra tranh chấp
Khoản 3, Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Theo quy định trên, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Về mặt pháp lý khi không đăng ký thì dù đã trả tiền nhưng không có quyền sử dụng đất. Việc chuyển nhượng không đúng quy định sẽ không tồn tại quan hệ chuyển nhượng. Nếu như không có sổ đỏ, tài liệu thông tin mảnh đất, giấy tờ biên nhận, hợp đồng hay người làm chứng thì dễ xảy ra tranh chấp và khó chứng minh được đó là đất của mình.
- Không được thế chấp để vay tiền
Theo khoản Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì việc thế chấp quyền sử dụng đất được tiến hành khi có sổ đỏ. Khi bạn không có sổ đỏ, đòng nghĩa với việc nhân hàng sẽ không chấp nhận cho bạn thế chấp để vay tiền vì rủi ro mất trắng một khoản cho vay là rất lớn. Như vậy, rõ ràng việc sở hữu đất này không có sự linh hoạt, giảm đi tính hiệu quả trong sử dụng đất.
- Khó bán lại đất không có sổ đỏ
Bởi tính an toàn không cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên nếu muốn bán lại thì cũng rất khó, thậm chí khi tìm được khách hàng chấp nhận mua thì cũng xảy ra nhiều rắc rối. Bên cạnh đó, người bán không đầy đủ giấy tờ pháp lý sẽ bị người mua ép giá.
- Hạn chế quyền sử dụng đất
Người mua phải đất không có sổ đỏ (thuộc trường hợp không được pháp luật công nhận quyền sử dụng đất) sẽ bị hạn chế, thậm chí là bị mất các quyền của người sử dụng đất như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê,…Điều kiện quan trọng nhất để thực hiện các quyền trên là phải có sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Bị thu hồi không được bồi thường
Nếu mảnh đất thuộc diện thu hồi để phục vụ việc thi công các dự án công cộng thì bạn sẽ không được bồi thường một khoản nào giống như đât quy hoạch, có sổ đỏ đầy đủ.
- Khó được cấp phép xây dựng
Trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà ở phải có “giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”. Vì vậy, đất không có sổ đỏ sẽ rất khó xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trên đó.
Trường hợp ngoại lệ, đất không có sổ đỏ mà muốn được cấp phép xây dựng nhà ở thì người dân phải có 1 trong 12 loại giấy tờ  theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP. Cụ thể, giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, chô thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai; các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận.
 
                                                                                                                                     Nguyễn Thị Thu Hiền
 
Gia đình ông A có nuôi một con trâu. Một đêm mưa, do cài then chuồng trại không chặt, gió thổi mạnh làm bật cửa, con trâu đã xổng chuồng chạy sang ruộng nhà bà B gần đó ăn gần hết ruộng lúa. Sáng ra, bà B phát hiện con trâu đang nằm no kễnh bên ruộng lúa nhà mình nên đã giữ lại và yêu cầu ông A phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con trâu gây ra.
Tuy nhiên, ông A chỉchấp nhận đền bù cho bà một nửa, vì ông không cố ý thả trâu vào phá ruộng mà là do trâu xổng chuồng tự phá hoại. Mỗi người một ý, chẳng ai chịu ai, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
 Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Con Trâu của gia đình ông A xổng chuồng chạy sang rộng nhà bà B gần đó ăn gần hết ruộng lúa. Bà B yêu cầu ông A phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con trâu gây ra. Tuy nhiên, ôngA chỉ chấp nhận đền bù cho bà một nửa, vì ông không cố ý thả trâu vào phá ruộng mà là do trâu xổng chuồng tự phá hoại.
2. Căn cứ pháp lý
- Khoản 1, Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác....”
- Khoản 1,2,3 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Bộ luật Dân sự năm 2015, hòa giải viên phân tích để ông A hiểu việc con trâu nhà mình đã xổng chuồng chạy sang rộng nhà bà B gần đó ăn gần hết ruộng lúa,cho dù là lỗi vô ý thì vẫn vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.
- Thuyết phục bà B hiểu việc con trâu nhà ông A đã xổng chuồng chạy sang ăn gần hết ruộng lúa nhà bà là do lỗi vô ý, thiệt hại xảy ra là ngoài ý muốn của ông A, do vậy việc đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại do con trâu gây ra là không nên. Hai gia đình có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường và hình thức bồi thường cho đúng quy định của pháp luật nhằm giữ tình làng, nghĩa xóm.

                                                                                                                            Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhà ông Dinh và ông Sinh ở cạnh nhau, nhà ông Dinh ở ngoài, nhà ông Sinh ở trong. Khi ông Sinh làm nhà đã xin phép để đường dây tải điện đi qua nhà ông Dinh, những ông Dinh không đồng ý, vì vậy hai bên đã lời qua tiếng lại, gây xích mích, không ai chịu ai, xung đột, mâu thuẫn giữa hai nhà có nguy cơ nảy sinh.
Được giao hòa giải vụ việc trên, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Nhà ông Dinh và ông Sinh mâu thuẫn là do đường dây tải điện và đường dây điện thoại nhà ông Sinh đi qua nhà ông Dinh.
2. Căn cứ pháp lý
Điều 255 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 quy định về mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác: “Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 255 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về mắc đường dây tải điện,thông tin liên lạc qua bất động sản khác để phân tích các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột.
Thuyết phục ông Dinh để cho ông Sinh mắc đường dây tải điện và đường dây điện thoại một cách hợp lý.
Đề nghị khi mắc đường dây, ông Sinh phải bảo đảm an toànvà không được làm ảnh hưởng, thiệt hại đến nhà ông Dinh.

                                                                                                                                 Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhằm khẳng định, làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam và vai trò của pháp luật với đời sống xã hội, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 từ 19 giờ 30 phút đến 21 giờ 45 phút ngày 6-11-2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1).
Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và sự tham dự của đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và đại diện lãnh đạo một số địa phương được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
 
300.jpg
Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày 9-11 hằng năm, được quy định tại Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho mọi người, góp phần xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, tạo lập thói quen tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi người, qua đó xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội.
Ngày Pháp luật Việt Nam là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; định hướng triển khai trong thời gian tới; tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.
Bên cạnh đó, Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa giáo dục, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

                                                                                                             Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT xã Đông
Nhằm khẳng định, làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam và vai trò của pháp luật với đời sống xã hội, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 từ 19 giờ 30 phút đến 21 giờ 45 phút ngày 6-11-2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1).
Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và sự tham dự của đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và đại diện lãnh đạo một số địa phương được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
 
300.jpg
Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày 9-11 hằng năm, được quy định tại Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho mọi người, góp phần xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, tạo lập thói quen tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi người, qua đó xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội.
Ngày Pháp luật Việt Nam là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; định hướng triển khai trong thời gian tới; tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.
Bên cạnh đó, Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa giáo dục, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

                                                                                                              Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT xã Đông
Nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng, vẻ vang của công dân. Thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) không chỉ được rèn luyện; trưởng thành trong môi trường quân đội mà còn được hưởng nhiều quyền lợi; chế độ trong thời gian tại ngũ và khi xuất ngũ. Ngược lại, các hành vi vi phạm; trốn tránh NVQS cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
UBND xã thông tin về các mức xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự mới năm 2022:
  1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
  1. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Chương 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 37/2022/NĐ-CP); quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng; cơ yếu; trong đó, các hành vi vi phạm liên quan đến nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể như sau:
Vi phạm về đăng ký nghĩa vụ quân sự
– Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với:
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên;
+ Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định; (Quy định mới bổ sung)
+ Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác; trình độ học vấn, trình độ chuyên môn; tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định; (Quy định mới sửa đổi)
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc; học tập theo quy định; (Quy định mới sửa đổi)
+ Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định. (Quy định mới sửa đổi)
(Trước đó, các vi phạm về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền 200.000 đồng – 600.000 đồng.)

Vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra; khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra; hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
(Trước đó, chỉ phạt tiền 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm nêu trên.)
– Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. (Quy định mới bổ sung)
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với:
+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự. (Quy định mới sửa đổi)
(Theo quy định hiện nay, chỉ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm gian dối nêu trên.)
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. (Quy định mới bổ sung)
 
  1. Truy cứu trách nhiệm hình sự về vi phạm quy định nghĩa vụ quân sự
Đối với các hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ bị xử phạt:
– Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Ngoài ra, công dân có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu vi phạm:
+ Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
+ Phạm tội trong thời chiến;
+ Lôi kéo người khác phạm tội.
(Căn cứ Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015)

                                                                                                         Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT xã Đông
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Độ tuổi quy định, sẽ phải thực hiện NVQS mà không phân biệt dân tộc; thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Từ quy định này, có thể khẳng định, công dân sẽ bị gọi nhập ngũ nếu đáp ứng điều kiện về độ tuổi sau đây:
– Độ tuổi thông thường công dân được bắt đầu gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi.
– Độ tuổi gọi nhập ngũ với công dân có trình độ đào tạo là cao đẳng, đại học là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Trong trường hợp này, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nên độ tuổi sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường.
Như vậy: Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi – hết 25 tuổi (trường hợp thông thường) hoặc từ đủ 18 tuổi – hết 27 tuổi (bị tạm hoãn gọi nhập ngũ khi được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học).
Tuy nhiên, cần lưu ý, độ tuổi chỉ là một trong các tiêu chuẩn để công dân được gọi nhập ngũ. Bên cạnh tuổi thì công dân còn phải đáp ứng các điều kiện khác nêu tại khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự gồm:
– Lý lịch rõ ràng.
– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ.
– Trình độ văn hóa phù hợp…
 Tính tuổi nghĩa vụ quân sự năm 2022 thế nào cho chuẩn?
Hiện nay, không có quy định cụ thể về cách tính tuổi gọi nghĩa vụ quân sự năm 2022. Tuy nhiên, căn cứ phân tích ở trên, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự gồm:
– Từ đủ 18 tuổi – hết 25 tuổi.
– Từ đủ 18 tuổi – hết 27 tuổi.
Theo đó, mặc dù không có quy định về cách xác định tuổi nghĩa vụ quân sự nhưng cách tính tuổi “từ đủ” thì được xác định theo Điều 2 Thông tư số 01/2016.
Cụ thể, công dân có ngày, tháng, năm sinh theo cấu trúc ngày/tháng/năm thì các xác định tuổi thực hiện như sau:
– Từ đủ 18 tuổi: Ngày/tháng/năm + 18.
– Hết 25 tuổi: Ngày/tháng/năm + 26.
– Hết 27 tuổi: Ngày/tháng/năm + 28.
Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 26/5/2004. Thời điểm xác định Nguyễn Văn A đủ 18 tuổi là ngày 26/5/2022. Thời điểm xác định Nguyễn Văn A hết 25 tuổi là ngày 26/5/2030 và thời điểm hết 27 tuổi là 26/5/2032.
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp bị tạm hoãn, không phải gọi nghia vụ quân sự, Nguyễn Văn A sẽ được gọi nhập ngũ từ ngày 26/5/2022 - 26/5/2030. Nếu có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học thì đến ngày 26/5/2032, Nguyễn Văn A sẽ không được gọi nhập ngũ nữa.

                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền CCTP-HT xã Đông
Với mục đích cung cấp kiến thức pháp luật về một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, hoạt động học tập, làm việc của người dân; khuyến khích, phát huy tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật; góp phần nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật... Đồng thời, Cuộc thi là một trong các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 09 tháng 11) năm 2022 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

 
200.png
 
“Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai” năm 2022  được phát động, tổ chức trong phạm vi toàn tỉnh bằng hình thức thi trực tuyến (Online) trên mạng Internet thông qua Hệ thống Cuộc thi được xây dựng và vận hành trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai tại địa chỉ đường dẫn liên kết (link) chính thức: http://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi/Online-tim-hieu-phap-luat-Gia-Lai.
201.png
Đăng ký và tham gia dự thi bằng hình thức cá nhân; Bộ Câu hỏi của mỗi đợt thi gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm, được chia thành 03 phần thi: Khởi động (04 câu), Tăng tốc (08 câu) và Về đích (03 câu). Cuộc thi bắt đầu từ ngày 01/11/2022 đến ngày 28/11/2022, được tổ chức thành 04 đợt thi với thời gian và chủ đề cụ thể như sau:
- Đợt 1: Từ 08h00’ ngày 01/11/2022 đến ngày 17h00’ ngày 07/11/2022 với chủ đề: “Quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; bảo đảm kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội”.
- Đợt 2: Từ 08h00’ ngày 08/11/2022 đến ngày 17h00’ ngày 14/11/2022 với chủ đề: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”.
- Đợt 3: Từ 08h00’ ngày 15/11/2022 đến ngày 17h00’ ngày 21/11/2022 với chủ đề: “Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên”.
- Đợt 4: Từ 08h00’ ngày 22/11/2022 đến ngày 17h00’ ngày 28/11/2022 với chủ đề: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức; tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế
 Số lượng giải thưởng Cuộc thi gồm: 04 Giải nhất (01 giải/đợt); 04 Giải nhì (01 giải/đợt); 08 Giải ba (02 giải/đợt)
và 12 Giải khuyến khích (03 giải/đợt) với giá trị giải thưởng (bằng tiền mặt) của mỗi đợt thi:  Giải nhất:
1.000.000 đồng; Giải nhì: 800.000 đồng; Giải ba: 600.000 đồng; Giải khuyến khích: 300.000 đồng. Các cá
nhân đạt giải được cấp Giấy Chứng nhận đạt giải Cuộc thi của Ban Tổ chức.
 
                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT xã Đông

 
 
Hướng tới ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 9/11. Với mục đích thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam, qua đó khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật, tôn vinh Hiến pháp, pháp luật. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực công tác của UBND xã; thiết thực đưa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, lan tỏa sâu rộng tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật đến mọi tầng lớp Nhân dân.
UBND xã Đông đã xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 14/01/2022 “về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022”.
 Theo đó, UBND xã phối hợp vói UBMTTQVN  và các tổ chức chính trị - xã hội xã tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp tại trường THCS Quang Trung và trường TH Nguyễn Đình Chiểu trên địa bàn, thu hút 582 lượt học sinh và giáo viên tham gia.
 
100.jpg
Bà Nguyễn Ngọc Sáng- Trưởng Công an- Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã
tuyên truyền các quy định về An toàn giao thông và An ninh học đường tại trường THCS Quang Trung
 
101.jpg
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – CC Tư pháp – Hộ tịch - Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã

 tuyên truyền các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường TH Nguyễn Đình Chiểu
 
Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam, xã Đông tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các chủ  trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản, chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến giáo viên và các em học sinh trên địa bàn, trong đó tập trung các nội dung về: an toàn giao thông, an ninh học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường, tuyên truyền về biển, đảo; tảo hôn và hậu quả, tác hại của tảo hôn; các nội dung về giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn trong độ tuổi vị thành niên; nêu gương người tốt, việc tốt trong tuân thủ, chấp hành pháp luật 
 
102.jpg
Bà Phùng Thị MyNi- CT UBMTTQVN - Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã
 Giao lưu với học sinh trường TH Nguyễn Đình Chiểu các quy định về biển đảo
 
Tại buổi tuyên truyền,  giáo viên và các em học sinh tại 02 nhà trường đã tích cực tham gia trao đổi, tìm hiểu các quy định của pháp luật , qua đó góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, từ đó hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, cũng như một số kỹ năng trong phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và  nêu cao ý thức trách nhiệm của giáo viên, học sinh đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
 
103.jpg
Ông Võ Nguyên Giáp- Bí thư Đoàn TN - Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã
 Giao lưu với học sinh trường TH Nguyễn Đình Chiểu các quy định về bảo vệ môi trường 

104.jpg
Bà Siu Nganh- CT Hội LH Phụ nữ - Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã
 tuyên truyền các quy định về bạo lực học đường tại trường TH Nguyễn Đình Chiểu

105.jpg
Bà Trần Thị Vàng- Trạm trưởng Trạm y tế xã- tuyên truyền nội dung về giới tính,
 sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên tại trường THCS Quang trung
 
Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các nhà trường, UBND xã cũng đã tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày pháp luật  tại trụ sở UBND xã, 03 trường học, trạm y tế và nhà văn hóa 06 thôn trên địa bàn xã nhân dịp cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật từ 01/10/2022 đến ngày 10/11/2022, với các khẩu hiệu:
-  Sống và làm việc theo pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
- Tăng cường truyền thông chính sách pháp luật, góp phần tạo đồng thuận xã hội và đưa pháp luật vào cuộc sống.
-  Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Tích cực cải cách hành chính, giảm thiểu chi phí tuân theo pháp luật, góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp.
- Ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
-  Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật là góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, khơi dậy trong lòng người dân về ý thức, trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham gia vào các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của pháp luật trong đời sống, trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội. Từ đó, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

                                                                                                             Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT xã Đông
 
Trong lúc vợ vắng nhà nửa tháng, Cường đã tự ý bán chiếc xe đạp điện thuộc sở hữu của vợ cho ông Cương cùng xóm với giá 5 triệu đồng và khẳng định đã bàn bạc, thống nhất với vợ việc bán xe để lấy tiền trả nợ thua bạc. Hai bên ký giấy mua bán viết tay, trao tiền và nhận xe.
Khi về nhà và biết chuyện,chị Hạnh (vợ Cường) đã gặp ông Cương đề nghị hủy hợp đồng mua bán xe và trả lại xe với lý do đó là chiếc xe thuộc sở hữu của chị, là vật kỷ niệm của gia đình bên ngoại tặng.
Ông Cương nói đã bán cho anh Vui, nếu chị Hạnh muốnl ấy lại xe thì đến gặp anh Vui mà chuộc lại. Chị Hạnh đến gặp anh Vui đề nghị nhận lại xe và trả đủ tiền cho anh nhưng anh Vui không đồng ý vì anh mua xe của ông Cương chứ không mua xe của Hạnh.
Chị Hạnh đã liên hệ với Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ chị. Là hòa giải viên được phân công tham gia hòa giải vụviệc, ông/ bà sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn
- Mâu thuẫn xảy ra giữa chị Hạnh và anh Vui về việc chiếc xe đạp điện .
- Nguyên nhân: Do anh Cường (chồng chị Hạnh) tự ý bán chiếc xe đạp điện thuộc quyền sở hữu của vợ cho ông Cương và ông Cương lại bán lại chiếc xe cho anh Vui.
2. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ quyền lợi củangười thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình,nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
- Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản màcòn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa ántích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đốivới người bị hại.
Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
3. Hướng giải quyết
Hòa giải viên cần phân tích để các bên hiểu được các quy định của pháp luật:
- Về phía anh Cường (chồng chị Hạnh): Chiếc xe đạp điện là tài sản đăng ký quyền sở hữu của chị Hạnh do đó anh Cường không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đạp điện cũng không được chủ sở hữu ủy quyền hợp pháp. Hành động tự ý lấy xe và bán của anh Cường có thể phạm vào tội trộm cắp tài sản (theoĐiều 173 Bộ luật hình sự 2015) khi thỏa mãn các dấu hiệu:
+ Mặt khách quan: Hành vi lấy xe đi bán khi chưa có sự đồng ý của chủ ở hữu.
+ Chủ thể: Có năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
- Về phía chị Hạnh: thuyết phục chị bình tĩnh giải quyết vấn đề nói chuyện với chồng để thỏa thuận về việc trả lại tiền cho người mà anh đã bán chiếc xe.
- Về phía ông Cương và anh Vui: phân tích chiếc xe đạp điện là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Do đó, việc anh Cường có lấy đăng ký quyền sở hữu xe mang đi bán thì người mua xe phải biết rằng chiếc xe này không thuộc quyền sở hữu của người bán và là tài sản bất hợp pháp, tuy nhiên vẫn thực hiện mua bán. Trường hợp này ông Cương và anhVui không được coi là người thứ ba ngay tình khi xảy ra tranh chấp vì đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu  thì bắt buộc khi trở thành đối tượng của giao dịch dân sự phải thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ giấy tờ xe… mà anh Vui lại không có giấy tờ nào chứng minh quyền sở hữu thì sẽ không thực hiện được thủ tục này, do đó hợp đồng mua bán này không có giá trị pháp lý và được xem là vô hiệu. Do giao dịch dân sự này vô hiệu nên theo quy định của pháp luật thì cácbên mua, bán xẽ hoàn trả lại cho nhau xe và tiền.

                                                                                                                                   Nguyễn Thị Thu Hiền
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ là một trong các ngành nghề kinh doanh có đi theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để hoạt động trong lĩnh vực này, chủ doanh nghiệp p ứng các điều kiện luật định.
1. Cơ sở pháp lý quy định điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Cơ sở pháp lý quy định điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ là các văn bản pháp luật sau đây:
  •  Luật doanh nghiệp 2014;
  •  Luật Giao thông đường bộ 2008;
  • Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014.
2. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa nói chung
  1. Điều kiện về đăng ký kinh doanh:
  • Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
  • Có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt.
  • Phương tiện vận tải phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc đơn vị kinh doanh vận tải thuê các phương tiện từ tổ chức cho thuê tài chính hoặc cá nhân, tổ chức có chức năng cho thuê tài sản, theo hợp đồng thuê.
  • Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP;
  • Nơi đỗ xe phải phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ.
  1. Điều kiện về nhân sự:
Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải đáp ứng điều kiện về lái xe và nh luật sư phục vụ trên xe, cụ thể là:
  • Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của luật;
  • Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn doanh vận tải;
  • Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của ph đối với hoạt động vận tải.
  • Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc từ cao đẳng trở lên (đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác) và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
 
  1. Điều kiện về tổ chức, quản lý:
  • Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải bố trí gắn thiết bị cần thiết để giám sát hành trình của xe, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
  • Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe.
  • Các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
                                                                                                   Nguyễn Thị Thu Hiền - CC TP-HT xã Đông
Cháu A (12 tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho để đi học cho ông L (thợ sửa xe đạp đầu phố) với giá 01 triệu đồng .
 Sau khi phát hiện sự việc, bố mẹ A đã tìm gặp ông L đề nghị được chuộc lại chiếc xe nhưng ông L không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và A là hoàn toàn tự nguyện.
Hơn nữa, sau khi mua xe, ông đã thay đổi một số phụ tùng của xe, sửa chữa xe. Nếu bố mẹ A muốn lấy lại xe thì ngoài khoản tiền 1 triệu phải trả thêm cho ông 600.000 đồng nữa. Bố mẹ A chỉ đồng ý trả thêm 200.000 đồng vì cho rằng phụ tùng ông L thay thế chỉ có giá như vậy.
 Hai bên lời qua tiếng lại, bố mẹ A đã tìmđến Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ. Nếu được phân công thực hiện hòa giải vụ việc trên, ông/bà tiến hành hòa giải thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn
- Mâu thuẫn xảy ra giữa bố mẹ cháu A và ông L về chiếc xe đạp mà A đã tự ý bán cho ông L.
- Nguyên nhân: bố mẹ A đề nghị ông L trả lại chiếc xe đạp còn ông L thì không chịu trả lại.
2. Căn cứ pháp lý
- Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này ;
- Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của  giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đếnquyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
3. Hướng giải quyết
- Giải thích cho hai bên xác định việc mua bán xe giữa ông L và cháu A là giao dịch dân sự vô hiệu vì cháu A mới 14 tuổi.
- Khẳng định việc mua bán xe đạp giữa ông L và cháu A (14 tuổi) mà không có sự đồng ý của cha mẹ A nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu.
- Do đây là giao dịch dân sự vô hiệu nên ông L phải trả lại xe đạp cho A và bố mẹ A phải hoàn lại số tiền mà A đã nhận từ ông L.
 Hòa giải viên thuyết phục 02 bên thỏa thuận với nhau, nêu hậu quả pháp lý khi 02 bên phải ra tòa giải quyết
 Cháu A (12 tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho để đi học cho ông L (thợ sửa xe đạp đầu phố) với giá 01 triệu đồng .
 Sau khi phát hiện sự việc, bố mẹ A đã tìm gặp ông L đề nghị được chuộc lại chiếc xe nhưng ông L không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và A là hoàn toàn tự nguyện.
Hơn nữa, sau khi mua xe, ông đã thay đổi một số phụ tùng của xe, sửa chữa xe. Nếu bố mẹ A muốn lấy lại xe thì ngoài khoản tiền 1 triệu phải trả thêm cho ông 600.000 đồng nữa. Bố mẹ A chỉ đồng ý trả thêm 200.000 đồng vì cho rằng phụ tùng ông L thay thế chỉ có giá như vậy.
 Hai bên lời qua tiếng lại, bố mẹ A đã tìmđến Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ. Nếu được phân công thực hiện hòa giải vụ việc trên, ông/bà tiến hành hòa giải thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn
- Mâu thuẫn xảy ra giữa bố mẹ cháu A và ông L về chiếc xe đạp mà A đã tự ý bán cho ông L.
- Nguyên nhân: bố mẹ A đề nghị ông L trả lại chiếc xe đạp còn ông L thì không chịu trả lại.
2. Căn cứ pháp lý
- Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này ;
- Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của  giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đếnquyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
3. Hướng giải quyết
- Giải thích cho hai bên xác định việc mua bán xe giữa ông L và cháu A là giao dịch dân sự vô hiệu vì cháu A mới 14 tuổi.
- Khẳng định việc mua bán xe đạp giữa ông L và cháu A (14 tuổi) mà không có sự đồng ý của cha mẹ A nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu.
- Do đây là giao dịch dân sự vô hiệu nên ông L phải trả lại xe đạp cho A và bố mẹ A phải hoàn lại số tiền mà A đã nhận từ ông L.
 Hòa giải viên thuyết phục 02 bên thỏa thuận với nhau, nêu hậu quả pháp lý khi 02 bên phải ra tòa giải quyết.

                                                                                                                                      Nguyễn Thị Thu Hiền
Chiếc xe đạp mini | 05/10/2022
Để xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, trước hết phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 thì một trong các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là “Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp”.
Vì chủ thể xây dựng nhà ở có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình nên căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định về Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Bước 2: Nộp hồ sơ
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai thì người sử dụng đất nộp hồ sơ được chuẩn bị tại bước 1 đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
– Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Phòng Tài nguyên và Môi trường sau khi tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm sau:  
+ Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Để biết rõ về thành phần hồ sơ bao gồm những gì mà Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì mời Quý bạn đọc theo dõi khoản 2 Điều 6 Thông tư số 33/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 02/6/2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
+ Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Lưu ý: Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ (dựa vào căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất), nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Bước 4: Nộp tiền sử dụng đất
Thực hiện nghĩa vụ tài chính khi có thông báo của cơ quan thuế có thể bao gồm các khoản sau: Tiền sử dụng đất; Lệ phí trước bạ; Phí thẩm định hồ sơ; Lệ phí cấp giấy chứng nhận.
– Bước 5: Trả kết quả
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai thì người sử dụng đất thì thời hạn giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời gian này không bao gồm thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
Sau khi hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế đã nêu tại bước 4 thì lúc này Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cập nhật thay đổi.
Như vậy, sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì lúc này hộ gia đình, cá nhân mới có thể bắt đầu các thủ tục để xây dựng nhà ở trên đất.
 
                                                                                                            Nguyễn Thành Công - CC ĐCXD xã Đông
Ông bà K sinh được 3 người con. Cả ba người đều đã xây dựng gia đình và ra ở riêng. Khi mất, ông bà K có để lại di chúc chung, chia đều toàn bộ di sản gồm ngôi nhà và diện tích đất đang ở cho 3 người con. Sau khi cả bố và mẹ mất, do ở xa và muốn có chỗ để thờ tự và cũng là nơi để cả ba anh em gặp nhau vào những ngày giỗ chạp, lễ, tết, người con thứ 2 và con út thoả thuận giao toàn bộ phần di sản thuộc quyền thừa kế của mình cho người anh cả quản lý.
Do mải cờ bạc, lô đề, người anh cả muốn bán toàn bộ nhà đất đó nhưng cả hai em  đều không đồng ý và tuyên bố nếu anh bán thì cả hai người sẽ đòi lại phần của họ đã giao cho người anh quản lý, bất đồng trong gia đình ngày càng lớn, hai người em  đã tìm đến tổ hoà giải đề nghị giúp đỡ. Nếu được giao hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ làm thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn
- Mâu thuẫn giữa 3 anh em về tranh chấp di sản thừa kế.
- Nguyên nhân: Người em út và người em thứ 2 thỏa thuận giao quyền quản lý di sản thừa kế cho anh cả quản lý, nhưng do thua lô đề, cờ bạc người anh cả muốn bán toàn bộ nhà đất nhưng 2 người em không đồng ý .
2. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Điều 616 Luật Dân sự 2015 quy định về người quản lý di sản: Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
- Căn cứ khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của người quản lý di sản:
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
3. Hướng giải quyết
Hòa giải viên cần phân tích để các bên hiểu được các quy định của pháp luật:
- Gặp người anh cả phân tích:
Sau khi thực hiện quyền hưởng di sản thừa kế, người anh cả đã được các em thỏa thuận giao quyền quản lý di sản tài sản thừa kế, do đó người anh cả phải có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo quản di sản;không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
Việc người anh cả do chơi lô đề, cờ bạc và có ý định bán toàn bộ nhà đất (tài sản thừa kế của cả 3 anh em) và không được sự chấp thuận của hai người em là đã vi phạm quy định của pháp luật.
Phân tích cho người anh cả hiểu các em đã tín nhiệm mình giao cho mình quản lý di sản thừa kế mình phải có trách nhiệm trông nom, chăm sóc, giữ gìn nơi thờ tự, cúng giỗ cha mẹ, thể hiện cái đạo của người người làm con. Đừng để lòng ích kỷ cá nhân ảnh hưởng đến tình cảm anh em.
- Về phía 2 người em: thuyết phục để 2 người em bình tĩnh nói chuyện với người anh để người anh hiểu được ý nghĩa, giá trị của việc giữ lại di sản thừa kế.
Nếu trường hợp người anh cả cương quyết không nghe và không nhất trí thì cả 3 anh em cùng bàn bạc, giải quyết chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, tránh gây hiềm khích ảnh hưởng đến tình cảm, đoàn kết gia đình; đồng thời phân tích để người anh cả thấy được cái mất, cái sai trong khi chơi lô đề, cờ bạc để từ bỏ con đường đó.
- Vận dụng truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “anh, em như thể tay chân; rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” , “công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”...

                                                                                                                                   Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa tết Trung thu năm 2022, Tổ kiểm tra liên ngành xã tiến hành kiểm tra  an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất và  bán bánh trung thu trên địa bàn xã.
Qua kiểm tra Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP của xã  chỉ đạo các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như: Bánh, mứt, kẹo, bia rượu, nước giải khát, thịt, sản phẩm từ thịt… nội dung kiểm tra tập trung vào; nhãn sản phẩm hàng hoá; giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; giấy chứng nhận sức khoẻ đối với người lao động; …
Bên cạnh đó Tổ kiểm tra liên ngành xã khuyến cáo các tổ chức kinh doanh, người tiêu dùng cá nhân cần chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để được hưởng một mùa trung thu ấm áp tốt lành bên gia đình và người thân.
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Trang thiết bị dụng cụ phải đảm bảo vệ sinh; gửi mẫu kiểm nghiệm định kỳ, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ đầy đủ;
 – Nguyên liệu chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế;
 – Sử dụng bao bì thực phẩm phải sạch sẽ, an toàn, ghi nhãn sản phẩm đầy đủ thông tin có ngày sản xuất, hạn sử dụng, số công bố sản phẩm, cách bảo quản sản phẩm thực phẩm.
 – Các cơ sở kinh doanh bánh trung thu phải đảm bảo điều kiện vệ sinh nơi bán sản phẩm, cần bảo quản bánh nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ; tuyệt đối không được bán bánh quá hạn sử dụng, bánh mốc; người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.
2. Đối với người tiêu dùng
 – Trong dịp tết Trung thu, người tiêu dùng nên mua bánh Trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện vệ sinh, kiểm tra kỹ nhãn hiệu, ngày sản xuất và hạn sử dụng, không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.
 – Bên cạnh đó, người tiêu dùng khi mua sản phẩm về, khi mở ra sử dụng cũng cần quan sát màu sắc bên trong, mùi vị đặc trưng của bánh. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, người tiêu dùng nên hợp tác, báo cáo với chính quyền địa phương, cơ quan y tế nơi gần nhất để đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra ./.

                                                                                                                                          Lê Anh Dũng
 
Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ cán bộ, công chức, người lao động phải tuân theo các quy định sau:
1. Mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của Ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc (quần, áo kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ). Khuyến khích nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, tết hoặc các dịp đặc biệt của Bộ. Đối với ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định riêng.
2. Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đeo hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, chức danh đúng quy định.
4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.
5. Không hút thuốc lá tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền phân công đi tiếp khách theo nghi thức lễ tân ngoại giao).
6. Không đeo tai nghe, mở nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.
7. Giữ gìn vệ sinh nơi công sở và nơi làm việc; không thắp hương, không lưu trữ các hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống Đảng, Nhà nước.
(Quyết định số 758/QĐ-BNV ngày 23 tháng 06 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ)
Vào một buổi tối, trên đường đi ông A nhặt được chiếc túi, trong đó có 01máy tính xách tay mới mua với giá 9 triệu đồng. Ông A đã liên hệ với công an xã để thông báo cho người bị mất biết đến nhận, đồng thời mang máy tính về nhà.
Hơn một năm sau không có ai đến nhận nên ông A cho con trai là M chiếc máy tính. Tuy nhiên, để sử dụng được máy tính M đã phải thuê sửa chữa hết 2 triệu đồng. Tình cờ một lần ông B tới nhà ông A chơi và nhận ra chiếc máy tính mình đánh rơi năm trước nên đề nghị ông A trả lại máy. Ông A đồng ý trả lại máy tính cho ông B nhưng đề nghị ông B trả ông 2 triệu đồng sửa máy. Ông B không đồng ý trả ông A 2 triệu nên hai bên đã lời qua tiếng lại gây mâu thuẫn,tranh chấp. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông/bà làm thế nào?
Gợi ý trả lời:
  1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa ông A và ông B về việc chiếc máy tính ông A nhặt đượccủa ông B và đã sửa máy tính hết 02 triệu đồng. Ông B đòi nhận lại chiếc máy tính ông A nhặt được của ông B trước đó nhưng không chịu trả số tiền 2 triệu đồng mà ông A đã bỏ ra để sửa máy tính.
2. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Điều 230 của Bộ luật Dân sự 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên, quy định:
1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;”.
3. Hướng giải quyết
- Việc ông A nhặt được chiếc máy tính và đã báo cho Công an xã để thông báo cho người mất, đồng thời mang máy tính về nhà chờ người đến nhận là hoàn toàn đúng pháp luật.
- Sau hơn một năm thông báo công khai nhặt được chiếc máy tính có giátrị 9 triệu và không có ai đến nhận thì việc ông A xác lập quyền sở hữu là hoàn toàn đúng pháp luật (ông A cho con trai sử dụng máy tính).
- Về phía ông B: phân tích để ông B hiểu theo quy định của pháp luật thì giờ chiếc máy tính thuộc quyền sở hữu của ông A. Tuy nhiên, ông A đã đồng ý trả lại tài sản cho ông B và chỉ yêu cầu số tiền 2 triệu đã sữa chữa máy tính là hoàn toàn hợp lý, thuyết phục để ông B đồng ý.
- Khuyên ông A và ông B không nên cãi vã, to tiếng với nhau sẽ làm mất tình đoàn kết giữa hai gia đình và ảnh hưởng đến xóm, làng. Vận dụng truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về tình làng, nghĩa xóm;Bán anh em xa mua láng giềng gần; Mình vì mọi người, mọi người vì mình; Không nên tham của người khác; Đói cho sạch, rách cho thơm

                                                                                                                                      Nguyễn Thị Thu Hiền
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, có ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung. Theo đó, để thành lập hợp tác xã, trước tiên cần đảm bảo có ít nhất 7 thành viên tự nguyện đăng ký.
Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được cấp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  • Hồ sơ thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX theo quy định;
  • Tên được đặt theo quy định;
  • Đặt trụ sở chính theo quy định của Luật Hợp tác xã.
  • Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh sách 7 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh .
Description: https://ketoananpha.vn/uploads/images/post/105-moi/luu-y-thanh-lap-htx-lien-hiep-htx-02.jpg
 
1. Thủ tục, hồ sơ thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX
Để đăng ký hợp tác xã cần chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục:
  • Giấy đề nghị đăng ký;
  • Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp HTX;
  • Nghị quyết hội nghị thành lập;
  • Phương án sản xuất, kinh doanh;
  • Danh sách thành viên, hội đồng quản trị, quản lý.
  • Quy trình thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 
  • Người đại diện hợp pháp nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan đăng ký hợp tác xã (bằng hình thức online hoặc offline);
  • Trong thời hạn 5 ngày, cơ quan đăng ký phản hồi kết quả đăng ký (cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc gửi văn bản thông báo nêu lý do từ chối).
Lưu ý: Đối với tổ chức tín dụng đăng ký hợp tác xã ngoài đáp ứng các quy định trên, hồ sơ phải có bản sao giấy phép hoặc văn bản đồng ý đăng ký của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
 2. Cơ quan đăng ký hợp tác xã
Hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện, nơi dự định đặt trụ sở chính.
3. Đối tượng được đăng ký hợp tác xã
Thành viên hợp tác xã cần đáp ứng điều kiện sau:
  • Cá nhân là công nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống hợp pháp tại Việt Nam, 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định;
  • Cơ quan, tổ chức phải là pháp nhân Việt Nam;
  • Có chung nhu cầu hợp tác, đồng thuận điều lệ HTX và gửi đơn đăng ký tự nguyện;
  • Vốn góp của thành viên không được quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã (thời hạn góp vốn không vượt quá 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận HTX hoặc từ ngày kết nạp);
  • Điều lệ hợp tác xã quy định các điều kiện khác (nếu có).
4. Quy định đặt tên, biểu tượng hợp tác xã
  • Được viết bằng tiếng Việt hoặc ký tự La-tinh (trừ ký tự đặc biệt), kèm theo số (nếu có);
  • Cách viết tên: Cụm từ “Hợp tác xã”+ Tên riêng;
  • Có thể sử dụng ngành nghề kinh doanh, ký hiệu phụ trợ;
  • Tên (tiếng Việt, viết tắt, bằng tiếng nước ngoài) dự kiến của hợp tác xã sẽ bị cơ quan đăng ký từ chối nếu nằm trong những điều cấm sau:
+ Tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các tổ chức đã đăng ký trước đó trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật;
+ Đặt tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác về sở hữu trí tuệ;
+ Sử dụng tên liên quan đến các tổ chức, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội;
+ Sử dụng tên vi phạm thuần phong mỹ tục, tên danh nhân.
  • Tên viết bằng tiếng nước ngoài và viết tắt cần lưu ý các điều sau:
+ Tên viết bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp HTX phải được dịch tương ứng với tiếng Việt, tên riêng khi dịch có thể giữ nguyên tên tiếng Việt hoặc dịch tương ứng toàn bộ; được in ấn hoặc viết với khổ nhỏ hơn tên tiếng Việt;
+ Tên viết tắt có thể được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.
  • Biểu tượng hợp tác xã là ký hiệu riêng để phân biệt với các tổ chức khác, được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
5. Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Là địa điểm giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, địa chỉ xác định cụ thể bao gồm:
  • Số nhà, tên đường, phố, phường, xã, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
Lưu ý: Hiện nay, pháp luật chưa quy định 1 địa chỉ được đặt bao nhiêu HTX, liên hiệp HTX. Thực tế, vẫn có thể đặt nhiều HTX, liên hiệp HTX tại 1 địa chỉ. 
 
 
6. Những việc cần thực hiện ngay sau khi thành lập hợp tác xã
  • Khắc và đăng ký con dấu: HTX xin cấp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an tỉnh/ thành phố nơi đặt địa chỉ trụ sở chính;
  • Treo biển hiệu tại trụ sở chính và các đơn vị liên quan theo quy định (chi nhánh, văn phòng đại diện…);
  • Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kê khai và nộp thuế môn bài theo quy định;
  • In và thông báo phát hành hóa đơn theo yêu cầu  của cơ quan thuế.
  •                                                                                                               Nguyễn Thị Thu Hiền
  1. Ký gửi hàng hóa trên xe khách cần cung cấp ít nhất 05 thông tin.
Đây cũng là một nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP. Theo đó, để bảo bảo công tác quản lý và kiểm soát:
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: hàng hóa ký gửi trên xe khách, khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
Như vậy, từ ngày 01/9/2022, khi gửi hàng trên xe khách, người gửi bắt buộc phải cung cấp ít nhất 05 thông tin sau cho nhà xe, lái xe, nhân viên phục vụ (nếu có):
- Tên hàng hoá.
 - Họ và tên.
- Địa chỉ.
- Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân.
- Số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
- Cân nặng của hàng hóa (không bắt buộc cung cấp). 
  1. Ghi âm, ghi hình trái phép tại phiên tòa bị phạt đến 15 triệu đồng. 
Tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng với 04 Chương và 08 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Để đảm bảo quyền riêng tư của con người, Pháp lệnh này quy định, phạt tiền từ 7 đến 15 triệu đồng đối với hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính,...
Cũng theo Pháp lệnh mới này, nếu lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án; mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được phép mang theo thì người thực hiện hành vi sẽ bị phạt từ 01 - 07 triệu đồng.
3. Giảm 50% phí khai thác thông tin trên CSDL quốc gia về dân cư
Theo quy định tại Thông tư 48/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 17/9/2022), tổ chức có nhu cầu khai thác thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin không phải của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải trả phí khai thác và sử dụng thông tin với mức sau:
Số TT Nội dung công việc thu phí Mức thu
(đồng/trường thông tin)
1 Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01) 1.000
2 Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02) 1.000
3 Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03) 1.000
4 Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04) 1.000
5 Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05) 1.000
 
Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 48/2022, trong thời gian ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023, tổ chức, các nhân chỉ phải trả 50% mức phí nêu trên.

 
Thực hiện Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 14/01/2022 về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, xã đạt chuẩn Tiếp cận pháp luật năm 2022; Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 25/8/2022 về tập huấn kỹ năng, hoạt động Tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn xã Đông năm 2022;
Để củng cố, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản trong quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Tuyên truyền viên pháp luật, đồng thời xây dựng, hình thành thói quen vận dụng các kỹ năng nghiệp vụ vào quá trình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại  địa phương.
 UBND xã Đông cung cấp “ Tài liệu tập huấn kỹ năng, hoạt động tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn xã đông năm 2022”; tải file tài liệu tại đây.

PHẦN 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ  PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
 
I. KHÁI NIỆM PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
Theo cách hiểu chung nhất về phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa:
- Theo nghĩa hẹp: Phổ biến, giáo dục pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho người có nhu cầu; theo đó phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
- Theo nghĩa rộng: Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương... nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Trong công tác quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành.
2. Đặc điểm
-  Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật, giúp cho đối tượng tác động có hiểu biết nhất định về pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đối tượng thông qua các hình thức, phương tiện, biện pháp thích hợp.
II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH CỦA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Vị trí, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng, thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau:
  Thứ nhất, Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của mọi thành viên trong xã hội. Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật.
2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật
- Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho đối tượng.
- Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho đối tuợng.
-Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho đối tượng.
- Hình thành ở mỗi thành viên xã hội ý thức pháp luật bền vững.
  III. CÁC HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Có nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả, trong đó nổi lên một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu sau:
- Phổ biến pháp luật thông qua tuyên truyền miệng (phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp);
- Phổ biến pháp luật thông qua biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật, tờ rơi, tờ gấp; Pa nô, áp phích...;
- Dạy và học pháp luật trong nhà trường;
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
- Phổ biến pháp luật thông qua tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ pháp luật;
- Phổ biến pháp luật thông qua việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; tủ sách, ngăn sách pháp luật tại cơ quan, bệnh viện, trường học;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ (đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống) và hình thức sân khấu;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các trung tâm học tập cộng đồng;
- Phổ biến pháp luật thông qua tổ chức sinh hoạt ‘Ngày pháp luật’…
IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Về kiến thức pháp luật
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, người cán bộ cần phải:
- Có kiến thức hiểu biết pháp luật nói chung, kiến thức xã hội rộng; hiểu biết về đối tượng tuyên truyền ; khi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần dự kiến trước được các tình huống, các câu hỏi người nghe đưa ra để chuẩn bị phương án trả lời thích hợp giúp cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt được hiệu quả, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Nắm vững những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà các văn bản pháp luật điều chỉnh;
- Hiểu được ý nghĩa, bản chất pháp lý của vấn đề mà các văn bản điều chỉnh, sự cần thiết phải ban hành văn bản;
- Hiểu rõ đối tượng, phạm vi, nội dung điều chỉnh của văn bản;
- Hiểu rõ ý nghĩa của các quy phạm, tác dụng điều chỉnh của từng quy phạm, các chế tài…
2. Về kỹ năng
- Kỹ năng tìm hiểu: nắm vững đối tượng bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc dùng phiếu thăm dò;
- Kỹ năng lắng nghe: chú ý lắng nghe, không ngắt lời, tỏ thái độ quan tâm đến những vấn đề người được tuyên truyền trao đổi; tránh nói nhiều hoặc tỏ thái độ thờ ơ; khuyến khích người nghe phát biểu ý kiến;
- Kỹ năng quan sát: sử dụng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe hoặc quan sát một cách kín đáo…
- Kỹ năng truyền đạt: sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, phù hợp, kết hợp, nêu các ví dụ cụ thể, gần gũi…
- Kỹ năng động viên : dùng lời nói, ánh mắt để động viên; thông cảm với người được truyền thông; động viên, thu hút những người rụt rè tham gia…
3. Các yêu cầu khác:
- Có sự nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy;
- Có khả năng nói và viết;
- Có khả năng hòa đồng và giao tiếp;
- Có kiến thức nhất định về tâm lý học tuyên truyền;
- Có hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện xã hội của mỗi địa bàn dân tộc, mỗi vùng miền nhất định.
                                                                                PHẦN 2
MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN
TRONG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
I. KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng trong các hình thức tuyên truyền pháp luật.
Tuyên truyền miệng là một hình thức tuyên truyền mà ngư­ời nói trực tiếp nói với người nghe về một nội dung nào đó nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin, ý thức cho ngư­ời nghe và kích thích ngư­ời nghe hành động theo mục đích của ngư­ời tuyên truyền.
Như­ vậy, tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà ngư­ời nói trực tiếp nói với ngư­ời nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho ng­ười nghe; kích thích ngư­ời nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
Tuy vậy, tuyên truyền miệng cũng có những hạn chế như­: không thể áp dụng đối với các đối tượng không cùng ngôn ngữ, thính giác không hoàn chỉnh. Với các đối tượng này phải có các báo cáo viên, tuyên truyền viên riêng. Lời nói không có hình dáng, màu sắc, chỉ tác động vào thính giác. Để khắc phục hạn chế này, ngư­ời nói phải biết gây ấn t­ượng, kích thích, lôi cuốn ngư­ời nghe. Người nghe phải chăm chú theo dõi, tập trung t­ư tưởng cao.
2. Phương thức tổ chức một số hình thức tuyên truyền miệng pháp luật
2.1. Mở các lớp tập huấn
Nội dung tập huấn có thể là một văn bản pháp luật kèm theo văn bản hướng dẫn thi hành hoặc nhiều văn bản pháp luật độc lập. Những văn bản pháp luật này có thể là văn bản tuyên truyền lần đầu hoặc là văn bản được tuyên truyền lặp lại. Học viên của lớp tập huấn là những báo cáo viên, biên tập viên, phóng viên, cán bộ thi hành pháp luật, cán bộ quản lý trong lĩnh vực văn bản điều chỉnh.
Ở các lớp tập huấn, giảng viên không chỉ giới thiệu về các nội dung cơ bản của văn bản mà phải đi sâu vào những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực nghiệp vụ nhất định: thẩm quyền của các chủ thể, các biện pháp quản lý, thủ tục tiến hành các công việc. Chú trọng đổi mới phương pháp tập huấn, kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, lấy người học là trung tâm, áp dụng phương pháp tích cực, mọi người cùng tham gia, có sự trao đổi qua lại giữa học viên và giảng viên, huy động tính tích cực tham gia của học viên; giảng viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho học viên vừa học lý thuyết vừa thực hành; kết hợp với các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, băng hình để buổi tập huấn sinh động, người học dễ tiếp thu và biết vận dụng thành thạo trong thực tiễn.
Việc tổ chức các lớp tập huấn có thể ở quy mô lớn (vài trăm người) cũng có thể ở quy mô nhỏ (vài chục người). Lưu ý cần bố trí thời gian hợp lý để triệu tập được đúng, đủ học viên, có quy chế để việc học tập được nghiêm túc. Cũng cần tổ chức viết thu hoạch hoặc kiểm tra, tổ chức đánh giá kết quả tập huấn (qua phiếu, phỏng vấn trực tiếp…), cấp chứng chỉ để kích thích ý thức và tinh thần học tập của học viên. Về hình thức nên có trang trí, khai mạc, bế mạc để lớp học trang trọng và tăng tính hiệu quả.
2.2. Nói chuyện chuyên đề về pháp luật
Một buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật thường là một buổi nói về một lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quản lý... gắn với một số chế định, ngành luật. Một buổi nói chuyện chuyên đề thường không đóng khung trong phạm vi pháp luật, trong khuôn khổ một vấn đề khép kín mà mở ra nhiều lĩnh vực có liên quan, nhiều hướng suy nghĩ. Chính vì thế, các buổi nói chuyện chuyên đề thường thu hút được đông đảo báo cáo viên pháp luật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ xây dựng pháp luật, cán bộ tuyên truyền pháp luật, hòa giải viên, thành viên các Câu lạc bộ pháp luật... tham gia.
Báo cáo viên trong các buổi nói chuyện chuyên đề phải là người có kiến thức chuyên ngành sâu rộng về lĩnh vực được trình bày và am hiểu pháp luật.
Khi tổ chức một buổi nói chuyện chuyên đề nói chung và chuyên đề pháp luật nói riêng, người ta thường gắn vào các sự kiện chính trị, thời sự, những ngày có ý nghĩa lịch sử...
2.3. Lồng ghép việc tuyên truyền pháp luật vào một buổi họp
Do đối tượng dự, buổi họp rất đa dạng, có thể là cán bộ, công chức; người quản lý doanh nghiệp; người lao động; người dân ở thôn, bản, tổ dân phố, cho nên tùy từng đối tượng mà người tuyên truyền lựa chọn nội dung pháp luật để lồng ghép cho phù hợp. Nội dung pháp luật được truyền tải có thể trên cơ sở kế hoạch của cấp trên hoặc có thể do cán bộ tuyên truyền đề xuất trên cơ sở tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.
Khi lồng ghép nội dung pháp luật vào một buổi họp, điểm quan trọng nhất là cách đặt vấn đề với người nghe. Cần đặt vấn đề sao cho người nghe thấy rằng vì sự quan trọng và cấp thiết của việc tuyên truyền văn bản pháp luật lồng ghép vào hội nghị, cuộc họp này chứ không phải “nhân thể” hội nghị, cuộc họp này mà phổ biến văn bản. Nếu có thể được, người nói công bố việc tuyên truyền pháp luật là một nội dung trong chương trình cuộc họp hoặc công bố chương trình cuộc họp trước cho người dự cuộc họp. Một việc quan trọng nữa là xác định thời điểm, bối cảnh để phổ biến pháp luật sao cho hợp lý nhất để người nghe dễ tiếp thu và tạo không khí thoải mái cho người nghe. Qua đó, việc lồng ghép tuyên truyền pháp luật vào cuộc họp sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
2.4. Tuyên truyền miệng cá biệt
Tuyên truyền miệng cá biệt là hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật mà đối tượng (người nghe) chỉ có một hoặc vài ba người. Nếu như tuyên truyền trong hội nghị cung cấp cho người nghe hiểu biết chung về pháp luật thì tuyên truyền cá biệt thường cung cấp cho người nghe những nội dung pháp luật cụ thể; vận dụng pháp luật trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể mà người nghe đang quan tâm. Hình thức tuyên truyền này thường được sử dụng trong trường hợp người thừa hành pháp luật làm việc với đối tượng của mình; người tư vấn pháp luật hướng dẫn, giải thích cho người được tư vấn; cán bộ trợ giúp pháp lý hướng dẫn, trợ giúp pháp luật cho người được trợ giúp...
Trong tuyên truyền cá biệt, người nói thường ở vị trí “có lợi” đối với người nghe. Nhưng không vì thế mà trong khi thực hiện nhiệm vụ, người nói có thái độ áp đặt, lời nói mệnh lệnh đối với họ mà phải làm cho họ thực sự hiểu, tin, tôn trọng pháp luật, từ đó tự giác tuân thủ pháp luật. Muốn vậy người nói phải căn cứ từng đối tượng mà có biện pháp tuyên truyền thích hợp; tìm hiểu sâu hoàn cảnh, truyền thống của gia đình họ, vận dụng đạo lý, phong tục, tập quán, mục đích, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật để giải thích, thuyết phục họ.
Để chuẩn bị cho buổi tuyên truyền cá biệt đạt kết quả, cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật cần chuẩn bị các nội dung sau đây:
- Các quy định pháp luật liên quan đến sự việc của đương sự;
- Dự kiến tình huống, câu hỏi mà đương sự có thể hỏi, chất vấn;
- Phong tục, tập quán ở địa phương, đạo lý và những kiến thức xã hội có thể phải vận dụng;
- Nhân thân đương sự: Hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của đương sự trước đây; điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống gia đình, nguyện vọng... của đương sự.
Khi tuyên truyền cá biệt đòi hỏi phải vận dụng kỹ năng tuyên truyền miệng hết sức tinh tế. Người nói còn phải là người nhạy cảm, tâm lý và có kinh nghiệm trong công tác này. Bên cạnh đó, để thuyết phục người nghe, tin ở pháp luật thì người nói phải thể hiện để người nghe tin mình là một cán bộ, công chức tốt (không có biểu hiện tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà, có trách nhiệm với công việc, liêm khiết...). Trong khi tuyên truyền miệng cá biệt, những quy tắc tuyên truyền hội nghị không thể áp dụng một cách cứng nhắc, thậm chí học hàm, học vị, chức vụ... của người nói không có ý nghĩa lớn đối với người nghe.
Điều quan trọng nhất là người nói phải tạo được lòng tin, sự tôn trọng của người nghe; làm sao để người nghe tin rằng vận dụng pháp luật vào điều kiện, hoàn cảnh này là hoàn toàn chính xác. Như vậy, nếu một buổi tuyên truyền pháp luật ở hội nghị nhằm đạt yêu cầu chung là nâng cao niềm tin, hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho người nghe bằng cách cung cấp các hiểu biết, nhận thức chung về pháp luật cho họ thì tuyên truyền cá biệt có mục đích cao hơn là thông qua việc vận dụng pháp luật vào một hoàn cảnh, sự việc cụ thể để nâng cao niềm tin, ý thức chấp hành pháp luật của người nghe. Để đạt được mục đích, yêu cầu này người nói không những phải am hiểu pháp luật, hiểu biết đời sống xã hội mà phải có sự cảm thông sâu sắc với cuộc sống của đối tượng. Đôi khi, trong quá trình tuyên truyền cá biệt người nói cần phải tâm sự chân tình, chia sẻ với người nghe về hoàn cảnh của họ; có những lời khuyên, động viên một cách chân thành, tình cảm để tạo sự tin tưởng, yêu mến của người nghe với mình. Đó là những yếu tố cơ bản để thuyết phục đối tượng.
3. Các bước tiến hành một buổi tuyên truyền miệng về pháp luật:
a. B­ước chuẩn bị: gồm 5 nội dung chính sau đây:
- Nắm vững đối t­ượng tuyên truyền:
Cần phải biết là nói với ai để nói nh­ư thế nào. Vì thế có câu: Nghệ thuật tuyên truyền tr­ước hết là nghệ thuật nắm vững đối tư­ợng tuyên truyền. Ngư­ời ta nắm vững đối tư­ợng tuyên truyền qua các yếu tố sau đây:
- Số lư­ợng, thành phần: trí thức, công nhân, nông dân, học sinh, thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi, phụ lão...; trình độ văn hoá; tình hình thực hiện pháp luật ở cơ sở đó; ý thức pháp luật, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đối tượng.
- Có thể nắm vững đối t­ượng bằng phư­ơng pháp trực tiếp (tự điều tra, tìm hiểu, gặp gỡ, hỏi han, quan sát...) hoặc bằng ph­ương pháp gián tiếp (qua các tài liệu, sách báo, báo cáo, tổng kết, trao đổi với những ngư­ời làm công tác quản lý, phản ảnh của ngư­ời tổ chức buổi tuyên truyền...).
- Nắm vững những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh:
Kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành, đư­ờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nư­ớc trong lĩnh vực đó, các tài liệu lý luận, giáo khoa, các tài liệu của nước ngoài trong lĩnh vực đó. Điều này yêu cầu ng­ười nói phải có quá trình sưu tầm, tích luỹ lâu dài với một ý thức đầy đủ về công việc và lòng say mê nghề nghiệp.
- Nắm vững nội dung văn bản. Cụ thể là:
+ Hiểu rõ ý nghĩa, bản chất pháp lý của vấn đề đ­ược văn bản điều chỉnh, sự cần thiết phải ban hành văn bản;
+ Hiểu rõ đối t­ượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
+ Hiểu rõ ý nghĩa của các quy phạm, đặc biệt là ý nghĩa về mặt quản lý Nhà nước, về tác dụng điều chỉnh của từng quy phạm cụ thể.
Muốn vậy ngư­ời nói cần nắm đư­ợc các thông tin tư liệu liên quan tới văn bản, nắm vững t­ư tưởng, quan điểm chỉ đạo của việc ban hành các văn bản đó thông qua các nghị quyết của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hoặc trực tiếp hơn là qua tờ trình về việc ban hành văn bản, qua các bài xã luận, bình luận khoa học đối với văn bản. Ngoài ra, việc giới thiệu có chọn lọc ý kiến đóng góp của các chuyên gia, của những nhà hoạt động thực tiễn liên quan đến văn bản đó cũng rất cần thiết.
- Nghiên cứu các văn bản thi hành, tài liệu h­ướng dẫn tuyên truyền văn bản đó;
- Nắm vững hệ thống văn bản điều chỉnh lĩnh vực đó;
- Theo dõi sát quá trình dự thảo văn bản từ khi lập đề cư­ơng, qua các cuộc thảo luận, lấy ý kiến nhân dân, kết quả tiếp thu, chỉnh lý cho đến khi văn bản đ­ược ban hành.
- S­ưu tầm các tài liệu dẫn chứng, minh họa
- Chuẩn bị đề cư­ơng
Đề c­ương cho buổi nói cần đầy đủ về nội dung, thích hợp với đối tượng, chặt chẽ về bố cục, sắc sảo về lập luận. Khi chuẩn bị đề c­ương cần chú ý:
- Đề cư­ơng không phải là một bài viết hoàn chỉnh.
- Lựa chọn vấn đề cốt lõi của văn bản, liên hệ với hệ thống pháp luật để làm rõ mối quan hệ của văn bản với hệ thống pháp luật;
- Để thu hút ng­ười nghe, toàn bộ các phần trong bài nói phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau như­ cốt truyện của một câu chuyện: từ yêu cầu, nhiệm vụ của văn bản, dẫn đến cơ chế quản lý thế nào, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thế nào, chế tài đối với ng­ười vi phạm ra sao... để đạt đư­ợc yêu cầu nhiệm vụ của văn bản.
Có sự chuẩn bị tốt ngư­ời nói sẽ có tâm trạng tự tin, thoải mái, hào hứng trước khi bư­ớc vào buổi nói chuyện.
b. Tiến hành buổi tuyên truyền miệng về pháp luật:
Một buổi tuyên truyền miệng về pháp luật th­ường có các phần sau:
- Vào đề: Nhằm giới thiệu vấn đề, khơi gợi nhu cầu của đối tượng, định hướng tư duy, khơi gợi tình cảm, thiết lập quan hệ giữa ngư­ời nói với người nghe.
Với tuyên truyền miệng về pháp luật, cách vào đề có hiệu quả thường là gợi ra nhu cầu tìm hiểu ý nghĩa, sự cần thiết phải ban hành văn bản, phải có pháp luật để điều chỉnh vấn đề đang tuyên truyền.
- Nội dung: Là phần chủ yếu của buổi tuyên truyền, làm cho đối tư­ợng hiểu, nắm được nội dung, chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức cho đối t­ượng. Cần lưu ý không bao giờ viết đề cư­ơng là sao chép, tóm tắt văn bản, tuyên truyền, giới thiệu pháp luật không bao giờ là đọc nguyên văn văn bản. Viết, đọc một đoạn nào đó trong văn bản chỉ có tính chất dẫn chứng, minh họa.
Trong tuyên truyền văn bản phải chú ý tới 2 điều:
- Trình bày theo cách nào là thích hợp nhất;
- Nêu những vấn đề gì là cơ bản, cốt lõi, trọng tâm để ng­ười nghe nắm đư­ợc nội dung văn bản.
Đối t­ượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật hết sức phong phú nhưng có thể tạm chia ra 4 loại: Cán bộ quản lý; cán bộ nghiên cứu, xây dựng văn bản, cán bộ tuyên truyền, những người phải chấp hành pháp luật.
Trên cơ sở phân loại đó mà có sự hình dung về mục đích, yêu cầu trọng tâm, trọng điểm, phương pháp trình bày phù hợp với từng đối t­ượng.
Với cán bộ quản lý: Tuỳ theo từng cấp có thể thiên về phương pháp khái quát hoặc diễn giải, thiên về lý luận hoặc thực tiễn, như­ng cần tập trung nhấn mạnh, làm rõ những quy phạm về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nư­ớc, nội dung quản lý Nhà nước, các hình thức vi phạm và mức độ xử lý, thẩm quyền xử lý, tổ chức thi hành văn bản. . .
- Với cán bộ nghiên cứu, xây dựng văn bản: Phư­ơng pháp khái quát thường đạt hiệu quả tuyên truyền cao vì đối tư­ợng này thường quan tâm đến những quan điểm, những vấn đề lý luận chứa đựng trong văn bản. Ngoài ra cần làm rõ: văn bản đã đáp ứng đư­ợc những nhu cầu thực tiễn nào, những gì chư­a đáp ứng được, những gì đã thống nhất, những gì tồn tại, văn bản nào sẽ đ­ược ban hành tiếp, vị trí của văn bản này trong hệ thống các văn bản thuộc lĩnh vực văn bản điều chỉnh...
- Với cán bộ tuyên truyền (gồm báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, biên tập viên): có thể dùng phư­ơng pháp khái quát hoặc diễn giải tuỳ theo hình thức văn bản như­ng cần nhấn mạnh bản chất, ý nghĩa pháp lý của vấn đề, sự cần thiết, mục đích của việc ban hành văn bản, những số liệu, tài liệu cần viện dẫn, đối chiếu, so sánh, các vấn đề chủ yếu cần tập trung phổ biến, tuyên truyền.
- Với những ngư­ời phải chấp hành pháp luật: Dùng phư­ơng pháp diễn giải là phù hợp. Cần nêu bản chất, ý nghĩa của vấn đề, mục đích, sự cần thiết phải ban hành văn bản, ý nghĩa của các quy phạm liên quan đến từng đối t­ượng thi hành trong văn bản. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ xã hội đ­ược văn bản điều chỉnh, cơ chế thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện, thời hiệu khiếu nại, khởi kiện v.v..
- Phần kết luận:
Ng­ười nói thư­ờng điểm lại và tóm tắt những vấn đề cơ bản đã tuyên truyền. Tuỳ từng đối t­ượng mà nêu những vấn đề cần l­ưu ý đối với họ.
- Trả lời câu hỏi của ngư­ời nghe: Cần dành thời gian cần thiết trả lời các câu hỏi mà ng­ười nghe quan tâm, ch­ưa hiểu rõ.
Tóm lại, hiệu quả của tuyên truyền miệng về pháp luật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để đạt hiệu quả tuyên truyền cao, ngư­ời tuyên truyền phải dày công tích luỹ, chuẩn bị đề c­ương, phải có nghệ thuật phá hàng rào ngăn cách ban đầu về mặt tâm lý gây thiện cảm, gây sự chú ý của ng­ười nghe từ khi bắt đầu buổi nói chuyện; phải biết tạo nhu cầu, kích thích, hấp dẫn, gây ấn t­ượng cho người nghe trong suốt buổi nói; biết kết luận đúng cách để khi kết thúc còn để lại những điều cần thiết cho ngư­ời nghe tiếp tục suy nghĩ.
4. Xây dựng kế hoạch tổ chức một buổi tuyên truyền miệng
Ng­ười làm công tác tuyên truyền pháp luật thường phải xây dựng kế hoạch tổ chức những buổi tuyên truyền về pháp luật để:
- Trình ng­ười lãnh đạo trực tiếp phê duyệt;
- Thông báo cho các đơn vị liên quan (nếu có);
- Thông báo cho báo cáo viên những điểm cần thiết khi cán bộ tuyên truyền pháp luật mời ng­ười khác nói;
Yêu cầu đối với bản kế hoạch là: đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn.
Nội dung bản kế hoạch ngoài phần tiêu đề phải có những nội dung chính sau đây:
- Mục đích;
- Đối t­ượng: thành phần, số lư­ợng, đặc điểm của đối tượng về giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi…;
- Nội dung;
- Thời gian, địa điểm;
- Báo cáo viên;
- Công tác chuẩn bị;
- Kinh phí.
Khi xây dựng kế hoạch, cán bộ làm công tác tuyên truyền phải luôn luôn gắn với điều kiện thực tế của địa ph­ương, đơn vị. Ví dụ: khi đề ra mục đích tuyên truyền cần phải gắn với việc góp phần khắc phục những mặt yếu kém về quản lý, giảm tình trạng vi phạm pháp luật... ở địa bàn.
II. KỸ NĂNG BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT
1. Một số vấn đề chung
1.1. Khái niệm đề cương
Đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật là tài liệu dùng để tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, phổ biến một văn bản pháp luật, một vấn đề pháp lý mà người sử dụng có thể dựa vào đó để nghiên cứu nội dung văn bản, các trọng tâm cần tập trung tuyên truyền, phổ biến văn bản hoặc để biên soạn các tài liệu tuyên truyền khác một cách cụ thể, sát hợp, sinh động, phù hợp với bối cảnh, đối tượng nhưng vẫn đảm bảo cho đối tượng hiểu chính xác nội dung văn bản và thực hiện thống nhất. Mặt khác, đề cương tuyên truyền còn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức triển khai tuyên truyền văn bản pháp luật phù hợp với từng loại đối tượng, trên từng địa bàn.
1.2. Sự cần thiết phải xây dựng đề cương tuyên truyền pháp luật
Nhiệm vụ cơ bản của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là làm cho mọi ngành, mọi cấp, mọi cơ quan, tổ chức, mọi công dân đều hiểu biết pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai ở nhiều ngành, nhiều cấp, bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Yêu cầu xuyên suốt trong quá trình triển khai là mọi người phải hiểu đúng các quy định của pháp luật để từ đó vận dụng một cách thống nhất, vì vậy họ phải nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của văn bản trước khi nắm văn bản, những vấn đề cốt lõi khi xây dựng văn bản quy định những vấn đề gì, quy định như thế nào và tại sao lại quy định như vậy. Việc xây dựng một quy phạm pháp luật, một văn bản quy phạm pháp luật luôn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, tài chính, phong tục, truyền thống, trình độ dân trí... Vì vậy, chỉ với những tài liệu, kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình lâu dài và cả những gì nắm được trong quá trình dự thảo văn bản, với trình độ pháp lý và kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định, người viết đề cương mới thâu tóm được tinh thần văn bản đưa vào đề cương.
Đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật còn có tác dụng hướng dẫn chỉ đạo việc triển khai tuyên truyền văn bản. Vì vậy, viết đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật bao giờ cũng giữ một vị trí quan trọng trong công tác chỉ đạo và tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật.
1.3. Đối tượng sử dụng đề cương
Đối tượng sử dụng đề cương tuyên truyền rất đa dạng, thường là các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên báo đài, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan tư pháp và cán bộ làm công tác pháp chế của các bộ, ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp.
1.4. Yêu cầu của việc xây dựng đề cương
Xây dựng đề cương tuyên truyền pháp luật cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:
Về hình thức: Bố cục đề cương phải rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý. Ngôn ngữ được sử dụng trong đề cương phải là ngôn ngữ đại chúng, cách hành văn giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Diễn đạt phải mạch lạc, súc tích, ngắn gọn.
Về nội dung: Đề cương phải tạo điều kiện cho người sử dụng hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc ban hành văn bản pháp luật, hiểu chính xác quy định của pháp luật, nắm được nội dung chính, những vấn đề trọng tâm của văn bản pháp luật, cách vận dụng văn bản trong các quan hệ pháp luật.
Về thời gian: Để đảm bảo tính thời sự của văn bản, đề cương tuyên truyền cần được biên soạn và cung cấp kịp thời cho các đối tượng để tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến trước ngày văn bản có hiệu lực pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật được thống nhất.
1.5. Yêu cầu đối với người viết đề cương
 Để đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật có chất lượng, yêu cầu người viết đề cương tuyên truyền pháp luật cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
-  Có trình độ pháp lý nhất định. Chất lượng của đề cương tuyên truyền pháp luật phụ thuộc nhiều vào trình độ pháp luật của người viết đề cương, vì thế để đảm bảo yêu cầu tối thiểu của đề cương, người viết đề cương phải được đào tạo về pháp luật hoặc có nhiều năm công tác thực tiễn trong lĩnh vực đó.
-  Nắm vững nội dung văn bản. Người viết đề cương tuyên truyền pháp luật  có thể là người trực tiếp tham gia vào quá trình soạn thảo, cho ý kiến hoặc thẩm định nội dung văn bản pháp luật đó, thì họ chính là người hiểu rõ nhất những nội dung quan trọng và những vấn đề cốt lõi của văn bản pháp luật (như đối tượng, phạm vi điều chỉnh). Trong trường hợp, người viết đề cương tuyên truyền không phải là người trực tiếp tham gia vào quá trình soạn thảo, cho ý kiến hoặc thẩm định nội dung văn bản pháp luật đó, thì cần phải tìm hiểu và nắm vững nội dung của văn bản đó trước khi viết đề cương.
-  Hiểu sâu sắc vấn đề mà văn bản pháp luật điều chỉnh. Để đáp ứng yêu cầu này, người viết đề cương phải nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng về các vần đề cần nêu, các văn bản gốc và các văn bản có liên quan khác nếu có, tìm hiểu pháp luật của nước ta trước đây và pháp luật của nước ngoài quy định về vấn đề đó, các tài liệu, lý luận, giáo khoa và đôi khi phải tìm hiểu cả về mặt kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực đó.
-  Hiểu rõ  đối tượng sử dụng đề cương. Đối tượng sử dụng đề cương tuyên truyền pháp luật thường là cán bộ làm công tác tuyên truyền của các ngành, các cấp; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tin đại chúng chuyên viết về pháp luật để từ đó người viết đề cương tuyên truyền có cách viết cho phù hợp với trình độ, nghề nghiệp, tâm lý lứa tuổi...
-  Nắm vững tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống ... tình hình vi phạm pháp luật và yêu cầu quản lý về từng lĩnh vực. Do đó, người viết đề cương tuyên truyền cần phải tích luỹ tài liệu, kiến thức, bám sát thực tế cuộc sống, có quan hệ phối hợp rộng rãi với các cơ quan ban, ngành.
-  Có vốn ngôn ngữ phong phú, lối hành văn giản dị, trong sáng, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng. 
2. Nội dung cơ bản của Đề cương
Đề cương tuyên truyền một văn bản pháp luật thường bao gồm 3 phần chính sau đây:
Phần 1. Những vấn đề chung
Phần này thường nêu sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của việc ban hành văn bản. Phần này cũng cần nêu nguồn gốc pháp lý của văn bản (xuất phát từ Hiến pháp, Luật hoặc các văn bản quy phạm khác), vị trí, vai trò của văn bản trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quan điểm và những nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng văn bản pháp luật; tư tưởng chủ đạo và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong đời sống hàng ngày và yêu cầu của chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.
Phần 2.  Giới thiệu văn bản
Một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng của đề cương tuyên truyền là giúp đối tượng nắm bắt một cách khái quát về nội dung của văn bản đó mà không thể đi sâu giới thiệu hết các chương, các điều của văn bản đó. Vì vậy phần đầu của đề cương phải giới thiệu bố cục của văn bản với nguyên văn tên các phần, chương, mục để người đọc khái quát được nội dung của văn bản pháp luật đó.
Giới thiệu bố cục văn bản: số chương, tên các chương, số điều trong chương để người sử dụng có thể hình dung khái quát nội dung văn bản.
Nội dung chủ yếu của văn bản:
- Nhiệm vụ của văn bản;
- Đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
- Những nguyên tắc chung chi phối các quy định trong văn bản;
Những vấn đề được đề cập trong nội dung văn bản, ý nghĩa các quy phạm, chế định trong văn bản;
- Những điểm mới trong văn bản so với pháp luật hiện hành, những điểm sửa đổi, bổ sung, lý do sửa đổi, bổ sung, ý nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung. Khi cần thiết có thể nêu một số vấn đề gây tranh luận, những vấn đề đang tồn tại;
- Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể và những người có liên quan, các quy định, thủ tục phải thực hiện;
- Vị trí của văn bản trong hệ thống pháp luật hiện hành, các văn bản sẽ ban hành kèm theo (nếu có).
Phần 3. Tổ chức thực hiện
Đây là phần hướng dẫn người sử dụng đề cương chủ yếu là các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, các cơ quan thông tin đại chúng. Trong phần này cần làm rõ các vấn đề:
Nêu trọng tâm, trọng điểm tuyên truyền, gắn tuyên truyền văn bản với việc thực hiện những chủ trương lớn, những vấn đề thời sự và yêu cầu quản lý của ngành, của địa phương;
- Đưa ra các gợi ý về biện pháp tổ chức thực hiện, phương pháp và hình thức tuyên truyền đối với từng loại đối tượng, từng địa bàn căn cứ vào nhu cầu của đối tượng và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; đặc biệt là tập trung quan tâm đến đối tượng cần chú trọng tuyên truyền;
- Phương hướng phối hợp giữa ngành tư pháp, các ngành hữu quan và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tổ chức tuyên truyền văn bản.
Phần 4. Phụ lục (nếu có)
Trong điều kiện có thể, đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật nên có các tài liệu tham khảo kèm theo bao gồm các số liệu, các trích dẫn để khẳng định, chứng minh, so sánh, mở rộng những vấn đề đã nêu trong đề cương nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các cấp, các ngành có điều kiện tham khảo, dẫn chứng khi thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật cho cán bộ và nhân dân.
3. Các bước cần thiết để viết Đề cương
Để viết được một đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật hoàn chỉnh và có chất lượng, thường được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Nghiên cứu văn bản pháp luật mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.
- Thu thập và nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản như: tờ trình về việc ban hành văn bản; báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản; các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước;  các tài liệu trong nước và nước ngoài liên quan đến nội dung văn bản để nắm được xuất xứ của văn bản (nếu là văn bản ban hành lần đầu), văn bản gốc và yêu cầu thực tế khách quan liên quan đến những nội dung cần sửa đổi, bổ sung (đối với văn bản sửa đổi, bổ sung).
-  Tìm hiểu đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng đề cương để đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo cách thức, biện pháp tuyên truyền thích hợp.
-  Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, phong tục, truyền thống, tình hình vi phạm pháp luật, yêu cầu quản lý về lĩnh vực đề cập trong văn bản, để phân tích các vấn đề nêu ra trong văn bản đã đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội và yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực đó.
Bước 2: Biên soạn đề cương.
Trước khi viết một đề cương hoàn chỉnh, thường xây dựng bố cục đề cương chi tiết. Sau khi lãnh đạo thông qua bố cục đề cương, có thể:
- Trực tiếp biên soạn bằng cách dựa trên cơ sở đề cương chi tiết và các tài liệu đã được nghiên cứu để viết đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham gia soạn thảo văn bản đề nghị  viết theo bố cục đề cương chi tiết.
Bước 3: Biên tập đề cương.
Bước 4: Hoàn chỉnh, in ấn và gửi cho các đối tượng sử dụng
 
                                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền - CC TPHT

 

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của những đứa trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo là quá nhỏ nên gần như hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ….
Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn với số lượng học sinh đông mà đối tượng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cần được hết sức chú trọng. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hhiện của các trường mầm non trong cả nước nói chung, xã nhà nói riêng, phòng y tế của huyện, BCĐ liên ngành của xã sẽ kiểm tra thường xuyên về việc đảm bảo ATVSTP. Khi cơ sở đạt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm mới được cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn trong trường mầm non.
Nhà trường muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo các quy định điều kiện đảm bảo VSATTP bếp ăn tập thể theo QĐ 4128/2001/QĐ-BYT).
* Vệ sinh đối với cơ sở:
- Vị trí phải đảm bảo vệ sinh môi trường, cách ly với nguồn ô nhiễm.
- Bếp ăn phải được  thiết kế theo nguyên tắc bếp một chiều, sử dụng vật liệu dễ làm sạch.
- Giữ vệ sinh khu vực phục vụ ăn uống, chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Xử lý rác thải tốt, cống rãnh phải thường xuyên được khơi thông.
- Có đủ nước sạch, có xà phòng cho nhân viên rửa tay, dụng cụ chứa nước phải đảm bảo vệ sinh.
* Vệ sinh cá nhân và kiến thức vệ sinh thực phẩm
- Giữ vệ sinh cá nhân và khu vực làm việc.
- Sử dụng khẩu trang, găng tay khi tham gia chế biến, phục vụ ăn uống.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong mọi trường hợp gây bẩn tay, sau khi sử dụng nguyên liệu tươi sống, trước khi chia ăn.
- Không dùng tay lấy thức ăn, không làm các việc khác khi đang chia thức ăn.
- Tham gia lớp tập huấn VSATTP, khám sức khỏe định kỳ.
* Vệ sinh dụng cụ:
- Dụng cụ ăn uống không được sứt mẻ, phải đảm bảo khô sạch và được rửa ngay sau khi sử dụng.
- Giá để dụng cụ ăn uống phải đảm bảo sạch, nên làm bằng vật liệu không thấm nước và dễ làm sạch.
- Trang bị dụng cụ lấy thức ăn như muôi, thìa, kẹp gắp đầy đủ, có thớt thái thịt chín, sống riêng.
- Không để các hóa chất, dung môi độc hại hoặc chai lọ đã đựng hóa chất trong khu vực bếp ăn đề phòng bị nhiễm bẩn.
* Vệ sinh trong chế biến và bảo quản:
- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nếu có nghi ngờ phải gửi mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm có đủ năng lực.
- Không sử dụng chất phụ gia nằm ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế
( số 46/2007/QĐ- BYT).
- Khuyến khích các bếp ăn sử dụng nguồn cung cấp theo hợp đồng ký kết với các cơ sở đảm bảo VSATTP.
- Thực hiện chế biến và bảo quản thực phẩm, thức ăn hợp vệ sinh.
- Đề phòng mọi sự lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống và thức ăn đã chế biến.
* Hồ sơ ghi chép và theo dõi:
- Các thực phẩm mua vào có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.
- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với từng mùa và tình hình kinh tế của người dân.
- Lưu mẫu thức ăn đã chế biến 24h.
▪ Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, mẫu lưu thức ăn và thức ăn còn thừa phải đưa đến phòng thí nghiệm tỉnh hoặc trung ương để kiểm tra tìm nguyên nhân

                                                                                                                                                Lê Anh Dũng
 
Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 theo các nghị quyết của Quốc hội, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh dịch COVID-19, Chính phủ ban hành Nghị quyết tiếp nối các Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tập trung triển khai thực hiện.
Mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19; tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỉ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.
Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu; Phát triển bền vững (của UN) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu; Năng lực đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu; Chính phủ điện tử (của UN) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu;...
Mục tiêu cụ thể năm 2022 cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch; về cải thiện Năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) theo xếp hạng của WEF: Nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là B1); nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng (B2) lên 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (B3) lên ít nhất 1 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Vốn hóa thị trường chứng khoán (B7) lên 2-3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (B9) lên 2-3 bậc;...
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Tiếp tục tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần.
Các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm: Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.
Chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chế độ báo cáo, theo dõi tình hình, kết quả cải thiện đối với các bộ chỉ số, chỉ số được phân công; cập nhật trên hệ thống thông tin báo cáo của bộ, ngành, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ phục vụ chỉ đạo, điều hành.
Các bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh tiếp tục thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, bao gồm: Khởi sự kinh doanh; nộp thuế và bảo hiểm xã hội; cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; tiếp cận tín dụng; bảo vệ nhà đầu tư; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; giao dịch thương mại qua biên giới; giải quyết tranh chấp hợp đồng; và giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu thống kê công bố trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo để bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chú trọng thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Nghị quyết nêu rõ, chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
1- Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh.
2- Tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật.
3- Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4- Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai.
5- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.
6- Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát.
7-  Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền vững.
8- Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.
9- Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
10- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể phân công tại Nghị quyết.
*****
                                                                                                                                            Nguyễn Thị Thu Hiền

 
Anh Thành và anh Danh là hàng xóm của nhau. Thời gian gần đây, gia đình anh Thành tiến hành tu sửa lại và có thay đổi thiết kế của căn nhà. Sau khi hoàn thành việc tu sửa, gia đình anh Thành chuyển về sinh hoạt bình thường thì hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của gia đình anh Thành bị chảy sang nhà anh Danh, gây mùi khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình anh Danh.
Mặc dù anh Danh đã nhắc nhở và yêu cầu anh Thành nghiên cứu thiết kế lại hệ thống thoát nước thải sinh hoạt để tránh việc nước thải tràn sang gia đình mình nhưng anh Thành không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn. Nếu đượchòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Anh Thành và anh Danh mâu thuẫn là do hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của gia đình anh Thành bị chảy sang nhà anh Danh, gây mùi khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình anh Danh.
2. Căn cứ pháp lý
- Điều 172 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường: “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
- Khoản 6 Điều 82 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình: “Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinhhoạt đúng nơi quy định”
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định của Điều 172 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường và Khoản 6 Điều 82 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, Hòa giải viên cần phân tích để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Hòa giải viên cần thuyết phục anh Thành không để hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chảy sang nhà anh Danh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình anh Danh.

                                                                                                                               Nguyễn Thị Thu Hiền
Tình huống: Gia đình ông H và gia đình ông T có đất giáp ranh với nhau. Để bảo vệ tài sản trong nhà ông H xây tường rào xung quanh, khi tiến hành xây tường ông H đào móng sát ranh giới đất với nhà ông T.
Ông T không cho đào vì cho rằng việc đào móng xây tường rào như vậy sẽ ảnh hưởng đến móng nhà của gia đình ông và yêu cầu ông H phải dịch chuyển móng tường xa hơn ranh giới đất.
Ông H không đồng ý, cho rằng việc đào móng xây dựng tường rào là trên phần đất thuộc quyền sử dụng của ông và ông có quyền làm theo mục đích của mình. Hai bên gia đình mâu thuẫn và nhiều lần tranh cãi to tiếng, gây mất trật tự. Nếu được giao hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Mâu thuẫn do ông H khi xây tường rào đã đào móng sát ranh giới đất với nhà ông T, ông T không cho đào và yêu cầu ông H phải dịch chuyển móng tường xa hơn ranh giới đất. Ông H không đồng ý, cho rằng việc đào móng xây dựng tường rào là trên phần đất thuộc quyền sử dụng của ông và ông có quyền làm theo mục đích của mình.
2. Căn cứ pháp lý
- Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng: “Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.”
- Khoản 1 Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản: “Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.”
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 174 quy định nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng và Khoản 1 Điều 176 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản. Hòa giải viên cần phân tích để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn,tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Hòa giải viên cần thuyết phục hai bên không nên cãi vã to tiếng và không để xảy ra xung đột, các bên có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung. Thuyết phục để Ông H khi xây tường rào phải theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định. Đồng thời, thuyết phục ông T thỏa thuận việc đào móng xây tường để đảm bảo an toàn hai gia đình.


                                                                                                                                Nguyễn Thị Thu Hiền
CS-moi-Hien.png
 
  1. Vận chuyển vật liệu để rơi vãi sẽ bị phạt đến 4 triệu đồng
Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 25/8/2022,  phạt tiền từ 2- 4 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.
        2. Không phân loại rác sinh hoạt bị xủ phạt đến 1 triệu đồngĐây là một trong những nội dung mới tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 25/8/2022.
Cụ thể, khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Như vậy, nếu không phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt, cá nhân, hộ gia đình có thể bị phạt từ 500.000 - 01 triệu đồng. 
  1. Hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số
Có hiệu lực từ 15/8/2022, Thông tư 02/2022/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ nhà ở gồm: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN chưa có nhà ở, hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng.
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng 1 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương. Nội dung hỗ trợ áp dụng theo quy định tại điểm c khoản 5 Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất, thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất.
  1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tiền để xây nhà
Thông tư số 01/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hiệu lực từ ngày 15-8-2022.

CS-moi-Hien-2.jpg
Đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây nhà mới 40 triệu đồng/hộ
(Ảnh minh họa)
Đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sau đây được hỗ trợ xây nhà mới 40 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) trong danh sách hộ nghèo; hộ cận nghèo do UBND cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực thi hành tối thiểu 3 năm.
Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác
     5. Rút tiết kiệm trước thời hạn vẫn hưởng lãi caoNgân hàng Nhà Nước ban hành thông tư số 04/2022/TT-NHNN Quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2022.
Cụ thể, trường hợp rút toàn bộ tiền gửi áp dụng mức lãi suất tối đa bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn.
Trường hợp rút một phần tiền gửi trước hạn áp dụng mức lãi suất bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm rút trước hạn...
                                                                                                                       
                                                                                                                       Nguyễn  Thị Thu Hiền -  CC TPHT
CS-moi-Hien-(1).png
     
        1. Ký gửi hàng hóa trên xe khách cần cung cấp ít nhất 05 thông tin
.
Đây cũng là một nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP. Theo đó, để bảo bảo công tác quản lý và kiểm soát:
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: hàng hóa ký gửi trên xe khách, khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
Như vậy, từ ngày 01/9/2022, khi gửi hàng trên xe khách, người gửi bắt buộc phải cung cấp ít nhất 05 thông tin sau cho nhà xe, lái xe, nhân viên phục vụ (nếu có):
- Tên hàng hoá.
 - Họ và tên.
- Địa chỉ.
- Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân.
- Số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
- Cân nặng của hàng hóa (không bắt buộc cung cấp). 
  1. Ghi âm, ghi hình trái phép tại phiên tòa bị phạt đến 15 triệu đồng. 
Tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng với 04 Chương và 08 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Để đảm bảo quyền riêng tư của con người, Pháp lệnh này quy định, phạt tiền từ 7 đến 15 triệu đồng đối với hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính,...
Cũng theo Pháp lệnh mới này, nếu lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án; mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được phép mang theo thì người thực hiện hành vi sẽ bị phạt từ 01 - 07 triệu đồng.
       3. Giảm 50% phí khai thác thông tin trên CSDL quốc gia về dân cư
Theo quy định tại Thông tư 48/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 17/9/2022), tổ chức có nhu cầu khai thác thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin không phải của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải trả phí khai thác và sử dụng thông tin với mức sau:
Số TT Nội dung công việc thu phí Mức thu
(đồng/trường thông tin)
1 Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01) 1.000
2 Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02) 1.000
3 Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03) 1.000
4 Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04) 1.000
5 Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05) 1.000
 
Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 48/2022, trong thời gian ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023, tổ chức, các nhân chỉ phải trả 50% mức phí nêu trên.

                                                                                                                      Nguyễn Thị Thu Hiền - CC TPHT
 
 
Tình huống:
Theo Quyết định của Tòa án, sau khi ly hôn, chị Bé là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu Bình - con gái của chị và anh An. Còn anh An có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con với mức tiền 2.000.000đ/tháng.
Trước năm 2016, trách nhiệm cấp dưỡng đã được anh An thực hiện đầy đủ. Nhưng từ tháng 01/2016 đến nay, anh An chỉ chu cấp 1.000.000đ/tháng với lý do mới tái hôn, phải lo toan cho gia đình mới. Chị Bé không đồng ý với mức cấp dưỡng này, nhiều lần chị đã yêu cầu anh An phải thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con theo đúng phán quyết của Tòa án, nếu không chị sẽ không cho anh An gặp con. Vì thế, giữa hai người đã nảy sinh mâu thuẫn. Nếu được giao hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa anh An và chị Bé là do anh An không chuyển đủ mức tiền cấp nuôi dưỡng con hàng tháng sau ly hôn theo phán quyết của Tòa án, chị Bé đã nhiều lần yêu cầu anh An thực hiện đúng trách nhiệm của mình nếu không chị sẽ không cho anh An gặp con dẫn đến mâu thuẫn giữa hai người.
2. Căn cứ pháp lý
- Khoản 2, Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân &gia đình quy định: “Cha,mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; Sau khi ly hôn,người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”.
- Điều 83 Luật Hôn nhân &gia đình quy định: “ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định đối với con; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục con.”
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở các quy của Luật Hôn nhân &gia đình nêu trên, phân tích cho anh An hiểu nghĩa vụ cấp dưỡng cho con anh phải thực hiện đúng theo quyết định của Tòa án; phântích chị Bé hiểu chị có quyền yêu cầu anh An cấp dưỡng cho cháu Bình hàng tháng đúng mức tiền Tòa án quyết định nhưng chị không có quyền cản trở anhAn trong việc thăm nom con.
- Thuyết phục hai bên vì lợi ích của con có thể thỏa thuận cùng nhau thựchiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của mình với cháu Bình đảm bảo cho cháucó cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất có thể.
                                                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền
Ông Kha có hai người con. Người con đầu có với vợ trước tên Lâm, đã có gia đình riêng. Sau khi vợ mất, ông Kha kết hôn với bà Hà, hai người có một người con chung, năm nay lên 9 tuổi. Khi biết mình bị bệnh nặng khó qua khỏi,ông Kha đã ra Ủy ban nhân dân xã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản là căn nhà đang ở cho người con lớn (đây là tài sản của ông có trước khi lấy bà Hà). Vài tháng sau, ông Kha chết. Do có mâu thuẫn từ trước nên sau khi bố mất, anh Lâm có ý đuổi mẹ và em trai ra khỏi nhà. Bà Hà đã làm đơn đề nghị tổ hòa giải can thiệp, giúp đỡ. Nếu được giao hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thếnào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Ông Kha trước khi chết di chúc để lại toàn bộ tài sản là căn nhà đang ở cho anh Lâm( con của ông với vợ trước) đây là tài sản của ông có trước khi lấy bà Hà. Vài tháng sau, ông Kha chết. Do có mâu thuẫn từ trước nên sau khi bố mất, anh Lâm có ý đuổi mẹ kế là bà Hà và em trai (cùng cha khác mẹ 9 tuổi) ra khỏi nhà.
2. Căn cứ pháp lý
- Khoản 1, Điều 644 Bộ Luật dân sự năm 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
- Khoản 1, Điều 103 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về quyền, nghĩavụ giữa các thành viên khác của gia đình quy định: “Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ”.
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở các quy định Bộ luật dân sự năm 2015, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hòa giải viên cần phân tích để anh Lâm hiểu việc anh có ý đuổi mẹ và em trai ra khỏi nhà là sai; mặc dù bố anh di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh nhưng theo quy định của pháp luật thì em trai khác mẹ với anh mới 9 tuổi, vì vậy vẫn được hưởng phần di sản của bố anh để lại bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
- Thuyết phục hai bên vì tình cảm gia đình, vì người cha, người chồng không nên để xảy ra mâu thuẫn. Cần thuyết phục để anh Lâm hiểu rõ “Anh em như thể tay chân” việc anh đuổi mẹ kế và em trai ra khỏi nhà là hành vi đi ngược lại với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Anh và gia đình nên ngồi lại để cùng nhau bàn bạc đưa ra những quyết định hợp tình hợp lý.
                                                                                                                                            Nguyễn Thị Thu Hiền

Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người thông qua vật truyền trung gian là muỗi

1. Hiểu như thế nào về bệnh sốt rét

Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, chúng ký sinh bên trong cơ thể của muỗi Anophen. Khi bị đốt, những ký sinh này sẽ theo nước bọt của muỗi để đi vào bên trong cơ thể, chúng sống ở tế bào gan, hồng cầu và đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh Sốt rét. 
Bệnh có thể lây từ người sang người nếu các đối tượng đều bị muỗi mang trùng đốt, hoặc đốt từ người bệnh sang người lành. Khi đã mắc, bạn có thể gặp những cơn sốt theo chu kì cứ 2 - 3 ngày lại sốt một lần. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.
Description: Bệnh do ký sinh trùng gây ra và muỗi chính là véc tơ truyền lây
Bệnh do ký sinh trùng gây ra và muỗi chính là véc tơ truyền lây
2. Những triệu chứng khi mắc bệnh
Thời gian ủ bệnh còn tùy thuộc vào muỗi Anophen đang mang trùng loài ký sinh nào như: đối với P.falciparum thì thời gian ủ bệnh trung bình là 12 ngày, P.vivax trung bình 14 ngày, P.malariae là 20 ngày thậm chí là một tháng, P.ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Theo như phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh sốt rét ở Việt Nam được chia làm hai loại như sau:
  1. Sốt rét thông thường
Đây là dạng bệnh có những biểu hiện triệu chứng thường gặp khi mới mắc, dạng này không đe dọa đến tính mạng con người. Sốt rét thông thường được thể hiện qua ba dạng sốt như sau:
  • Sốt sơ nhiễm: Dạng sốt này thường xuất hiện đầu tiên nhưng không điển hình, sốt cao liên tục trong vài ngày và hay bị nhầm lẫn với những bệnh thông thường.
  • Sốt điển hình: Dạng này được chia thành 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn rét run, toàn thân run rẩy, môi tái, nổi da gà, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ. Giai đoạn sốt nóng, lúc này bệnh nhân giảm triệu chứng run mà bắt đầu nóng dần lên thân nhiệt có thể đạt đến 41 độ, mặt đỏ, da khô, tim đập nhanh, thở mạnh, nhức đầu và khát nước, có thể kéo dài đến 3 giờ. Giai đoạn vã mồ hôi, lúc này thân nhiệt lại giảm, bệnh nhân ra mồ hôi nhiều, giảm nhức đầu, khát nước, giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.
  • Sốt thể cụt: Những cơn sốt không xuất hiện thành cơn mà chỉ thấy biểu hiện rét run, có thể kéo dài từ 1 - 2 giờ. Thể sốt này chỉ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh sốt rét nhiều năm.
  • Ký sinh trùng lạnh: Dạng này chỉ gặp ở những người đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mầm bệnh trong cơ thể. Những người này khi xét nghiệm thì vẫn cho kết quả dương tính với bệnh nhưng không có biểu hiện sốt, sức khỏe ổn định bình thường.
  1. Sốt ác tính: Dạng bệnh này gồm có 4 thể:
  • Thể não: Người bệnh có biểu hiện rối loạn ý thức, sốt cao liên miên, nhức đầu dữ dội, tiêu chảy không kiểm soát,… đây là những dấu hiệu của tiền ác tính. Bệnh nhân mắc bệnh ác tính thể não tỷ lệ tử vong cao.
  • Thể giá lạnh: Thể này người bệnh bị tụt huyết áp, da xanh tái nhợt, đổ mồ hôi nhiều, nhức đầu dữ dội, toàn thân lạnh.
  • Thể tiêu hóa: Bệnh nhân đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy, thân nhiệt hạ.
  • Thể gan: Thể này da của người bệnh có màu vàng, củng mạc mắt vàng, phân và nước tiểu vàng, có thể buồn nôn hoặc nôn. 
3. Phòng và điều trị bệnh
Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ kiểm soát, sau đây là một số cách phòng và điều trị bệnh:
 
Phòng tránh bệnh
  • Phun thuốc muỗi định kỳ trong nhà và ngoài vườn.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp những nơi ao tù, nước đọng vì đây sẽ là nơi sinh sản của muỗi.
  • Khi đi ngủ phải thả màn kể cả buổi trưa hay buổi tối. Đi đến nơi có dịch thì hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay, quần dài hạn chế để muỗi đốt.
Điều trị  bệnh:
Sốt rét là căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao và khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh là rất lớn. Do vậy, khi có dấu hiệu của  bệnh rét đề nghị người dân đến ngay Trạm y tế xã hoặc Bệnh viện gần nhất để khám và điều trị.
Đối với mỗi dự án công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm một đội thi công xây dựng công trình. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình sẽ được tìm đến. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình là gì?
Căn cứ pháp lý  
1. Thi công xây dựng công trình là gì? 
Thi công xây dựng công trình là hoạt động gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình
2.1. Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.
– Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau: 
♣ Hạng I:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận
+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận. Thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học; 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
+ Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
+ Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình
+ Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
♣ Hạng II:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận. Thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học; 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề.
+ Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ 
+ Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình.
+ Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
♣ Hạng III:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận.
+ Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
+ Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình.
– Phạm vi hoạt động
+ Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại
+ Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại
+ Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại. 
2.2. Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.
– Chỉ huy trưởng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau:
♣ Hạng I:
+ Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I
+ Hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp I; hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.
♣ Hạng II:
+ Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II
+ Hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp II; hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.
♣ Hạng III:
+ Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III
+ Hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III; hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.
– Phạm vi hoạt động
+ Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
+ Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
+ Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.
2.3. Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.
Đơn vị kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình sẽ phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị để thực hiện thi công xây dựng công trình. Đồng thời phải các thiết bị này phù hợp đảm bảo an toàn và chất lượng xây dựng công trình. Đây cũng là một trong những điều kiện để kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình.
 
                                                                                                                                             Nguyễn Thị Thu Hiền
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: “Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013 thì “Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 thì “Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 về nguyên tắc sử dụng đất thì “Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”.
Theo đó, Nhà nước phân loại đất là để dễ quản lý bên cạnh xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Mỗi loại đất khác nhau, người sử dụng đất sẽ có nghĩa vụ riêng biệt, tuy nhiên nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy hoạch và kế hoạch mà cơ quan Nhà nước đã phê duyệt.
Như vậy, đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị có mục đích sử dụng chính là dùng để xây dựng nhà ở.
Đối với đất nông nghiệp Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;                     
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Như vậy, đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng..v..v. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, và đặc biệt không thể thay thế được ngành nông – lâm nghiệp, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Và không được phép xây dựng nhà ở trên loại đất này.
Vì vậy, việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiêp là trái quy định và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 
                                                                                                                                            Nguyễn Thành Công
Nhiều chính sách mới quan trọng về xử phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự, cộng điểm ưu tiên, hóa đơn điện tử, phí, lệ phí... chính thức có hiệu lực thi hành trong tháng 7/2022
Hien-T7.png
 
1. Tăng mức phạt vi phạm về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
 Ngày 6/6, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2022 về sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (có hiệu lực từ ngày 22/7/2022).
Trong đó, Nghị định 37 sửa đổi Nghị định 120/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu với nhiều điểm mới về mức phạt khi vi phạm trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Cụ thể, phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe NVQS của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện mà không có lý do chính đáng (hiện nay quy định mức phạt từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng).
Tăng mức phạt từ 2-4 triệu đồng lên mức từ 15 - 20 triệu đồng đối các hành vi nhằm trốn tránh NVQS dưới đây:
- Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh NVQS.
- Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe NVQS nhằm trốn tránh NVQS (Hiện không quy định mức tiền dưới 2 triệu đồng).
Đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe NVQS của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật NVQS mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 12 – 15 triệu đồng.
2. Áp dụng quy định mới về cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non Quy định mới về điểm ưu tiên là một trong những nội dung nổi bật tại Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022 ngày 10/6/2022 của Bộ GD&ĐT.
Quy chế tuyển sinh mới nhìn chung vẫn giữ nguyên các đối tượng và mức cộng điểm ưu tiên như các năm trước.
Tuy nhiên từ năm 2023, thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
Đồng thời, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên
Như vậy, theo công thức này, thí sinh có tổng điểm ba môn càng cao (từ 22,5 điểm trở lên) thì càng được cộng ít điểm ưu tiên.
Thông tư 08/2022 có hiệu lực từ ngày 22/7/2022
3. Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử
Căn cứ lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử hướng dẫn tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, từ 01/7/2022 các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, trừ các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo quy định.
4. Điều chỉnh mức thu hàng loạt loại phí, lệ phí
Nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thông tư 120/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định giảm 37 loại phí, lệ phí từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022.
Theo đó, từ 01/7/2022, các khoản phí, lệ phí đã được giảm theo Thông tư 120 sẽ trở lại mức thu theo quy định trước đây, trong đó có: Lệ phí cấp căn cước công dân; Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, xuất cảnh, tem AB; Phí sử dụng đường bộ với xe kinh doanh vận tải khách, xe khách...
                                                                                                                                              Nguyễn Thị Thu Hiền
 
1. Đất đứng tên hộ gia đình là gì?
Đất đứng tên hộ gia đình được hiểu là việc ghi nhận những thành viên trong gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống,nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
2. Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình
Việc sở hữu tài sản chung của các thành viên hộ gia đình được pháp luật bảo vệ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích thỏa đáng cho họ tránh xảy ra tranh chấp trong gia đình. Căn cứ tại (Điều 102 và Điều 212 Bộ luật dân sự 2015), tài sản chung của hộ gia đình được quy định như sau:
Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.Nếu là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Khi thực hiện việc chuyển nhượng đất phải có sự đồng ý của những ai?

Khi thực hiện thủ tục sang tên đất đứng tên hộ gia đình cho cá nhân cần có sự đồng ý của những thành viên còn lại trong sổ đỏ.
Việc xác định ai là người thuộc quyền sở hữu chung trên được căn cứ vào sổ hộ khẩu. Theo đó những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm mảnh đất được cấp giấy và vợ hoặc chồng của những người đó (đã đăng ký kết hôn) đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất và đều có quyền chuyển nhượng.
Khi thực hiện giao dịch mua bán đất, hợp đồng, văn bản liên quan của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định ký tên được quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
 
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình và các văn bản của cấp trên về việc tiếp tục rà soát nhu cầu vay vốn đối với chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết  số 11/NQ-CP của Chính phủ.  
Với mục tiêu tạo việc làm, duy trì mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân trên địa bàn huyện, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kbang huyện phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương  nhanh để chóng đưa Nghị quyết 11 đến với người dân.  
Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ bao gồm các chương trình vay như:
1. Chương trình cho vay đổi với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 và Khoản 10, Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021.
2. Chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: Căn cứ đối tượng, điều kiện vay vốn, mức vốn cho vay tối đa/học sinh, sinh viên, theo quy định tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến và văn bản hướng dẫn số 2466/NHCS-TDSV ngày 04/4/2022 của Tổng Giám đốc NHCSXH.
3. Chương trình cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập.
Căn cứ đối tượng, điều kiện vay vốn, mức vốn cho vay tối đa đối với cơ sở giáo dục mầm non, trường mầm non theo Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg ngày 27/4/2022 về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và văn bản 3131/NHCS-TDSV ngày 27/4/2022 của Tổng Giám đốc NHCSXH.
4. Chương trình cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14.
Căn cứ đối tượng, điều kiện vay vốn, mức vốn cho vay đối với các đối tượng quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025./.
Triển khai chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chỉnh phủ trên địa bàn huyện sẽ góp phần hỗ trợ cho các đối tượng trong diện chính sách ưu đãi vượt qua khó khăn, phục hồi phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
                                                                                                                  Nguyễn Thị Thanh Huyền - Cc VH-XH
Gia đình ông N có 04 bốn người con trai. Sau khi lập gia đình, các conđều sống chung cùng với ông bà. Thời gian gần đây, ông N thường đối xử không bình đẳng giữa các con, nhất là đối với anh T - người con trai thứ hai.
Ông N thường xỉ vả, chửi bới anh T. Đang trong thời gian nghỉ chờ việc mới, bị bố đối xử thường xuyên với mình như vậy, anh T sinh chán nản, hay uống rượu và lêu lổng quán xá. Mâu thuẫn giữa hai cha con ngày càng trầm trọng, có lúc anh T đã từng dọa đánh cha, may nhờ có gia đình và hàng xóm can ngăn, nên không xảy ra hậu quả đáng tiếc. Nếu được hòa giải vụ việc này thì ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa ông N và anh Tcon trai ông là do ông N thường xuyên đối xử không bình đẳng giữa các con,nhất là đối với anh T, ông thường xỉ vả, chửi bới anh T, do đang trong thời gian chưa có việc làm nên anh T sinh chán nản, hay uống rượu, có lúc dọa đánh cha...
2. Căn cứ pháp lý:
- Khoản 1, Điều 69 Luật Hôn nhân & gia đình quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ : “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việchọc tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”
- Khoản 1, Khoản 2, Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của con quy định: “ Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng chamẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.
- Khoản 1 Điều 8 Luật phòng chống bạo lực gia đình nghiêm cấm: “ Các hành vi bạo lực gia đình sau: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm…”.
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên các cơ sở quy định của Luật Hôn nhân &gia đình và Luật phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên, hòa giải viên cần phân tích để ông N hiểu nghĩa vụ của người cha như ông là cần yêu thương con, không được phân biệt đối xử với con...; về phần anh T phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình...
- Thuyết phục, động viên anh T không uống rượu và lêu lổng quán xá, tập trung tìm công việc phù hợp và hai bố con không nên to tiếng, gây căng thẳng làm ảnh hưởng đến hàng xóm..  
Tình huống:
Vợ chồng anh A và chị B có hai người con tên là Tuấn và Tú (2 cháu dưới 15 tuổi). Trước khi mất, chị B có làm di chúc để lại cho mỗi chị em Tuấn và Tú 2 lượng vàng (số vàng này anh A giữ). Ba năm sau, anh A tái hôn với người khác. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh A muốn bán 4 lượng vàng để lấy tiền nuôi các con ăn học. Biết chuyện, ông bà ngoại hai cháu Tuấn, Tú đã không đồng ý cho anh A bán số vàng trên. Giữa anh A và bố mẹ vợ đã nảy sinh mâu thuẫn.Trong trường hợp này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào.
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa anh A và bố mẹvợ là do anh A muốn bán 4 lượng vàng mà chị B đã di chúc để lại cho 2 con gái để lấy tiền nuôi các con ăn học.
2. Căn cứ pháp lý:
- Khoản 1, Điều 77 Luật Hôn nhân & gia đình quy định: “Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Khoản 1, Điều 77 Luật Hôn nhân & gia đình, hòa giải viên căn cứ vào độ tuổi của các con để phân tích cho các bên hiểu quyền của anh A và quyền của 2 con gái trong việc định đoạt tài sản đó.
- Đồng thời phân tích để ông bà ngoại hai cháu hiểu do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh A mới phải bán 4 lượng vàng để lấy tiền nuôi các con. Khuyên anh A có thể tìm cách khác để lấy tiền nuôi con vì 4 lượng vàng là tài sản mà người mẹ đã mất để lại, nó không những có giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với các cháu.
                                                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền
     Ngày 30/03/2022, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo.
     Theo đó, sửa đổi các mẫu số 7.8, Mẫu số 7.9, Mẫu số 7.10 Phụ lục VII Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH bằng các Mẫu số 7.8, Mẫu số 7.9, Mẫu số 7.10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH. Vậy sau đây là nội dung chi tiết những nội dung mới của Thông tư, mời các bạn cùng đón đọc.
  1. Thay thế Phụ lục III của Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH, trong đó: ,
  • Sửa đổi, bổ sung một số từ ngữ tại các mẫu số từ 3.1 đến 3.2 bảo đảm theo các chỉ sổ đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản tại NĐ số 07/2021/NĐ-CP.
  • Điều chỉnh điểm số Phiếu B1 chi tiết theo từng vùng (thực hiện theo bảng quy ước tại Mẫu số 3.3 Phụ lục III Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH), trong đó các nội dung điều chỉnh: điểm về nhân khẩu, điểm về số người lao động trong độ tuổi lao động (không tính điểm đối với người mất khả năng lao động, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp hằng tháng, người bị bệnh hiểm nghèo); điểm về số người lao động trong độ tuổi lao động; điểm về nhà ở; điểm về tiêu thụ điện; điểm về hố xí tự hoại và bán tự hoại; điểm về xe máy; điểm về điều hòa nhiệt độ, máy giặt, bình tắm nước nóng, lò vi sóng đối với một số vùng; điểm về đất đai, chăn nuôi; điểm thành thị của vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
  1. Thay thế Phụ lục IV của Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH, trong đó:
  • Sửa đổi khoản 1 mục I như sau: “1. Hộ gia đình thuộc điện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo  
            Hộ gia đình thuộc diện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú”.
  • Sửa đổi tiêu đề khoản 2 mục I “Thành viên hộ gia đình” thành '“Thành viên của hộ gia đình thuộc diện rà soát hộ nghèb, hộ cận nghèo”.
  • Điểm a, điểm b khoản 2 mục I: bỏ các cụm từ “từ 06 thặng trở lên trong năm”, “chưa đủ 06 tháng”, “từ 06 tháng/năm trở lên”.
  • Sửa đổi khoản 9 mục I như sau: “Diện tích đất đai của hộ gia đình gồm diện tích đất đai mà hộ gia đình có quyền sử dụng hoặc đi thuê để khai thác, sử dụng. Diện tích đất đai mà hộ gia đình cho thuê thì được tính cho cả hộ cho thuê và hộ đi thuê.”.
Thay thế các Mẫu số 7.8, Mẫu số 7.9, Mẫu số 7.10 Phụ lục VII của Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH bằng các Mẫu số 7.8, Mẫu số 7.9, Mẫu số 7.10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH, trong đó bổ sung số liệu tổng hợp về hộ cận nghèo theo các nhóm đối tượng, dân tộc và nguyên nhân nghèo

Link Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH: http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-02-2022-tt-bldtbxh-37042?cbid=40320
                                                                                                     
                                                                                                     Nguyễn Thị Thanh Huyền - CC LĐTB&XH
NỘI DUNG:
Để giảm chi phí TTPL cho các DN, bảo đảm đạt được mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (theo GCI 4.0), trước mắt cần tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành PL, cụ thể sau đây:
1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí TTPL
- Đánh giá đúng, thực chất gánh nặng chi phí TTPL mà các DN đã, đang và sẽ tiếp tục gặp phải trong quá trình thực hiện, chấp hành quy định PL, qua đó, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung (SĐBS) các quy định không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, cản trở đầu tư KD, gây khó khăn, phiền hà cho DN, trong đó quan tâm, chú trọng việc bãi bỏ các quy định tạo ra chi phí TTPL về gia nhập thị trường và chi phí TTPL về xây dựng cơ sở SXKD theo Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 09/11/ 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành các văn bản QPPL quy định điều kiện đầu tư, KD, TTHC trên tinh thần quán triệt, tuân thủ triệt để các yêu cầu, tiêu chí đặt ra trong các nghị quyết của Chính phủ: Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2018; Nghị quyết số 139/NQ-CP năm 2018; Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo văn bản QPPL, đảm bảo không có các quy định mới chứa đựng các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý, cản trở điều kiện đầu tư KD của các DN, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, giảm thiểu chi phí TTPL trong các văn bản QPPL được SĐBS hoặc ban hành mới.
- Rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí do cấp trung ương, địa phương ban hành mà các DN đang phải gánh chịu, nếu có những quy định gây khó khăn, vướng mắc cho DN, làm tăng chi phí TTPL thì sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền SĐBS cho phù hợp.
- Tạo sự liên thông giữa hoạt động xây dựng, hoàn thiện PL với hoạt động tổ chức thực thi PL. Thường xuyên rà soát, cập nhật, nắm bắt, tổng hợp các quy định PL có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu khả thi, không rõ ràng, thiếu tính minh bạch, khó tuân thủ, bất hợp lý để SĐBS, bãi bỏ.
2. Tổ chức thi hành pháp luật trên tinh thần hướng đến ngày càng giảm bớt chi phí TTPL cho cộng đồng DN
- Cập nhật và tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và cộng đồng DN các quy định:
+ Về các điều kiện KD đã được bãi bỏ, các điều kiện KD đã được đơn giản hóa, các nội dung sửa đổi, bổ sung, các quy định mới trong các lĩnh vực KD dễ làm phát sinh các chi phí không chính thức trong TTPL (tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng (điện, điện thoại …), trả thuế… để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công…).
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, giải thích quy định của các văn bản PL mới được ban hành đến CBCCVC, bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các quy định PL về điều kiện đầu tư KD; các DN nắm được quy định mới của PL về điều kiện đầu tư KD, quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của DN để DN biết, tự bảo vệ mình trước các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu. Phát động trong các DN thống nhất nhận thức, thái độ hành xử kiên quyết không “lót tay” cho CBCCVC, không chấp nhận chi những khoản chi phí “bôi trơn” để được hưởng những lợi ích, những “ưu tiên” ngoài quy định của PL. Xây dựng, phát hành, tổ chức hướng dẫn sử dụng các tài liệu về tuân thủ các quy định PL liên quan đến điều kiện đầu tư KD.
+ Các cơ quan báo chí, truyền thông chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt PL về đầu tư KD.
+ Tuyên truyền, giải thích cho DN về quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của DN để DN biết, tự bảo vệ mình trước các hành vi nhũng nhiễu của CBCCVC.
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCCVC thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các DN:
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBCCVC về những điểm mới trong các quy định PL về điều kiện đầu tư kinh doanh (KD), về cách thức, phương thức, kỹ năng thực thi các quy định này; tập huấn, bồi dưỡng cung cấp thông tin, kiến thức về PL phòng, chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo và chính sách, PL của Nhà nước về thi hành công vụ; công khai, minh bạch chống nạn “lót tay” và nhận “lót tay” đối với tất cả CBCCVC ở mọi cấp chính quyền; hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trong thực hiện các quy định của PL liên quan đến quyền và lợi ích của DN.
+ Tổ chức quán triệt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của đội ngũ CBCCVC trong việc tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của PL về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN.
+ Phối hợp chặt chẽ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội DN tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các DN trong việc cập nhật, bổ sung thông tin, nắm vững các quy định PL mới, các kỹ năng, ứng dụng các công nghệ mới nhằm hỗ trợ các DN tiết kiệm, giảm bớt chi phí, tăng tính hiệu quả trong TTPL.
+  Thường xuyên, kịp thời công khai để DN biết, tạo cơ hội thuận lợi để cộng đồng DN tiếp cận tìm hiểu về các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, giải thích các điểm chưa rõ ràng, chưa cụ thể trong các quy định của PL, tạo thuận lợi cho DN trong việc TTPL được đầy đủ, thuận lợi, tiết kiệm chi phí.
- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của DN, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và TTPL:
+ Thiết lập các hình thức đa dạng, linh hoạt trong tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của DN trong thực thi và TTPL trực tiếp liên quan đến chi phí TTPL, bảo đảm thuận lợi, dễ dàng trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, kịp thời ghi nhận, xử lý công khai, công bằng, nhanh chóng, khách quan; chủ động tổ chức đối thoại với DN về các quy định PL về điều kiện đầu tư KD để có các biện pháp chỉ đạo, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà DN phản ánh, kiến nghị; trường hợp không giải quyết được cũng cần giải thích, thông tin trả lời rõ ràng, minh bạch. 
+ Thiết lập kênh thông tin đa dạng, thuận lợi, bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo để DN tự giác, kịp thời khiếu nại, tố cáo về những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của CBCCVC trong thực thi PL.
+ Tăng cường chỉ đạo và dành thời gian tổ chức tiếp nhận và tập trung giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của DN kịp thời, đúng PL.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tạo gánh nặng cho DN; động viên, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể gương mẫu, tiêu biểu trong việc thực hiện PL, tạo thuận lợi và góp phần giảm thiểu chi phí TTPL gia nhập thị trường, chi phí TTPL về xây dựng cơ sở SXKD cho DN, tiết kiệm chi phí TTPL nói chung.
+ Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN.
+ Công khai kết quả xử lý các vụ việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên các trang thông tin điện tử, trên các phương tiện thông tin, truyền thông phù hợp theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC:
+ Thực hiện nghiêm việc công khai các TTHC, cập nhật thường xuyên các TTHC, đặc biệt là các TTHC về điều kiện đầu tư KD trên Cổng thông tin điện tử, tại trụ sở cơ quan nhà nước, hiệp hội, địa điểm sinh hoạt cộng đồng DN bảo đảm thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu, cập nhật thông tin đối với DN.
+ Cải tiến quy trình giải quyết các TTHC cho DN theo hướng giảm chi phí nộp hồ sơ, nhận kết quả; rút ngắn thời gian; tăng mức độ trả kết quả đúng thời hạn, giảm thời gian đi lại cho DN.
+ Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thường xuyên rà soát, hạn chế tối đa các bất cập, những “lỗ hổng” dễ làm phát sinh tiêu cực đối với DN.
+ Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Các nhiệm vụ, giải pháp khác:
+ UBND cấp tỉnh thường xuyên chỉ đạo các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm các quy định PL về điều kiện đầu tư KD đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện đầu tư KD; không tự đặt thêm điều kiện đầu tư KD trái PL.
+ Tăng cường, thúc đẩy chia sẽ dữ liệu trong nội bộ và giữa các Bộ, ngành, địa phương. Thường xuyên quan tâm, chú trọng phối hợp xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi PL, bảo đảm sự chính xác, thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu quả trong quy định của các văn bản PL và trong thực tiễn thi hành PL đối với các DN.

                                                                                                                                    Nguyễn Thị Thu Hiền
 NỘI DUNG:
1. Chi phí tuân thủ pháp luật là gì?
Chi phí tuân thủ pháp luật (TTPL) được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp (DN), người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của PL. Chi phí TTPL bao gồm:
(1) Chi phí hành chính: chi phí về nhân công và thời gian mà DN, người dân phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của PL, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác (ví dụ: lưu giữ thông tin hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng…).
(2) Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: chi phí mà DN, người dân phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo PL.
(3) Phí, lệ phí: các khoản phí, lệ phí chính thức mà DN, người dân phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.
(4) Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có): chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội KD mà DN, người dân phải gánh chịu do chất lượng kém của quy định PL dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm chễ trong giải quyết thủ tục.
(5) Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm hoặc “lót tay” liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng (ví dụ: điện thoại, điện năng), trả thuế, …  hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.
2. Chỉ số chi phí TTPL là gì?
Chỉ số chi phí TTPL (gọi tắt là chỉ số B1) là một trong những chỉ số nằm trong mục Quản trị theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) được thể hiện thông qua chỉ số: “Burden of government regulation”.
Chỉ số B1 có thể được hiểu là chỉ số tổng hợp ý kiến cảm nhận (thông qua trả lời câu hỏi khảo sát) về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho DN trong tuân thủ những quy định của PL (làm phát sinh chi phí TTPL: chi phí hành chính; chi phí đầu tư để tuân thủ quy định; phí, lệ phí; chi phí rủi ro pháp lý; chi phí không chính thức), được xếp theo thang bậc đánh giá tính từ mức 01 (kém nhất) đến mức 07 (tốt nhất).
Đối tượng và số lượng DN tiến hành khảo sát để xếp hạng chỉ số B1 là các DN được phân bổ theo tỉ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 03 ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ của năm trước đó. Các DN được khảo sát phải phù hợp tiêu chí rõ ràng được Diễn đàn kinh tế thế giới đặt ra  (ví dụ: DN phải có từ 20 lao động trở lên, phải theo cơ cấu vùng miền phù hợp, trong số DN được phân bổ theo tỉ trọng đóng góp vào GDP). Thời gian Diễn đàn kinh tế thế giới khảo sát thường bắt đầu từ tháng 11 của năm trước đến tháng 5 của năm sau. Việc khảo sát được tiến hành theo phương thức gửi bảng hỏi tới các DN được lựa chọn thuộc đối tượng phù hợp nêu trên, các DN trả lời  trực tiếp bảng hỏi khảo sát qua mạng internet (khảo sát online).
Chỉ số B1 là một trong những chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh vì nếu gánh nặng chi phí TTPL mà các DN phải gánh chịu lớn do quy định PL phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu, điều kiện, do mức phí và lệ phí không hợp lý thì sẽ tạo ra chi phí hành chính, chi phí đầu tư, phí và lệ phí cao; quy định PL không rõ ràng, không khả thi sẽ tạo thêm chi phí cơ hội và chi phí không chính thức cho các DN. Bên cạnh đó, nếu  việc tổ chức thi hành PL không tốt sẽ làm gia tăng chi phí hành chính, chi phí không chính thức hoặc chi phí rủi ro pháp lý, làm mất cơ hội KD của DN. Điều này gây tốn kém cho DN, cản trở các DN đầu tư, hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
3. Tình hình xếp hạng năng lực cạnh tranh và chỉ số B1 của Việt Nam
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng môi trường KD: Năm 2018, năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế: xếp thứ hạng 69/190 về môi trường KD, thứ hạng 77/140 về năng lực cạnh tranh. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện chưa được xếp vào nhóm 04 nước dẫn đầu (Việt nam đứng thứ 05 về môi trường KD, thứ 07 về năng lực cạnh tranh). Bên cạnh một số chỉ số có mức cải thiện thứ hạng nhanh, vẫn còn nhiều chỉ số cải thiện thứ hạng còn chậm. Báo cáo kinh tế toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã xếp thứ hạng chỉ số B1 của Việt Nam tương đối thấp, đứng thứ 96/140 nước.
 4. Mục đích, ý nghĩa
- Cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định PL về điều kiện đầu tư KD, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho DN, qua đó, giảm chi phí TTPL cho các DN, góp phần cải thiện chỉ số B1, cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0), nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh.
- Thông qua việc cải thiện chỉ số B1, các Bộ, cơ quan, địa phương sẽ có điều kiện xem xét, đánh giá đúng thực trạng về các chi phí TTPL hiện nay. Trên cơ sở đó sẽ tính toán được lợi ích mang lại của chỉ số B1 cho các DN (giảm thiểu được các chi phí), tạo thuận lợi và giảm gánh nặng của chi phí B1 đối với các DN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội.
- Đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí TTPL hiện nay.

                                                                                                                                       Nguyễn Thị Thu Hiền
Tình huống:
Anh A kết hôn với chị B năm 2002. Sau khi kết hôn, hai người sống chung với bố mẹ chồng và sinh được 01 người con. Khi bố mẹ anh A tiến hành cải tạo lại ngôi nhà, vợ chồng anh chị đã đưa cho bố mẹ 400 triệu đồng (đây là số tiền do hai vợ chồng tiết kiệm được). Quá trình chung sống giữa mẹ chồng và nàng dâu thường có nhiều xích mích. Do anh A thường đứng về phía mẹ nên chị B rất bức xúc, căng thẳng có lúc được đẩy nên cao, mỗi lần như thế là một lần to tiếng, cãi vã. Không chịu nổi cuộc sống căng thẳng, chị B có ý định ly hôn chồng nhưng chị còn băn khoăn không biết nếu ly hôn, quyền lợi của chị sẽ thế nào, trong khi chị vẫn rất yêu chồng, thương con. Chị đã tìm đến Tổ hòa giải nhờ giúp đỡ. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
  1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Quá trình chung sống giữa mẹ chồng và nàng dâu thường có nhiều xích mích. Do anh A thường đứng về phía mẹ nên chị B rất bức xúc, căng thẳng, mỗi lần như thế là một lần to tiếng,cãi vã. Không chịu nổi cuộc sống căng thẳng, chị B có ý định ly hôn chồng nhưng chị còn băn khoăn không biết nếu ly hôn, quyền lợi của chị sẽ thế nào,trong khi chị vẫn rất yêu chồng, thương con.
  1. Căn cứ pháp lý:
Khoản 1, 2 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riênghoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.”
- Khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: … Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quyđịnh Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 nêu trên, thì nếu chị ly hôn chị được chia một phần tài sản phù hợp với công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình nhà chồng.
- Thuyết phục hai bên không nên cãi vã to tiếng và không để xảy ra xung đột, các bên có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau.
Cần thuyết phục để anh A hiểu rõ cách cư xử của anh là nguyên nhân chính gây ra vụ việc. “Bên hiếu, bên tình”bên nào cũng nặng, vì vậy anh phải khéo léo, hòa giải mâu thuẫn giữa vợ và mẹ không nên đứng về một phía.

                                                                                                                                        Nguyễn Thị Thu Hiền
     Các chính sách mới về tăng mức vay vốn cho học sinh, sinh viên; tăng mức trợ cấp hàng tháng cho quân nhân xuất ngũ; được đăng ký xe máy tại công an xã; có thể nộp phạt nguội tại công an nơi cư trú... sẽ chính thức có hiệu lực, từ tháng 5/2022
 
6-5.jpg
Ảnh minh họa- đăng ký xe máy tại công an xã

Được đăng ký xe máy tại công an xã
Từ ngày 21/5, được đăng ký xe máy tại công an xã là nội dung tại Thông tư 15/2022/TT-BCA sửa đổi Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Theo đó, công an xã, phường, thị trấn: Đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình.
Lưu ý, chỉ những xã trong ba năm liền kề gần nhất có số lượng đăng ký mới từ 250 xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trở lên trong một năm, thì công an xã sẽ được thực hiện đăng ký và cấp biển số xe.
Cũng theo Thông tư 15/2022/TT-BCA, công an cấp huyện sẽ đăng ký, cấp biển số xe ô tô cho tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú trên địa phương mình; trừ:
- Xe ô tô của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng CSGT đặt trụ sở.
- Xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và xe ô tô của người nước ngoài làm việc trong cơ quan đó; xe ô tô của các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư 58/2020/TT-BCA.
Có thể nộp phạt nguội tại công an nơi cư trú
Thêm một tin vui cho tài xế bị phạt nguội, đó là từ 21/5, người bị phạt nguội ở huyện khác sẽ không cần phải quay lại nơi vi phạm giải quyết phạt nguội.
Theo Thông tư 15/2022/TT-BCA, khi xác minh được người bị phạt nguội mà người đó không cư trú tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan công an đã phát hiện vi phạm thì kết quả phạt nguội sẽ được gửi về cho công an nơi người vi phạm cư trú để giải quyết và xử lý vi phạm:
Gửi cho công an xã: Nếu lỗi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã.
Gửi cho công an huyện: Nếu lỗi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã nhưng công an xã chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối.
Lúc này, cơ quan công an nơi người vi phạm cư trú sẽ mời người đó đến trụ sở để giải quyết vụ việc.
Hiện nay, nếu bị phạt nguội, người vi phạm vẫn phải đến tận trụ sở công an nơi phát hiện vi phạm để làm việc. Do đó, nhiều tài xế sau khi vi phạm ở tỉnh khác, phải quay lại quãng đường cả trăm km để nhận quyết định xử phạt.
Phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ đến 3 triệu đồng
Theo Thông tư 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, có hiệu lực từ ngày 01/5/2022, hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con đúng chính sách dân số tối đa 3 triệu đồng/bà mẹ.
 
6-5-2.jpgTăng mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng từ ngày 19/5
 
Tăng mức vay vốn cho học sinh, sinh viên
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 05/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, tăng mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng từ ngày 19/5/2022. Hiện nay, mức vay vốn tối đa đối với học sinh, sinh viên là 2,5 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, Quyết định 05/2022/QĐ-TTg còn sửa đổi đối tượng cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng, cụ thể: Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
Quyết định 05/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 19/5/2022
 
Quân nhân xuất ngũ được tăng mức trợ cấp hàng tháng
Tăng mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân xuất ngũ là nội dung được đề cập tại Thông tư 22/2022/TT-BQP quy định về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Theo đó, từ ngày 1/1/2022, điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021.
Mức trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.031.000 đồng/tháng;
 Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.123.000 đồng/tháng;
 Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.217.000 đồng/tháng;
Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.309.000 đồng/tháng;
Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.400.000 đồng/tháng.
Thông tư 22/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 16/5/2022.

                                                                                                                                   Nguyễn Thị Thu Hiền
 
Tình huống:
Sau khi kết hôn, chị N và anh Đ được bố mẹ chồng tặng 200m2 đất để xây dựng nhà. Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất đã được hoàn tất, nhà ở đã được xây bằng tiền mà hai vợ chồng Đ và N đã dành dụm được sau khi cưới và bố mẹ hai bên cho thêm. Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị N và anh Đ. Hai vợ chồng anh Đ, chị N sống với nhau rất hạnh phúc nhưng mãi chưa có con. Sau nhiều lần khám bệnh, bác sĩ thông báo chị N không có khả năng mang thai và sinh con. Thương chồng, chị N thuyết phục anh  Đ ly hôn để anh có thể lấy vợ mới còn sinh con để gia đình có cháu nối dõi. Trong quá trình chờ tòa án giải quyết việc ly hôn, anh Đ đột ngột qua đời, chị N vẫn sinh sống tại ngôi nhà đó. Sau khi anh Đ chết được 100 ngày, bố mẹ anh Đ yêu cầu chị N phải trả lại toàn bộ diện tích đất mà vợ chồng ông đã cho trước đây. Chị N không đồng ý, nên hai bên xảy ra mâu thuẫn, nhiều lần cãi vã, lớn tiếng với nhau. Nếu được giao hòa giải vụ việc trên, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
  1. Nguyên nhân mâu thuẫn:
 Chị N và anh Đ được bố mẹ chồng tặng 200m2 đất để xây dựng nhà. Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất đã được hoàn tất. Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị N và anh Đ. Anh Đ đột ngột qua đời, chị N vẫn sinh sống tại ngôi nhà đó. Sau khi anh Đ chết được 100 ngày, bố mẹ anh Đ yêu cầu chị N phải trả lại toàn bộ diện tích đất mà vợ chồng ông đã cho trước đây. Chị N không đồng ý.
2. Căn cứ pháp lý
- Khoản 2, Điều 655 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp vợ,chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”.
- Điểm a, Khoản 1; Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,con đẻ, con nuôi của người chết… Những người thừa kế cùng hàng được hưởngphần di sản bằng nhau”.
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quyđịnh Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên, hòa giải viên phân tích để bố mẹ anh Đ hiểu ông bà đã tặng đất cho 2 vợ chồng con trai của ông bà và mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị N và anh Đ. Anh Đ con trai ông bà đột ngột qua đời, thì chị N vợ anh đương nhiên được hưởng phần di sản do anh để lại.
- Thuyết phục bố mẹ anh Đ và chị N vì tình cảm gia đình, tình cảm mẹ con không nên cãi vã, lớn tiếng với nhau mà nên thỏa thuận về việc chia di sản của anh Đ để lại một cách hợp lý, vì chị N đang trong quá trình chờ Tòa án giải quyết ly hôn, trên danh nghĩa vẫn là dâu con trong gia đình.

                                                                                                                                           Nguyễn Thị Thu Hiền
Tình huống:
Sau khi kết hôn, chị N và anh Đ được bố mẹ chồng tặng 200m2 đất để xây dựng nhà. Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất đã được hoàn tất, nhà ở đã được xây bằng tiền mà hai vợ chồng Đ và N đã dành dụm được sau khi cưới và bố mẹ hai bên cho thêm. Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị N và anh Đ. Hai vợ chồng anh Đ, chị N sống với nhau rất hạnh phúc nhưng mãi chưa có con. Sau nhiều lần khám bệnh, bác sĩ thông báo chị N không có khả năng mang thai và sinh con. Thương chồng, chị N thuyết phục anh  Đ ly hôn để anh có thể lấy vợ mới còn sinh con để gia đình có cháu nối dõi. Trong quá trình chờ tòa án giải quyết việc ly hôn, anh Đ đột ngột qua đời, chị N vẫn sinh sống tại ngôi nhà đó. Sau khi anh Đ chết được 100 ngày, bố mẹ anh Đ yêu cầu chị N phải trả lại toàn bộ diện tích đất mà vợ chồng ông đã cho trước đây. Chị N không đồng ý, nên hai bên xảy ra mâu thuẫn, nhiều lần cãi vã, lớn tiếng với nhau. Nếu được giao hòa giải vụ việc trên, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
  1. Nguyên nhân mâu thuẫn:
 Chị N và anh Đ được bố mẹ chồng tặng 200m2 đất để xây dựng nhà. Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất đã được hoàn tất. Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị N và anh Đ. Anh Đ đột ngột qua đời, chị N vẫn sinh sống tại ngôi nhà đó. Sau khi anh Đ chết được 100 ngày, bố mẹ anh Đ yêu cầu chị N phải trả lại toàn bộ diện tích đất mà vợ chồng ông đã cho trước đây. Chị N không đồng ý.
2. Căn cứ pháp lý
- Khoản 2, Điều 655 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp vợ,chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”.
- Điểm a, Khoản 1; Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,con đẻ, con nuôi của người chết… Những người thừa kế cùng hàng được hưởngphần di sản bằng nhau”.
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quyđịnh Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên, hòa giải viên phân tích để bố mẹ anh Đ hiểu ông bà đã tặng đất cho 2 vợ chồng con trai của ông bà và mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị N và anh Đ. Anh Đ con trai ông bà đột ngột qua đời, thì chị N vợ anh đương nhiên được hưởng phần di sản do anh để lại.
- Thuyết phục bố mẹ anh Đ và chị N vì tình cảm gia đình, tình cảm mẹ con không nên cãi vã, lớn tiếng với nhau mà nên thỏa thuận về việc chia di sản của anh Đ để lại một cách hợp lý, vì chị N đang trong quá trình chờ Tòa án giải quyết ly hôn, trên danh nghĩa vẫn là dâu con trong gia đình.

                                                                                                                                           Nguyễn Thị Thu Hiền
Tình huống:
Mốc giới phân chia thửa đất nhà ông A và bà B ở hai đầu là hai cọc đá được chôn từ 20 năm nay.
Năm 2006, khi xây chuồng lợn, ông A đã để lại 50cm đất cách mốc giới và dự định sau này sẽ làm đường ống thoát nước chạy dọc theo.
Nay bà B cho san nền xây bếp sát với chuồng lợn nhà ông A, chỉ cách 30 cm.Ông A yêu cầu bà B dừng xây dựng để kiểm tra mốc giới. Qua kiểm tra, thấy bàB xây dựng lấn sang phần đất nhà Ông 20 cm nên hai bên xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa ông A và bà B là mâu thuẫn về mốc giới ngăn cách các bất động sản
2. Căn cứ pháp lý:
Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 quy định mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:
“1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây,xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
3.Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
4. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
3. Hướng giải quyết
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Mốc giới ngăn cách các bất động sản. Hòa giải viên cần phân tích để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm,thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Đề nghị bà B dừng ngay việc xây dựng để các bên tiến hành hòa giải. Hai bên cần có nghĩa vụ tôn trọng  mốc giới phân chia thửa đất nhà ông A và bà B là ở hai đầu hai cọc đá được chôn từ 20 năm nay.

                                                                                                                                       Nguyễn Thị Thu Hiền
Mốc giới năm xưa | 12/04/2022
Tình huống: Ngày cưới anh B và chị T, mẹ chồng và bà con họ hàng nội ngoại đã tặng chị T rất nhiều nữ trang (khoảng 03 lượng vàng). Sau ngày cưới, hai anh chị đã bán số vàng đó lấy tiền mua một chiếc xe máy (anh B đứng tên chủ sở hữu). Số tiền còn lại dùng làm vốn mở cửa hàng tạp hóa. Do nợ tiền chơi cờ bạc đến hạn phải trả, anh B đã bán chiếc xe máy lấy tiền trả nợ mà không hỏi ý kiến chị T.Hai vợ chồng to tiếng, cãi vã nhau, anh B cho rằng xe máy đứng tên anh, anh có quyền bán. Chị T cho rằng tiền mua xe là từ tiền bán vàng của chị được tặng. Không ai chịu ai, cả giận, mất khôn anh B cầm gậy đánh vào chân chị T làm rạn xương mu bàn chân phải đi viện, cuộc sống gia đình ngày càng căng thẳng. Nếu được phân công hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn:
Do nợ tiền chơi cờ bạc đến hạn phải trả, anh B đã bán chiếc xe máy (do chị T bán vàng được tặng khi cưới đểmua) lấy tiền trả nợ mà không hỏi ý kiến chị T. Không ai chịu ai, cả giận, mất khôn anh B cầm gậy đánh vào chân chị T làm rạn xương mu bàn chân phải điviện, cuộc sống gia đình ngày càng căng thẳng.
2. Căn cứ pháp lý:
Điều 33, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sảnxuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung...Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng…”
- Khoản 1 Điều 8 Luật phòng chống bạo lực gia đình nghiêm cấm: “ Các hành vi bạo lực gia đình sau: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ýkhác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng…”.
- Khoản 1, Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tíchcho thành viên gia đình”.
3. Hướng giải quyết
  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở cácquy định của Luật Hôn nhân gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Nghịđịnh 167/2013/NĐ-CP nêu trên, hòa giải viên cần phân tích để anh B hiểu việc anh bán xe máy (được mua từ số tiền, vàng chị T được tặng ngày cưới) không hỏi ý kiến chị mà còn đánh chị là vi phạm pháp luật.
- Thuyết phục hai bên vì tình cảm vợ chồng không nên cãi vã to tiếng và không để xảy ra xung đột. Khuyên chị T cần nhẹ nhàng khuyên bảo, nói chuyện phải trái với chồng. Không nên phản ứng lại thái quá như đổ thêm dầu vào lửalàm rạn vỡ tình cảm vợ chồng. Hai vợ chồng nên ngồi lại cùng nhau bàn bạccách giải quyết những khó khăn trước mắt

                                                                                                                                     Nguyễn Thị Thu Hiền
     Ông Kha có ý định mua mấy con bò cái để nuôi. Biết được bà Mai ở gần có nuôi rất nhiều bò và định bán để lấy tiền sửa chữa lại nhà, ông Kha đến nhà bà Mai để mua. Sau khi kiểm tra, xem xét, ông Kha chọn được 2 con bò vừa ý, ông Kha và bà Mai đồng ý với giá 21 triệu đồng. Ông Kha đặt cọc trước 3 triệu, hẹn hôm sau sang trả đủ tiền và dắt bò về.
     Đúng hẹn, ông Kha đem tiền đến, nhưng sau khi kiểm tra lại thấy bò bị thương ở chân, đi không vững, nên ông Kha không đồng ý mua và yêu cầu bà Mai trả lại tiền cọc. Bà Mai cho rằng, do sơ suất trong lúc chăn giữ, nên bò bị một vết thương ở chân, bà đã mời cán bộ thú y đến chữa trị, vài hôm sau sẽ hết. Bà Mai đề nghị ông Kha trả đủ tiền, dắt bò về và không đồng ý trả lại tiền cọc cho ông Kha. Sau đó hai bên cãi vã, to tiếng, nặng lời với nhau.
Sự việc trên được đưa đến tổ hoà giải.
     GỢI Ý HÒA GIẢI
     Tổ hoà giải phân tích việc con bò bị thương ở chân là rủi ro nằm ngoài ý muốn của người bán; vết thương nhẹ không chạm vào xương, sẽ lành hẳn trong vòng hai tuần (theo lời cán bộ thú y), việc ông Kha đòi lại tiền cọc và không mua bò, thì sẽ gây khó khăn cho bà Mai, trong lúc bà Mai đang cần bán bò để có tiền sửa lại nhà, chuyện rủi ro xảy ra, các bên phải cùng nhau chia sẻ, gánh vác.
     Theo quy định của pháp luật, nếu việc mua bán đã được đặt cọc, bên mua không đồng ý mua thì mất tiền đặt cọc, còn bên bán đổi ý không bán thì phải trả gấp đôi số tiền cọc lại cho bên mua, nhưng đây là sự việc xảy ra ngoài ý muốn của hai bên.
     Để giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ… thể hiện đạo lý con người, tổ hoà giải đề xuất hướng giải quyết là: để bò ở lại nhà bà Mai, bà  Mai có nghĩa vụ chăm sóc, chữa trị vết thương. Trong hai tuần, nếu bò trở lại bình thường và không ảnh hưởng đến việc đi, đứng của nó sau này (phải có sự theo dõi, kết luận khách quan của cán bộ thú y) thì ông Kha đem tiền đến trả đủ cho bà Mai để dắt bò về. Sau hai tuần bò vẫn chưa lành vết thương, thì bà Mai có nghĩa vụ trả lại tiền cọc cho ông Kha. Hai bên nên thỏa thuận, thống nhất với nhau, không nên có lời qua tiếng lại mà làm mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tình làng, nghĩa xóm.
     Ông Kha và bà Mai sau khi nghe hòa giải viên phân tích, đề xuất hướng  giải quyết, cả hai người đã thống nhất theo đề xuất này, bắt tay xin lỗi về những lời nói, hành động không hay đã xảy ra và cùng ký tên vào biên bản hòa giải.
     Sau hai tuần, được bà Mai chăm sóc tốt, con bò bị thương đã lành vết thương. Ông Kha đã trả đủ tiền cho bà Mai và dắt bò về nuôi, kết thúc việc tranh chấp trong sự ấm áp tình nghĩa xóm làng.

                                                                                                                                           Nguyễn Thị Thu Hiền
Tình huống: Thửa đất nhà ông Tiến bên trong thửa đất nhà bà Cúc. Để thoát nước thải, hộ ông Tiến phải bắc ống dẫn nước qua nhà bà Cúc. Năm nay, bà  Cúc phá bỏ ngôi nhà cũ để xây nhà to hơn, bà Cúc yêu cầu ông Tiến chuyển ống dẫn nước sang hướng khác, không đi qua đất nhà bà. Ông Tiến cho rằng đường ống dẫn nước thải hiện nay là tiện nhất, nếu bà Cúc không cho đi qua đất nhà bà thì ông không biết cho nước thải đi đâu. Ông Tiến đề nghị bà Cúc tiếp tục cho phép ông đặt đường ống dẫn nước qua đất nhà bà và để không ảnh hưởng đến ngôi nhà, ông đồng ý sẽ tiến hành di chuyển đường ống sang sát mép tường xây một cách cẩn thận, không để ống dẫn nước gây ảnh hưởng nhưng bà Cúc không đồng ý. Hai bên lời qua tiếng lại, ai cũng giữ quan điểm của mình, sau đó, ông Tiến đã liên hệ với Tổ hòa giải của xóm đề nghị can thiệp, giúp đỡ. Được giao hòa giải vụ việc này, ông/bà sẽ làm thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa ông Tiến và bà Cúc là bà Cúc không muốn cho ông Tiến tiếp tục đặt đường ống dẫn nước thải qua đất nhà bà mặc dù đây là đường đi duy nhất.
2. Căn cứ pháp lý:
Điều 252 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề“Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”
3. Hướng giải quyết:
- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 252 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Đề nghị bà Cúc tiếp tục cho phép ông Tiến đặt đường ống dẫn nước qua đất nhà bà vì đây là đường thoát nước duy nhất và tiến hành di chuyển đường ống sang sát mép tường xây của nhà bà, không để ống dẫn nước hư hỏng làm ảnh hưởng nhà 

                                                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền
Thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022
Vào dịp Tết Nguyên Đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao.
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:
1. Các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh kiểm tra chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng. Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, không an toàn. Không quảng cáo sai về bản chất, tác dụng của sản phẩm thực phẩm.
3. Người tiêu dùng chỉ chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.
Vì tết Nhâm Dần An Khang - Hạnh phúc, vì sức khỏe cộng đồng, hãy bảo đảm an toàn thực phẩm !
                                                                                                             Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế
Câu 1. Thủ tục bầu, công nhận hòa giải viên được quy định như thế nào?
Trả lời
Thủ tục bầu, công nhận hòa giải viên được quy định tại Điều 8 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:
- Người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền ứng cử hoặc được Ban công tác Mặt trận phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu vào danh sách bầu hòa giải viên.
- Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình;
+ Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.
- Kết quả bầu hòa giải viên:
+ Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý;
+Trường hợp số người đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp;
+ Trường hợp số người được bầu không đủ để thành lập tổ hòa giải thì tổ chức bầu bổ sung cho đủ số lượng;
+ Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên.
Quyết định công nhận hòa giải viên được gửi cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn, tổ dân phố.
Câu 2. Xin cho biết, hòa giải viên có những quyền gì?
Trả lời
Theo Điều 9 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, hòa giải viên có những quyền sau đây:
- Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.
- Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.
- Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
- Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
- Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.
Câu 3. Ông Kiên được tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải vụ việc tranh chấp đất đai giữa gia đình bà Thúy và ông Sơn. Tuy nhiên, ông Kiên và ông Sơn vốn là họ hàng gần, lại cùng đơn vị với nhau trong thời chiến tranh nên có quan hệ rất thân thiết. Bà Thúy e ngại rằng mối quan hệ giữa ông Kiên và ông Sơn có thể khiến việc hòa giải không khách quan. Xin hỏi: ông Kiên có được phép tiến hành hòa giải hay không?
Trả lời
Khoản 3 Điều 10 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2012 quy định: Hòa giải viên có nghĩa vụ từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
Như vậy, vì mối quan hệ thân thiết với ông Sơn có thể dẫn đến sự không khách quan trong hoạt động hòa giải nên ông Kiên có trách nhiệm từ chối tiến hành hòa giải.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 17 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, bà Thúy với tư cách là một bên trong tranh chấp, có quyền đề xuất, lựa chọn hòa giải viên.
Câu 4. Tổ hòa giải có bao nhiêu thành viên? Tổ trưởng tổ hòa giải có quyền và trách nhiệm gì?
Trả lời
* Về tổ hòa giải:
Điều 12 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định:
- Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.
- Số lượng tổ hòa giải và số lượng hòa giải viên trong một tổ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
*Về tổ trưởng tổ hòa giải:
Tổ trưởng tổ hòa giải do hòa giải viên bầu trong số các hòa giải viên để phụ trách tổ hòa giải. Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện dưới sự chủ trì của Trưởng ban công tác Mặt trận bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải được lập thành văn bản và gửi chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để ra quyết định công nhận.
Theo Điều 15 Luật Hòa giải ở cơ sở thì tổ trưởng tổ hòa giải có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.+ Đại diện cho tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong thực hiện trách nhiệm của tổ hòa giải.
+ Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có thẩm quyền về các vụ, việc mà theo quy định của pháp luật, tổ trưởng tổ hòa giải có trách nhiệm phải thông báo.
+ Báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
+ Phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải khác để trao đổi kinh nghiệm hoặc tiến hành hòa giải những vụ, việc liên quan đến các thôn, tổ dân phố khác nhau.
+ Có các quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên.
Câu 5. Có ý kiến cho rằng hòa giải viên chỉ có thể tiến hành hòa giải đối với một vụ tranh chấp khi một bên hoặc các bên trong tranh chấp yêu cầu, ngược lại nếu các bên không có yêu cầu thì hòa giải viên không được phép hòa giải. Ý kiến này có đúng không?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 12 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì hoạt động hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
- Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, nhận định trên là không đúng, hòa giải viên có thể chủ động tiến hành hòa giải ngay cả khi không được các bên tranh chấp yêu cầu.

                                                                                                                                      Nguyễn Thị Thu Hiền
      Ngày 23/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 và thay thế cho Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nội dung Nghị định số 118/2021/NĐ-CP  có một số điểm mới sau:
      1.Tại điều 7, Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính như sau:
      Việc lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
     Trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảng thời gian có nhiều nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có hiệu lực, mà không xác định được nghị định để áp dụng theo khoản 1 Điều này, thì việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
     + Nếu hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để xử phạt;
    + Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
    2.Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
    + Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính;
   + Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước.
     3. Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
       – Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
      – Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
      Nghị định 118/2021/NĐ-CP cũng quy định về: thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính; biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính./.     
                                                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ bùng phát vào mùa hè thu bởi độ ẩm không khí cao, mưa nhiều. Bệnh có thể gây thành dịch với biến chứng nguy hiểm nhất là tử vong khi không được điều trị kịp thời. Nhận biết sự xuất hiện của bệnh để có phương án điều trị hiệu quả là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này.
1. Sốt xuất huyết ?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây ra. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Nếu muỗi đốt người thì virus sẽ tuần hoàn trong máu người 2 - 7 ngày và thời gian này nếu người bệnh bị muỗi Aedes hút máu thì virus sẽ được truyền cho muỗi.
Description: Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, truyền qua đường chích đốt của muỗi vằn
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, truyền qua đường chích đốt của muỗi vằn
Do có tới 4 chủng virus Sốt xuất huyết khác nhau nên khi cơ thể bị 1 chủng thì khi phục hồi, cơ thể sẽ miễn dịch chống lại bệnh nhưng chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi chứ không thể chống lại 3 chủng còn lại. Vì vậy khả năng bị Sốt xuất huyết bởi chủng virus khác là vẫn có.
2. Triệu chứng nhận biết Sốt xuất huyết ?
Bệnh Sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột, trải qua 3 giai đoạn với các triệu chứng điển hình sau:
- Giai đoạn sốt
Những triệu chứng của giai đoạn này sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh và tồn tại trong khoảng 4 - 10 ngày:
+ Sốt cao 39 - 40 độ C liên tục 2 - 7 ngày và rất khó hạ sốt.
+ Đau đầu dữ dội ở trán, 2 hai hố mắt nhức.
+ Buồn nôn, chán ăn.
+ Đau khớp, đau cơ.
+ Da xung huyết, có thể nổi mẩn hoặc phát ban.
Description: Triệu chứng Sốt xuất huyết giai đoạn sốt
Triệu chứng Sốt xuất huyết giai đoạn sốt
- Giai đoạn nguy hiểm
Đây là giai đoạn ngày thứ 3 - 7 của bệnh, khi người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, cần được theo dõi đặc biệt bởi có thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo và tiến triển nặng:
+ Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (24 - 48 giờ) với hiện tượng: bứt rứt, vật vã, lạnh đầu chi, li bì, mạch nhanh nhỏ, da lạnh ẩm, tụt hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
+ Mi mắt nề, gan to hoặc đau.
+ Xuất huyết dưới da dạng rải rác hoặc chấm xuất huyết, chủ yếu ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, bụng, mạng sườn hoặc xuất hiện các mảng bầm tím. 
+ Xuất huyết ở niêm mạc: tiểu ra máu, chảy máu mũi, chảy máu lợi, kinh nguyệt sớm hoặc kéo dài.
+ Xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
+ Buồn nôn, đau bụng.
+ Ngứa.
Nhiều trường hợp Sốt xuất huyết nặng có thể gây suy tạng với biểu hiện viêm cơ tim, viêm gan, viêm não. Sốt xuất huyết đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm tức là cần hết sức thận trọng, phải nhập viện ngay để được điều trị ngăn ngừa biến chứng.
- Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn này bắt đầu sau giai đoạn nguy hiểm 24 - 48 giờ, thường từ ngày thứ 7 - 10 của bệnh.
+ Cắt sốt, thèm ăn.
+ Tiểu nhiều.
+ Huyết động ổn định.
+ Có thể có nhịp tim chậm, không đều, có thể có suy hô hấp do quá tải dịch truyền.
2. Những biến chứng do Sốt xuất huyết gây ra
Khi không được điều trị kịp thời Sốt xuất huyết có thể biến chứng vô cùng nguy hiểm:
Suy thận, suy tim
- Sốc
- Xuất huyết não
Tràn dịch màng phổi
- Hôn mê
- Sinh non hoặc sảy thai với phụ nữ mang thai
Description: Biến chứng nguy hiểm của Sốt xuất huyết
Biến chứng nguy hiểm của Sốt xuất huyết
3. Phân biệt sốt thông thường và sốt xuất huyết 
- Sốt xuất huyết:
+ 2 - 3 ngày đầu: liên tục sốt cao, khó hạ sốt, đau mỏi người, đau đầu, nhức hố mắt,... Số ít trường hợp sốt nhẹ nên chủ quan, không để ý.
+ Ngày thứ 3 - 7: lui sốt, nổi mẩn đỏ ở nhiều mức độ, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, bất thường về kinh nguyệt, đi ngoài phân đen, nôn ra máu,... 
+ Ngày thứ 7 trở đi: hồi phục, có ban ngứa trên da.
+ Khi lui sốt là tức là bắt đầu bước vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm, cần được khám, theo dõi để kịp thời xử trí.
- Sốt thông thường:
+ Sốt cao nhưng là sốt từng cơn.
+ Có triệu chứng viêm đường hô hấp trên: đau họng, sổ mũi, ho, có hoặc không có phát ban nhưng nốt phát ban sẽ biến mất khi da được kéo căng, đau nhức toàn thân,...
+ Khi bệnh lui tức là bệnh đang khỏi dần dần.
4. Điều trị Sốt xuất huyết như thế nào?
Sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao và khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh là rất lớn. Do vậy, khi có dấu hiệu của  bệnh Sốt xuất huyết đề nghị người dân đến ngay Trạm y tế xã hoặc Bệnh viện gần nhất để khám và điều trị.
Câu 1.  Hoạt động hòa giải ở cơ sở là gì?
Trả lời:
Trong cuộc sống hàng ngày ở các cộng đồng dân cư (bao gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác) có thể nảy sinh những tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ giữa người dân. Để giải quyết nhanh chóng, kịp thời những mâu thuẫn, xích mích này, nhằm bảo đảm sự đoàn kết, giữ gìn tình nghĩa láng giềng, hòa giải viên sẽ hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. Hoạt động này được hiểu là hòa giải ở cơ sở.
Hòa giải viên là những người được công nhận theo trình tự do pháp luật quy định, họ hoạt động trong tổ hòa giải, một tổ chức tự quản do nhân dân thành lập.
Câu 2. Gia đình ông Tiến chặt gốc mít trong vườn, do cây mít quá to nên đã đổ sang nhà bà Hiền bên cạnh, dẫn đến một số hư hại nhỏ như đổ tường bao, làm hỏng chuồng nuôi gà. Ông Tiến muốn bồi thường nhưng bà Hiền lại chê số tiền quá ít, không bù đắp được thiệt hại. Hai gia đình nảy sinh xích mích. Xin hỏi: Hòa giải viên ở cơ sở có thể hòa giải vụ việc này hay không?
Trả lời                                                     
Điều 3, Luật hòa giải ở cơ sở năm 2012 quy định: việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
- Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Đối với trường hợp của ông Tiến và bà Hiền, đây là tranh chấp mâu thuẫn nhỏ nảy sinh giữa hai gia đình. Vụ việc này không thuộc các trường hợp mà pháp luật cấm hòa giải nên hòa giải viên có quyền tiến hành hòa giải.
Câu 3. Nguyễn Văn A thực hiện hành vi hiếp dâm cháu N (15 tuổi). Khi vụ việc bị phát giác, A đề nghị bồi thường cho gia đình người bị hại một số tiền với điều kiện không bị kiện ra tòa. Gia đình nạn nhân vì không muốn ảnh hưởng đến tâm lý của cháu N và sợ tai tiếng nên cũng không muốn kiện A ra tòa. Hai bên tiến hành hòa giải và nhờ một hòa giải viên làm trung gian. Xin hỏi: Hòa giải viên có thể hòa giải vụ việc này không?
Trả lời
Theo Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2012 thì những hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được phép hòa giải.
Đối với vụ án hiếp dâm này, A đã phạm tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999. Do cháu N mới chỉ 15 tuổi. Hành vi này bắt buộc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên không được phép hòa giải.
Trong trường hợp này hòa giải viên có nghĩa vụ giải thích cho gia đình người bị hại và tố giác hành vi phạm tội của anh A đến cơ quan công an.
Câu 4. Hoạt động hòa giải phải tiến hành theo những nguyên tắc nào?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 4 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2012, hoạt động hòa giải phải tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
- Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
- Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp hòa giải viên có trách nhiệm thông báo theo quy định của pháp luật
- Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.
Câu 5. Bà Nhung là công chức xã đã về hưu. Bà tham gia nhiệt tình vào hoạt động của hội phụ nữ xã và được mọi người tin tưởng. Bà muốn trở thành hòa giải viên để sử dụng vốn hiểu biết pháp luật tích lũy trong những năm công tác của mình góp ích cho cộng đồng. Xin hỏi: Để trở thành hòa giải viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Bà Nhung có đủ điều kiện để trở thành hòa giải viên hay không?
Trả lời
Điều 7 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên như sau:
Người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư;
- Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
Bà Nhung là người có hiểu biết pháp luật, đã từng hoạt động trong hội phụ nữ xã lâu năm và có uy tín nên hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành hòa giải viên.
                                                                                                                                           Nguyễn Thị Thu Hiền
Điều 53 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021) quy định:
*Không xem xét công nhận người có công với cách mạng trong các trường hợp sau đây:
- Tham gia các hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước;
- Đào ngũ, phản bội, chiêu hồi;
- Đang chấp hành án phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo, tù chung thân, tử hình hoặc bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân;
- Chết, bị thương, bị bệnh do tự mình gây ra; vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của cơ quan, đơn vị; do tai nạn không phải do hành vi của đối tượng phạm tội gây ra.
*Không xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đối với người bị khai trừ ra khỏi Đảng.
                                                      
Ngoài ra, Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 còn quy định người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi thì bị tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định sau đây:
(1) Người phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bị phạt tù có thời hạn thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi;
(2) Người xuất cảnh trái phép, mất tích thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian xuất cảnh, mất tích;
(3) Người có công với cách mạng mà tham gia các hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước; đào ngũ, phản bội, chiêu hồi thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi;
(4) Người phạm tội thuộc một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân, tử hình thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật;
(5) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bị khai trừ ra khỏi Đảng thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bị khai trừ;
(6) Người có công với cách mạng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này vi phạm tội do lỗi cố ý thì thân nhân của họ cũng bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.
Người có công với cách mạng bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi tại các điểm (3), (4) và (5) kể trên thì thân nhân của họ cũng bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi.
                                                                                                                                     Nguyễn Thị Thanh Huyền
Ngày 09/12/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó Pháp lệnh quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, của người có công với cách mạng.
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, gồm:
- Người có công với cách mạng bao gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
+ Liệt sĩ.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993.
+ Người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
- Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ (người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên).
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng:
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi sau:
- Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần.
- Các chế độ ưu đãi khác bao gồm: Bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên; Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước; Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
(Pháp lệnh quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong từng trường hợp trên).
Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng:
- Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.
- Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
- Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật.
Xử lý vi phạm:
- Người giả mạo giấy tờ để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng, hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị thu hồi quyết định công nhận, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận.
- Người khai báo gian dối giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị chấm dứt chế độ ưu đãi được hưởng thêm và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai báo gian dối.
- Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; lợi dụng chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng để trục lợi: thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021, thay thế Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13.
Quy định chuyển tiếp: kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2021) thì:
- Người hy sinh, người bị thương, người bị bệnh trước ngày 01/7/2021 nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh này thì được áp dụng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13.
- Người có công với cách mạng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết trước ngày 01/7/2021 thì vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên tại thời điểm người có công với cách mạng chết được hưởng trợ cấp tuất; trường hợp vợ chưa đủ 55 tuổi hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi tại thời điểm người có công với cách mạng chết thì trợ cấp tuất được thực hiện theo quy định của Chính phủ./.
Ngày 09/12/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó Pháp lệnh quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, của người có công với cách mạng.
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, gồm:
- Người có công với cách mạng bao gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
+ Liệt sĩ.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993.
+ Người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
- Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ (người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên).
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng:
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi sau:
- Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần.
- Các chế độ ưu đãi khác bao gồm: Bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên; Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước; Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
(Pháp lệnh quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong từng trường hợp trên).
Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng:
- Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.
- Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
- Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật.
Xử lý vi phạm:
- Người giả mạo giấy tờ để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng, hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị thu hồi quyết định công nhận, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận.
- Người khai báo gian dối giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị chấm dứt chế độ ưu đãi được hưởng thêm và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai báo gian dối.
- Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác để được xem xét công nhận là người có công với cách mạng; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; lợi dụng chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng để trục lợi: thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021, thay thế Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13.
Quy định chuyển tiếp: kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2021) thì:
- Người hy sinh, người bị thương, người bị bệnh trước ngày 01/7/2021 nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh này thì được áp dụng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13.
- Người có công với cách mạng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết trước ngày 01/7/2021 thì vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên tại thời điểm người có công với cách mạng chết được hưởng trợ cấp tuất; trường hợp vợ chưa đủ 55 tuổi hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi tại thời điểm người có công với cách mạng chết thì trợ cấp tuất được thực hiện theo quy định của Chính phủ./.
Tình huống 7: NƯỚC CHẢY XUỐNG THẤP
Gia đình anh Đoàn có một mảnh ruộng nằm ở đầu nguồn nước, do đó, anh Đoàn đã ngăn nguồn nước lại và cho nước chảy hết vào ruộng nhà mình. Nhà anh Kết có khu ruộng phía dưới ruộng nhà anh Đoàn nên mỗi lần anh Đoàn ngăn nước lại thì ruộng nhà anh Kết bị thiếu nước nghiêm trọng, thậm chí là khô hạn.
Nhiều lần anh Kết đề nghị anh Đoàn không được ngăn nguồn nước nhưng anh Đoàn không đồng ý với lý do nước chảy từ nơi cao xuống thấp, nhà ai ở gần nguồn nước thì được toàn quyền sử dụng. Sau nhiều lần đề nghị không được, hai bên thường xảy ra to tiếng, cãi vã.
Sự việc được đưa đến tổ hòa giải thôn giải quyết. Là hòa giải viên, trước vụ việc này, ông (bà) giải quyết như thế nào?
Gợi ý hòa giải:
1. Căn cứ giải quyếtĐiều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường".
2. Gợi ý giải quyết
Giải thích rằng nguồn nước là tài sản chung, tất cả các gia đình đều có quyền cùng sử dụng.
 Vận dụng, dẫn chiếu Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015 để phân tích cho hai bên hiểu quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác. Theo đó, anh Đoàn phải để cho anh Kết một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu.
Tết Trung thu đang tới gần, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tăng cao, cả về số lượng và chủng loại, nhất là các loại bánh, mứt, kẹo, bia rượu, nước giải khát... Đây cũng là “cơ hội vàng” đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống; đặc biệt là những cơ sở sản xuất các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu tại các làng nghề truyền thống.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân tăng mạnh, việc sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, cho nên vào dịp Tết Trung thu các cơ sở chế biến, sản xuất loại bánh này mọc lên nhan nhản. Phần lớn các cơ sở có tên tuổi đều bảo đảm được quy định sản xuất an toàn cho các loại bánh. Tuy nhiên, cũng không ít cơ sở nhỏ, thủ công đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm mầu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không bảo đảm; cơ sở sản xuất chật hẹp; nhân viên không được khám sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch…
Ngoài ra, nhằm vào thị hiếu của trẻ em, nhiều cơ sở sản xuất những loại bánh hình các con vật từ các loại phẩm mầu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, gây độc hại cho người ăn. Do điều kiện môi trường, khí hậu nóng, nhiều khói bụi, giấy bao gói chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh, lưu thông phân phối đi nhiều vùng xa... cho nên bánh Trung thu loại này rất dễ bị ô nhiễm, biến tính, dễ hư hỏng ở bên trong mà chưa thể hiện ra ngoài vỏ bánh. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Để bảo đảm ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu năm 2021 Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP xã xây dựng kế hoạch kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, trong đó tập trung vào các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu. Thông qua hoạt động này kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP…
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm phục vụ Tết Trung thu cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm chất lượng các sản phẩm của mình trước người tiêu dùng, nhất là không vì tính chất thời vụ để làm ăn “gian dối” nhằm thu lợi bất chính trong dịp này.
Đối với người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm thực phẩm phục vụ Tết Trung thu ở các cơ sở đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan y tế; phải xem xét kỹ nhãn mác sản phẩm có ghi đầy đủ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng hay không; tuyệt đối không mua, không sử dụng sản phẩm không nhãn mác. Đồng thời, thông báo với các cơ quan có trách nhiệm khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm vệ sinh ATTP, để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
 
Tác giả:                                                                                   Nguyễn Hằng - Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Tân
 
Nhằm đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL. UBND xã xây dựng Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 16/10/2021 của UBND xã triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày pháp luật” năm 2021 trên địa bàn xã Đông, trong đó có nội dung Hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai” năm 2021.
Với mục đích cung cấp kiến thức pháp luật về một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, hoạt động học tập, làm việc của người dân; khuyến khích, phát huy tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật; góp phần nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật; tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11)…
Ngày 29/9/2021, Ban Tổ chức Cuộc thi đã chính thức phát động tổ chức Cuộc thi trên phạm vi toàn tỉnh, theo đó: Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến (Online) trên mạng Internet thông qua Hệ thống Cuộc thi được thiết kế, tích hợp vào Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai có địa chỉ đường dẫn liên kết (link):
https://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi-Hoi-thi/Online-tim-hieu-phap-luat-2021
Cuộc thi bắt đầu từ ngày 11/10/2021 đến ngày 07/11/2021 với 04 đợt thi, thời gian để tham gia dự thi là 07 ngày/đợt. Bộ câu hỏi sử dụng trong mỗi đợt thi gồm có 02 phần thi (với 11 câu trắc nghiệm và 01 câu tự luận) tập trung vào 04 chủ đề:
“Chung tay chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ khắc phục khó khăn để cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19”;
“Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững”;
“Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin là chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”;
“Đẩy mạnh việc thực thi đầy đủ, toàn diện các quyền của trẻ em”.
Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi gồm: 04 Giải nhất (01 giải/đợt); 04 Giải nhì (01 giải/đợt); 08 Giải ba (02 giải/đợt) và 12 Giải khuyến khích (03 giải/đợt) với tổng giá trị giải thưởng là 15.600.000 đồng.
Người tham gia dự thi sử dụng trình duyệt web (Chrome, Firefox, Opera, Cốc Cốc…) trên máy tính (PC, Laptop) hoặc các thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh) có kết nối Internet truy cập, nhấp (click) vào Banner Cuộc thi (đã được liên kết với đường dẫn (link) chính thức của Hệ thống tổ chức cuộc thi) được đăng tải trên: Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai (https://pbgdpl.gialai.gov.vn) hoặc Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai (https://stp.gialai.gov.vn) hoặc Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương để tham gia dự thi. Hoặc nhấp (click) vào đường dẫn liên kết (link) chính thức của Cuộc thi được đăng tải, gửi qua các trang mạng xã hội (Fanpage trên Facebook; Zalo Offical Account trên Zalo…) của các cơ quan, đơn vị, địa phương để tham gia dự thi.
 Thông tin về Cuộc thi (thể lệ, hướng dẫn, tài liệu tham khảo, kết quả dự thi…) được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai tại đường dẫn liên kết:  https://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi-Hoi-thi/Online-tim-hieu-phap-luat-2021”
Tình huống 6: CHUYỆN CÁI AO
Nhà bà Yên và nhà bà Lành ở liền kề nhau. Do tuổi già, lại sống một mình nên bà Lành đã bán lại nhà cho ông Vui để chuyển lên thành phố sống với con cái. Sau khi mua nhà và chuyển về sinh sống, ông Vui sửa lại nhà và đào ao để  nuôi cá, trong quá trình đào ao đã gây nứt móng nhà bếp của bà Yên và có nguy cơ làm sập đổ nhà bếp của bà.
Bà Yên qua nhà và đề nghị ông Vui không được đào ao như vậy và nếu ông cứ cố tình đào thì bà sẽ báo với chính quyền để giải quyết. Ông Vui không chấp nhận vì ông cho rằng đất ông bỏ tiền ra mua thì ông muốn làm gì thì làm, miễn là không lấn sang phần đất nhà bà Yên, còn việc nhà bếp nhà bà bị nứt móng thì phải có biện pháp mà khắc phục.
Nếu ông (bà) là hòa giải viên đảm nhiệm vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý giải đáp tình huống:
1. Căn cứ giải quyết
 - Khoản 2, 3 Điều 177 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại quy định: "Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định ...Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh...thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường".
- Ca dao, tục ngữ có câu: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" hoặc "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau"...
2. Hướng giải quyết
 - Việc đào ao của ông Vui gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà bếp của bà Yên, có nguy cơ gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người nên ông cần chấm dứt ngay việc làm của mình.
 - Bà Yên nên dùng lời nói đúng mực với ông Vui, đặt vấn đề nhẹ nhàng để ông Vui hiểu được việc đào ao của ông là sai, chứ không nên to tiếng, nặng lời và đe dọa nhau gây thêm căng thẳng.
Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây: mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính; mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP quy định rõ những trường hợp được tiến hành hòa giải và những trường hợp không được tiến hành hòa giải. Cụ thể:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
- Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
Ví dụ: Nhà ông A và nhà bà B ở cùng khu tập thể. Nhà ông A ở tầng 1, bà B ở tầng 5. Bà B có trồng mấy chậu hoa ở ban công. Mỗi khi bà tưới hoa, nước lại chảy từ các chậu cây xuống nhà ông A. Mặc dù ông A đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng bà B không tiếp thu, vẫn để nước chảy xuống nhà ông A. Giữa hai bên thường xuyên to tiếng, cãi vã nhau vì chuyện này, gây mất trật tự trong khu tập thể.
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
Ví dụ: Ông C có 5 người con, 2 trai và 3 gái. Ông C mất đột ngột không kịp để lại di chúc chia tài sản cho các con. Sau khi lo hậu sự cho bố xong, 5 người con của ông C không thống nhất được việc chia tài sản thừa kế của C nên nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp.
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn.
Ví dụ: Bà H đã ngoài 70 tuổi, sống với vợ chồng anh P (là con trai cả). Tuy nhiên, do vợ anh P thường nói hỗn và đối xử không tốt với bà H nên cô L, con gái bà H muốn đón bà về ở với vợ chồng cô. Khi cô L tới nói chuyện thì vợ chồng anh P đã phản đối rất gay gắt, họ cho rằng cô L đón bà về nuôi là mong sau này bà để lại thừa kế ngôi nhà mà vợ chồng anh đang ở. Vợ anh P còn khoá trái cửa buồng bà H lại, không cho bà ra ngoài gặp con gái. Mâu thuẫn giữa vợ chồng anh P và cô L ngày càng gay gắt.
Đối với việc ly hôn, hoà giải viên thực hiện việc hoà giải, giúp đôi vợ, chồng tự hàn gắn tình cảm, giữ gìn hạnh phúc gia đình, mà không được phép giải quyết, phân xử việc ly hôn: cho vợ, chồng ly hôn hay ép buộc họ không được ly hôn.
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính:
Hoà giải viên thực hiện hoà giải những việc như trộm cắp vặt (rau, quả trong vườn, một số đồ dùng sinh hoạt có giá trị không lớn), đánh, chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ, lừa đảo, đánh bạc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây thì hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, cụ thể là:
+ Trường hợp không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (được thay thế bằng Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Hòa giải viên được tiến hành hòa giải đối với vi phạm pháp luật hình sự mà không bị khởi tố vụ án do có một trong các căn cứ như hành vi không cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự[1]; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 226[2] của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Ví dụ: H – 12 tuổi có hành vi trộm cắp điện thoại di động của ông B, vì H có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng H chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên thuộc trường hợp không bị khởi tố hình sự, hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải vụ, việc này.
+ Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (được thay thế bằng quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 169 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (được thay thế bằng quy định tại khoản 1 Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn[3] hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính[4].
- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
b) Các trường hợp không hòa giải
Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, các trường hợp sau đây không hòa giải:
- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; đó là các mâu thuẫn, tranh chấp làm tổn hại đến lợi ích chung của Nhà nước, của cộng đồng. Ví dụ: Các mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm, lấn chiếm đất công, tranh chấp về sử dụng trái phép công trình công cộng…
- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải, cụ thể là:
+ Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, ví dụ như kết hôn trái pháp luật[5] thì hòa giải viên không được hòa giải để các bên tự giải quyết, duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình trái pháp luật đó. Thẩm quyền xem xét, quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật thuộc về Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự.
+ Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội (ví dụ như các giao dịch mua bán chất ma túy, mại dâm…) thì không được hòa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch đó. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP;
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính (bao gồm: bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính), trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP;
- Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở bao gồm: Hòa giải tranh chấp về thương mại và hòa giải tranh chấp về lao động, việc hòa giải các tranh chấp này được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về thương mại và lao động.
Nghị định số 15/2014/NĐ-CP cũng quy định về việc hướng dẫn xác định phạm vi hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn giải quyết trường hợp các vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, theo đó, trong trường hợp chưa xác định được vụ, việc có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không thì hòa giải viên đề nghị công chức Tư pháp - Hộ tịch hướng dẫn (Điều 7).
Trong trường hợp xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải theo quy định tại Điều 3 của Luật Hòa giải ở cơ sở và Khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 15/2014/NĐ-CP thì hòa giải viên giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết (Điều 6 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP)./.
 
[1] Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
 [2] Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136); Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138); Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139); Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội cưỡng dâm (Điều 143); Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226).
[3] Theo Điều 90 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các đối tượng sau: (i) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự; (ii) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự; (iii) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; (iv) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định; (v) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
[4] Theo Điều 138 của Luật xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm: Nhắc nhở và quản lý tại gia đình. Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện: Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo; Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện: Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
 [5] Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm các điều kiện kết hôn, như: nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi); việc kết hôn do một hoặc cả hai bên bị ép buộc, không tự nguyện; việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như: kết hôn giả tạo; bị lừa dối kết hôn; người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ; kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riên của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Nguồn: http://tuphap.hatinh.gov.vn/
*************
Tình huống 5: NGƯỜI CHỒNG MÊ CÂY KIỂNG
 
     Anh Nghĩa và chị Tình kết hôn đã ba năm và có một con trai rất kháu khỉnh. Anh Nghĩa không rượu chè, cờ bạc, lương tháng luôn đưa về cho vợ đầy đủ. Tuy nhiên, anh lại rất mê cây kiểng. Làm ngành xây dựng, thường xuyên xa nhà, nhưng mỗi khi về đến nhà, việc đầu tiên là anh chạy ra thăm vườn kiểng.
     Anh Nghĩa chăm chút từng chậu bonsai không màng đến ăn uống. Việc nhà anh để vợ lo. Con trai mới hai tuổi nhưng anh cũng không dành thời gian chơi với con, anh nói: “Con chăm là bổn phận của mẹ”.
     Chị Tình vốn là người ít nói, luôn nín nhịn, chị nghĩ chỉ cần anh lo được kinh tế cho gia đình thì cũng tốt rồi. Cho đến một ngày, con trai bệnh nặng, phải đi cấp cứu, nhưng chị Tình gọi cho chồng mãi không được. Một mình chị xoay xở trong bệnh viện, khi chị về đến nhà thì thấy chồng cũng vừa về tới. Anh Nghĩa thuê xe tải chở về một chậu ổi bonsai, anh hí hửng nói với vợ: “Anh phải mượn gấp hai trăm triệu mới mua được nó về đấy, không nhanh tay là người khác nẫng mất”.
     Chị Tình tức giận vô cùng, dùng tay đẩy chậu bonsai vỡ tan tành. Anh Nghĩa quá bất ngờ, quay sang tát chị. Hai người to tiếng với nhau suốt nửa ngày trời, rồi quyết định sẽ viết đơn ly dị.
Nếu ông (bà) là hòa giải viên đảm nhiệm vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý giải đáp tình huống:
     Hòa giải viên nêu tóm tắt sự việc, sau đó yêu cầu các bên trình bày sự việc và nguyện vọng của mình.
Hòa giải viên phân tích:
     Nguyên nhân mâu thuẫn giữa hai vợ chồng: Anh Nghĩa ham mê cây kiểng không màng đến việc chăm con, lo công việc nhà, anh nói chăm con là bổn phận của mẹ. Khi con bị bênh, chị Tình gọi cho chồng không được, khi về tới nhà thấy anh mua chậu ổi bon sai và anh nói mượn hai trăm triệu để mua. Do chăm con ở bênh viện đã mệt lại nghe anh Nghĩa nói vay tiền để mua cây ổi nên chị Tình tức giận, lấy tay đẩy vỡ chậu bonsai. Anh Tình tát chị Nghĩa. Hai bên mâu thuẫn nhau.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
     Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
     Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Về phía anh Nghĩa: Anh Nghĩa nói việc chăm con bổn phận của mẹ là sai. Theo đó, việc chăm sóc giáo dục con cái là trách nhiệm của cha, mẹ. Cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái.
     Anh Nghĩa đam mê cây kiểng không phải là sai, tuy nhiên chơi cây phải có chừng mực, có giới hạn, phải dành thời gian chăm sóc cho vợ, cho con. Anh Nghĩa thường xuyên xa nhà thì lại càng phải dành nhiều thời gian cho vợ, cho con, đằng này anh lại dành thời gian cho cây kiểng. Anh Nghĩa với tư cách là một người chồng, người trụ cột trong gia đình anh nên cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình, cùng vợ chăm sóc, giáo dục con cái.
     Bên cạnh đó, với trách nhiệm của một người chồng anh phải biết yêu thương tôn trọng vợ, anh phải làm gương để con cái học tập, noi theo. Là người đàn ông, trụ cột của gia đình, nên làm việc gì cũng phải cẩn trọng, suy xét kỹ trước khi hành động, chứ không phải đụng một cái là đụng tay, đụng chân sẽ làm tổn thương vợ.
     Việc anh Nghĩa mượn hai trăm triệu để mua chậu cây bonsai mà không bàn bạc, thỏa thuận với vợ là một trong những nguyên nhân khiến chị Tình tức giận.
     Theo quy đinh tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
     Tuy anh Nghĩa đứng ra vay tiền để mua chậu cây ổi đó nhưng là vay mượn trong thời gian hai bên là vợ chồng nên vợ anh cũng có trách nhiệm trong việc vay mượn đó. Vì vậy, nên khi anh Nghĩa muốn mua gì, làm gì phải bàn bạc, hỏi ý kiến của vợ để hai vợ chồng thống nhất ý kiến, không được tự ý đứng ra vay tiền để phục vụ cho thú vui, đam mê của mình mà không hỏi ý kiến của vợ.
     Bản thân anh Nghĩa cần phải bình tĩnh, nhìn lại thái độ và cách cư xử của mình xem đã đúng hay không? Dù có đam mê cái gì đi nữa cũng phải xác định gia đình là cái chốt, là tổ ấm nên phải biết trân trọng bảo vệ và vun đắp để vợ chồng và con cái luôn được yên vui, hạnh phúc.
     Về phía chị Tình: Việc chị Tình dùng tay đảy vỡ chậu bonsai cũng là sai. Chị tức giận vì gọi cho anh Nghĩa không được khi con đau ốm. Trước đó thì anh mê cây kiểng, bỏ bê vợ con, chẳng màng đến công việc gia đình, lại vay mượn 200 triệu để mua cây cảnh mà không hỏi ý kiến của chị. Nhiều sự việc dồn nén để lâu thành tức nước vỡ bờ, chị đã đẩy chậu bonsai vỡ tan tành. Chậu bonsai lại là niềm đam mê bấy lâu nay của anh Nghĩa nên trong lúc nóng nảy anh Nghĩa đã ra tay tát chị. Đáng lẽ chị phải bình tĩnh hơn, tìm ra cách giải quyết. Khi mà có chuyện không vừa lòng với anh Nghĩa, chị nên nói ra, trao đổi với anh Nghĩa chứ không để dồn nén trong lòng cam chịu một mình gây bí bách, búc xúc cho bản thân, tạo khoảng cách giữa vợ và chồng.
     Trong vấn đề xảy ra thì anh Tình và chị Nghĩa đều có lỗi, nên thấy rõ cái sai của mình và tìm hướng giải quyết, không vì một chút nóng giận nhất thời mà to tiếng, rồi viết đơn ly dị. Cả hai đã có thời gian chung sống 03 năm và có một con trai khấu khỉnh, hai bên phải giữ gìn hạnh phúc cho gia đình, không chỉ cho bản thân mỗi người mà trên hết đó là tình yêu giữa hai người, là tình yêu dành cho đứa con. Thế mà chỉ vì một chút mâu thuẫn mà đã quyết định viết đơn ly hôn mà không nghĩ đến hạnh phúc, sự mất mát mà sau này con cái phải gánh chịu.
     Anh Nghĩa và chị Tình nên đặt mình vào vị trí của nhau để suy nghĩ cho đối phương, cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, để cả hai cùng hiểu nhau hơn vì trong hoàn cảnh nào của gia đình, hai vợ chồng đều có trách nhiệm giải quyết và đều có hướng giải quyết.
     Ông bà ta có câu:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê
     Anh Nghĩa và chị Tình nên xin lỗi nhau, cùng nhau bỏ qua những sai lầm, thiếu sót của nhau để cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Anh Nghĩa có mê cây kiểng thì cũng nên nghĩ về người vợ của mình, phải phụ giúp công việc nhà, phải cùng vợ chăm sóc giáo dục con. Chị Tình cũng nên ủng hộ đam mê của chồng, đồng thời thường xuyên trao đổi, góp ý, phân tích nhẹ nhàng với anh Nghĩa khi anh bỏ bê gia đình, con cái.
     Tổ hòa giải nên chỉ rõ cho anh Nghĩa và chị Tình thấy được những sai lầm, thiếu sót của mỗi bên đồng thời khuyên nhũ anh chị cần suy nghĩ về hạnh phúc gia đình, về con cái, từ bỏ ý định viết đơn ly hôn.

 
Ngày 1/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có Công văn số 1063/UBND-KGVX . Thực hiện Công điện số 1063/CĐ-TTg của Thủ tướng, về việc tạm dừng tiếp nhận người dân tự ý về từ các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16, ngăn chặn sự lây lan dịch trong cộng đồng.
Theo đó, xuất phát từ tình hình thực tế và khả năng phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương, nhằm kiểm soát người về từ vùng dịch, kiểm soát ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch trong tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tạm dừng tiếp nhận công dân Gia Lai từ vùng dịch, các tỉnh, thành phố đang áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo bản đồ dịch tễ của Bộ Y tế về tỉnh Gia Lai, bắt đầu từ 0 giờ ngày 2/8/2021. 
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 xã Đông đề nghị công dân xã Đông đang sinh sống, học tập, làm việc tại các vùng dịch, tại các tỉnh, thành phố đang áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg tạm thời ở yên tại chỗ, an tâm thực hiện giãn cách theo quy định, tin tưởng và không hoang mang tìm cách trốn về, tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch tại địa phương. 
Đối với các trường hợp tự ý về địa phương bằng phương tiện cá nhân hoặc các phương tiện khác (nếu không liên hệ, đăng ký và được chính quyền địa phương nơi đến - nơi đi thống nhất), UBND xã tuyệt đối không tiếp nhận để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không tuân thủ, trốn về tự phát, làm tăng nguy cơ gây lây lan dịch bệnh.
                                                                                                                    Nguyễn Thị Thu Hiền CC TP-HT xã                                        
GIỚI THIỆU DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG
 
1. Dịch vụ hành chính công là:  những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
 
2. Dịch vụ công trực tuyến là: dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
 
3. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
 
4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
 
5. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
 
6. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
 
           Theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do COVID-19,  từ Điều 38 đến Điều 43 quy định, hướng dẫn điều kiện, quy trình hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Cụ thể như sau:
1. Điều kiện, đối tượng vay vốn:
          1.1. Đối với khách hàng vay trả lương ngừng việc cho người lao động
          a) Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia và đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm ngừng việc,người lao động phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.
         b) Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
         1.2. Đối với khách hàng phải tạm dừng hoạt động vay trả lương cho người lao động để phục hồi sản xuất
         a) Phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.
         b) Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh.
         c) Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
         d) Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
         1.3. Đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
          a) Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
          b) Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn.
          c) Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh.
          2. Mục đích vay vốn:
         Vốn vay được khách hàng sử dụng để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đối với người lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.
          3. Mức cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn giải ngân.
          3.1. Vay vốn để trả lương ngừng việc: Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
          3.2. Vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất: Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động. Thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tối đa 03 tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
           3.3. Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội cho người sử dụng lao động đối với các tháng 5,6,7 năm 2021 được thực hiện 1 lần; thời hạn giải ngân đến hết ngày 05/4/2022 hoặc khi giải ngân hết 7.500 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
4. Lãi suất cho vay
4.1. Lãi suất cho vay: 0%/năm (không phần trăm).
          4.2. Lãi suất nợ quá hạn: 12%/năm.
          5. Bảo đảm tiền vay
          Khách hàng không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay
          6. Hồ sơ vay vốn
          - Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu.
          - Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo mẫu;
          - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài); Giấy ủy quyền (nếu có).
         - Bản sao văn bản về việc người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 (đối với vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh).
          - Phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
          - Bản sao thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử dụng lao động.
          Người sử dụng lao động tự kê khai, lập danh sách, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với số lao động ngừng việc, số lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; phục hồi sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động; có trách nhiệm hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 38 Quyết định này.
           Về trình tự thủ tục thực hiện theo thứ tự sau:
          Người sử dụng lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, làm căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.
            Sau đó, người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú đối với hộ kinh doanh, cá nhân. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 3 năm 2022.
          Trong 4 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.
          Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận tái cấp vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân đến người sử dụng lao động./.
                                                                                                                                  Nguyễn Thị Thanh Huyền
         Nhằm mục tiêu hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động. Ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
         Nguyên tắc hỗ trợ phải bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 Mục II  của Nghị quyết) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
           Theo đó, Nghị quyết nêu 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 như sau:
           1. Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
          Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch Covid-19.
           2. Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
          Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4/2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4/2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị. Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.
           3. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động
         Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định. Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
          4. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
        Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 1 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
         5. Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc
        Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
         6. Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
       Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.
          7. Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em
        -  Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha.
        - Trẻ em phải điều trị do nhiễm Covid-19hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn theo quy định tại điểm 8 Mục II Nghị quyết này; được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
         8. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
           Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
          9. Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch Covid-19trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
          Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
            10. Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh
         Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ.
           11. Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất
         - Cho vay trả lương ngừng việc: Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động, trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
        - Cho vay trả lương phục hồi sản xuất: Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 khi quay trở lại sản xuất kinh doanh và người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
          12. Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:
         Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương./.

                                                                                                                                      Nguyễn Thị Thanh Huyền
     Luật Chăn nuôi được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020; Chính phủ ban hành Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 về hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Sau đây là một số quy định mới người dân cần lưu ý để thực hiện đảm bảo các quy định của Luật Chăn nuôi, như sau:
     1. Thuật ngữ Chăn nuôi trong Luật chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
     2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm:
-  Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
- Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
     3. Điều kiện đối với chăn nuôi trang trại:
- Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi theo quy định của vùng;
- Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
- Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
- Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
- Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
     4. Điều kiện đối với chăn nuôi nông hộ:
- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
     5. Quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại
- Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 150 mét.
- Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 300 mét.
- Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.
- Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét.
     6. Kê khai hoạt động chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về chủng loại, số lượng vật nuôi với UBND xã thời gian từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý.
     7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
- Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
- Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
- Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
- Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
- Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
- Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
- Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
- Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
     8. Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại
- Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
     9. Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ
Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
- Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
     10. Khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến (Theo quy định Nghị quyết 127/2020/NQ-HĐND):
- Khu vực thuộc khu dân cư không được phép chăn nuôi: là khu quy hoạch trung tâm hành chính xã được UBND huyện phê duyệt.
- Vùng nuôi chim yến là vùng nằm ngoài khu dân cư (thôn, buôn, làng và tương đương đã được quy hoạch) và ngoài khu vực không được phép chăn nuôi; đồng thời, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về nuôi chim yến: Nhà yến cách khu dân cư tối thiểu 300m; thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA (đề xi ben A); thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày.
     11. Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi
Ngày 01 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/4/2021. Cần lưu ý một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi như sau:
* Về điều kiện chăn nuôi được xử lý cả 03 loại hình chăn nuôi nông hộ, trại chăn nuôi vừa và nhỏ, trang trại chăn nuôi quy mô lớn:
- Đối với hành vi chăn nuôi trong vùng không được phép chăn nuôi tùy theo quy mô chăn nuôi mức xử phạt từ 2 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
- Đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn (hơn 300 đơn vị vật nuôi) nếu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi sẽ bị xử lý từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
* Về kê khai hoạt động chăn nuôi: Các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi nếu không thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã, sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
* Về điều kiện nuôi chim yến:
+ Mức xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với nhà yến xây trong khu dân cư hoặc cách khu dân cư dưới 300 m sử dụng loa phóng phát âm thanh để dẫn dụ chim yến.
+ Mức xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối xử dụng thiết bị âm thanh để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn và thời gian quy định.
*******
Bảo hiểm y tế hộ gia đình là chính sách an sinh xã hội để chăm sóc sức khỏe Nhân dân, do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình
- Được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng cho các thành viên cùng tham gia.
- Được cấp thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe của bản thân.
- Được khám chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế có ký Hợp đồng KCB BHYT trên toàn quốc theo quy định.
- Được quỹ BHYT chi trả từ 80 - 100% chi phí KCB đúng tuyến.
- Được chi trả 100% chi phí KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện và KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh theo phạm vi, mức hưởng.
- Được hưởng 40% chi phí KCB nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương.
- Quỹ BHYT chi trả hàng chục nghìn loại thuốc và dịch vụ y tế.
- Giúp bạn và gia đình giảm gánh nặng về chi phí KCB khi ốm đau, tai nạn.
- Góp phần chia sẻ rủi ro, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” giữa những người tham gia. 
Rủi ro khi không có BHYT
- Phải tự chi trả toàn bộ chi phí KCB khi ốm đau.
- Luôn lo lắng vì giá dịch vụ y tế ngày càng tăng cao.
- Khó có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền.
- Kinh tế gia đình sa sút khi không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Mức đóng hằng tháng
Mức lương cơ sở hiện hành (1.490.000 đ/tháng) X 4,5% = 67.050 đồng.
Đặc biệt Nhà nước có chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT hộ gia đình cho các thành viên tham gia, cụ thể như sau:
Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở = 67.050 đ/tháng
Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ nht = 46.935 đ/tháng
Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ nhất = 40.230 đ/tháng
Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ nhất = 33.525 đ/tháng
Người thứ 5 trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất = 26.820 đ/tháng
Phương thức đóng
Đóng tại các Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH.
Được lựa chọn đóng định kỳ: 3 tháng; 6 tháng; 12 tháng.
 
Pháp luật hiện hành không chỉ quy định chế độ ưu tiên, hỗ trợ đối với thương binh mà con của thương binh cũng được hưởng một số quyền lợi nhất định.
Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7) đang đến gần. Đây là dịp mà Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội tri ân những người đã hi sinh xương máu cho Tổ Quốc. Nhân dịp này, LuatVietnam sẽ điểm lại một số quyền lợi dành cho con thương binh theo các quy định hiện hành của pháp luật.
 Miễn gọi nhập ngũ
Bên cạnh con của liệt sĩ, thì con của thương binh hạng một; một con của thương binh hạng hai sẽ được miễn gọi nhập ngũ (Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015).
Cộng điểm ưu tiên khi tuyển sinh
- Xét tốt nghiệp THPT: Con của thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì được cộng 0,25 điểm; con của thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được cộng 0,5 điểm (Theo khoản 1 Điều 36 Quy chế thi THPT quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT)
- Xét tuyển đại học: Con thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được ưu tiên cộng 2 điểm; con thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì được cộng 1 điểm (Theo điểm a, khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT).
Ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức
- Tuyển dụng công chức: Con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh sẽ được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển công chức (Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2010/NĐ-CP).
- Tuyển dụng viên chức: Trường hợp có 2 người trúng tuyển có kết quả thi bằng nhau, tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì con thương binh là một trong những đối tượng được ưu tiên tuyển dụng (Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 29/2012/NĐ-CP)
Trợ cấp, miễn, giảm học phí
Con thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh là đối tượng được trợ cấp, miễn, giảm học phí (Theo điểm c khoản 3 Điều 33 Nghị định 75/2006/NĐ-CP).
Xuất ngũ trước thời hạn nếu là công an nghĩa vụ
Con của thương binh hạng một được ưu tiên xuất ngũ trước thời hạn nếu thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 38/2016/TT-BCA).
Được cấp thẻ BHYT miễn phí
Con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học, hoặc bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí (Theo điểm k khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC).
 
          I- TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ LÝ RÁC KHÔNG HỢP VỆ SINH.
Đối với các loại rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày, người dân ở các vùng nông thôn thường có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc đổ rác bừa bãi ngoài lề đường, ao, hồ, bờ đồng, thu gom còn bỏ lẫn lộn chưa biết cách phân loại rác thải. Đây thực sự là một áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường và cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ cộng đồng.
Tuy nhiên, việc thải bỏ và xử lý rác không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan công cộng và tác hại xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, sinh vật và chất lượng môi trường và gây khó khăn cho việc thu gom rác thải tập trung.
          1. Tác hại của việc đốt rác thải không có sự phân loại
- Thói quen của người dân nông thôn là đổ đống và đốt rác thải ngay tại gia đình, đốt tất cả rác thải kể cả các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon… Khi đốt thủ công (nhiệt độ thấp), các vật liệu này cháy không triệt để sẽ sinh ra các khí độc như: Oxit cácbon, Hydrocacbon dễ bay hơi kể cả benzen, dioxin, furin là những chất rất độc hại.
- Đốt rác theo phương pháp thủ công không có sự phân loại trong khu dân cư, các chất độc hại phát sinh sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, gây khó thở, viêm đường hô hấp,...
Chính vì vậy việc thu gom sử lý rác thải tập trung là rất cần thiết.
          2. Tác hại của việc đổ rác thải bừa bãi
- Thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao hồ, đồng ruộng....đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn, việc này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây ra nhiều tác hại cho môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người,...chẳng hạn như:
+ Khí thải sinh ra từ các đống rác sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, gây mùi hôi, ảnh hưởng sức khỏe con người.
+ Nước rỉ rác sinh ra sẽ chảy xuống ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, các chất độc hại trong nước tích lũy trong thực phẩm như: rau, tôm, cá... sẽ rất nguy hiểm nếu ta ăn phải các chất loại thực phẩm này.
+ Tạo nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.
Chính vì vậy người dân cần có ý thức xóa bỏ thói quen đổ rác thải bừa bãi ra môi trường.
          II- PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ĐÚNG CÁCH
          1. Phân loại rác tại nguồn
          3.1. Phương pháp phân loại rác tại nguồn
Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây,....
- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy móc,...), các loại nhựa.... Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
          3.2. Vì sao phải phân loại rác tại nguồn
- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế tự chế biến;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
          2. Phương pháp thu gom rác
- Thu gom rác khó phân hủy
+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.
+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyển đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon Từ bài tuyên truyền trên UBND xã Đông yêu cầu mỗi hộ gia đình nên và cần có 2 túi, thùng đựng rác thải để phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình nhằm thuận tiện cho việc xử lý, thu gom, không đem rác vứt bừa bãi ra nơi công cộng và không bỏ lẫn lộn các loại rác với nhau./.
 
Sáng ngày 07/5/2021 UBND xã Đông phối hợp với Ban phát triển thôn 4 tổ chức lễ phát động xây dựng làng Đăk Giang II hoàn thành làng NTM năm 2021. Tham dự Lễ phát động có Đ/c Nguyễn Quang Tuấn - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã, Đ/c Nguyễn Đăng Chung - Chủ tịch UBND xã, trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG xã, Đ/c Nguyễn Thị Liên - PCT UBND xã, Tổ trưởng tổ điều hành xây dựng làng Đăk Giang II hoàn thành làng nông thôn mới; cùng các đồng chí thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ VN và các Đoàn thể xã, toàn thể cán bộ công chức xã. Bên cạnh đó là sự tham gia hưởng ứng của các lực lượng Công an xã, Xã đội, các đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn toàn xã, cùng toàn thể bà con nhân dân làng Đăk Giang II.
 
a.jpg

Đ/c Nguyễn Đăng Chung – CT UBND xã phát động tại buổi Lễ
 
Tại buổi lễ Đồng chí Nguyễn Đăng Chung - Chủ tịch UBND xã, trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG xã đã đánh giá hiện trạng 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí làng nông thôn mới tại làng, đồng thời phát động đến toàn thể bà con nhân dân trong làng đoàn kết, chung sức xây dựng làng nông thôn mới, cùng nhau đóng góp công sức, tiền của để thực hiện giữ vững và nâng cao chất lượng 14 tiêu chí đã đạt chuẩn, thực hiện hoàn thành 5 tiêu chí còn chưa đảm bảo đạt chuẩn. Mỗi hộ gia đình, cá nhân tích cực xây dựng nông thôn mới bằng những nội dung cụ thể như chỉnh trang nhà ở, hàng rào, cổng ngõ, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, cải tạo vườn tạp, trồng hoa, trồng cây xanh xây dựng cảnh quan làng xanh, sạch đẹp; Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi nghề, tận dụng thời gian rảnh rỗi để phát triển các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm để phát triển thành hàng hóa tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; Gắn việc xây dựng làng nông thôn mới với các cuộc vận động “thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “chương trình 5 không 3 sạch” và phong trào “toàn dân thi đua phát triển kinh tế”…; Toàn thể cán bộ và nhân dân trong làng giữ vững khối đại đoàn kết, huy động mọi nguồn lực, huy động sức mạnh toàn dân tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu xây dựng làng Đăk Giang II hoàn thành làng nông thôn mới.
Ngay sau buổi lễ, các lực lượng tham gia đã hỗ trợ cùng với bà con nhân dân thực hiện chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ, dọn dẹp vệ sinh, phát dọn cây bụi… dọc các tuyến đường làng. Qua đó tạo khí thế sôi nổi, phát huy được sự tự giác, tinh thần đoàn kết của các lực lượng và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới góp phần thiết thực chào mừng cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

2.jpg

Lực lượng dân quân hỗ trợ người dân chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ

                                                                                                                        Nguyễn Thị Nga CC ĐCNN xã
 
Tình huống 1: CHÚ HEO RỪNG PHÁ PHÁCH
 
     Nhà bà Hà và ông Sơn ở chung xóm Cây đa, lâu nay rất hòa thuận, tối lửa tắt đèn có nhau. Ông Sơn có vườn rau nhỏ trồng mồng tơi, cải ngọt, diếp cá,…chủ yếu cung cấp nguồn rau xanh cho gia đình và các con trên thành phố. Ông rất tự hào về vườn rau sạch mà một tay mình gây dựng.
     Khoảng vài tháng trước, bà Hà mua được ba con heo rừng lai đem về nhà nuôi. Bà nuôi heo rừng theo kiểu thả rông trong vườn, chứ không nuôi nhốt. Trong số ba con, có một con rất khỏe, chú ta ủi thủng hàng rào, thường xuyên sang vườn nhà hàng xóm phá phách. Lúc thì cắn quần áo đang phơi, tha mất dép, khi lại nạp đàn vịt, ăn trứng vịt….Hàng xóm xung quanh phàn nàn rất nhiều, bà Hà hứa sẽ không để xảy ra phiền toái như thế nữa.
     Nhưng một buổi sáng nọ, ông Sơn ra tưới vườn, thấy vườn rau tan tác. Mấy luống mồng tơi bị ủi lên hết, cà chua sắp thu hoạch cũng bị giày nát bét. Ông xách cây đòn gánh ra vườn tìm thủ phạm thì thấy chú heo rừng đang nằm ngủ dưới gốc xoài. Điên tiết, ông gọi con rể ra trói gô chú heo lại rồi đem lên lò mổ gần chợ huyện.
Chú heo bị làm thịt, ông Sơn mang về chia hết cho bà con trong xóm. Bà Hà lúc này mới biết chuyện, bà liền làm ầm ĩ lên, bắt ông Sơn đền tiền, ít nhất là 1,5 triệu đồng vì heo rừng đang rất có giá. Ông Sơn không đồng ý, ông nói con heo phá làng phá xóm, đáng lẽ nếu bắt đền thì bà Hà mới là người phải đền tiền vườn rau cho ông. Hai bên cự cãi nhiều ngày trời.
     Nếu ông (bà) là hòa giải viên đảm nhiệm vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý giải đáp tình huống:
Hòa giải viên cần nhận định:
     1. Việc Bà Hà nuôi heo rừng theo kiểu thả rông trong vườn, thường xuyên để heo sang vườn nhà hàng xóm phá phách là không thực hiện đúng quy định của pháp luật, mặc dù được hàng xóm xung quanh phàn nàn nhắc nhở rất nhiều và bà Hà đã hứa sẽ không để xảy ra phiền toái như thế nữa nhưng lại cố tình không sửa chữa, tiếp tục để heo phá nát vườn rau nhà ông Sơn nên đã gây bức xúc cho ông Sơn.
     2. Ông Sơn do quá bức xúc nên làm thịt con heo của bà Hà và chia cho bà con trong xóm cũng là việc làm sai pháp luật. Ông Sơn nói con heo phá làng phá xóm, đáng lẽ nếu bắt đền thì bà Hà mới là người phải đền tiền vườn rau cho ông là có cơ sở.
Hòa giải viên cần nêu lại tóm tắt vụ việc, sau đó yêu cầu các bên trình bày cụ thể lại sự việc và ý kiến của mình.
     Sau khi nghe ý kiến trình bày của các bên, hòa giải viên cần phân tích:
     Đối với hành vi của bà Hà: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các căn cứ được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
     Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra “ Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
     Bên cạnh đó, với việc để Heo gây thiệt hại cho tài sản của người khác, gia đình bà Hà còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm e Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, theo đó phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
     Trong trường hợp này, thiệt hại trên thực tế đã xảy ra là hỏng hết vườn rau nhà ông Sơn và do tài sản là con heo rừng của gia đình bà Hà gây ra. Việc gây ra thiệt hại này là do trong quá trình nuôi heo bà Hà thả rông, không nuôi nhốt đã phá rào vào vườn nhà ông Sơn gây thiệt hại, dù đã được nhắc nhở nhưng bà Hà không khắc phục, sửa chữa. Do đó, phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này và bà Hà là chủ sở hữu con heo gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường. 
     Như vậy, với hành vi để cho heo gây thiệt hại về tài sản cho người khác, Bà Hà có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Sơn theo quy định của pháp luật.
     Đối với hành vi của ông Sơn: Không ai đi lấy cái sai để chống lại cái sai, hành vi làm thịt con heo của bà Hà và chia hết cho bà con trong xóm cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
     Trong trường hợp này cả hai bên đều bị thiệt hại, bên ông Sơn bị hư hỏng vườn rau, bên bà Hà bị thiệt hại con heo. Tuy nhiên việc ông Sơn hành động như vậy là vì do đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà Hà không khắc phục, tiếp tục để heo phá phách vườn rau nhà ông Sơn gây bức xúc cho ông Sơn. Hơn nữa ông Sơn làm thịt heo nhưng không bán lấy tiền cho bản thân mà chia hết cho bà con trong xóm, đều là những người bị thiệt hại tài sản do heo của bà Hà phá phách.
     Hòa giải viên cần đề nghị hai bên bình tĩnh để xem xét các thiệt hai đã gây ra cho nhau, nếu giá trị thiệt hại là tương đương nhau thì nên xem xét giải quyết vấn đề bằng tình cảm, hơn nữa giữa hai gia đình lâu nay rất hòa thuận. Ông bà ta có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, không nên lấy oán báo oán, càng xô xát thì bản thân càng bị thiệt hại nhiều hơn.
     Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương, quốc gia.
     Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè…
     Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
     *Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm :Thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn. Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản.
     *Đối với người tiêu dùngTrong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình thường dùng một lượng lớn thực phẩm gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, quả đến các loại đồ ăn chế biến sẵn...Vì vậy nên chọn mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xem kỹ thời hạn sử dụng, có dấu kiểm nghiệm của Y tế và cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thang-hanh-đong-2.png
Thang-hanh-đong-3.jpg
 
     1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Nên tránh thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
     2. Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.
     3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
     4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
     5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.
     6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).
     7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
     8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
     9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… đó là những cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
     10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
     Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội./.
Hiện nay, pháp luật cũng có những sự ưu tiên nhất định dành cho lao động nữ để đảm bảo sự bình đẳng cũng như khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ có việc làm mang tính chất thường xuyên, liên tục.
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, những chính sách ưu tiên lao động nữ bao gồm:
– Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
– Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
– Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
– Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
– Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
– Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ.
Theo quy định trên, nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ, đảm bảo rằng lao động nữ vừa có thể chăm sóc gia đình, vừa có thể trọn làm thời gian tại công ty.
Quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ theo quy định tại Khoản1, Điều 153, Bộ luật Lao động như sau: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.
Nhà nước bảo đảm bình đẳng về các lĩnh vực quy định nêu trên trong quan hệ lao động, chính sách ưu đãi, xét giảm thuế.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động ưu tiên sử dụng, tuyển dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp cả nam và nữ; thực hiện các chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyên vọng chínhđáng của lao động nữ. Mặt khác, Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Như vậy, nhà nước ta luôn có những chế độ ưu đãi và tích cực nhằm tạo điều kiện tối đa nhất cho người lao động nữ.
 
     Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử các cơ quan đại biểu của nhân dân (Quốc hội và Hội đồng nhân dân). Sau đây là những điều cần biết đối với cử tri về bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026.
1. Độ tuổi của cử tri

Tính đến ngày được công bố bầu cử tức ngày 23/05/2021 thì cử tri phải đủ 18 trở lên.
 Tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được ấn định (ngày 23-5-2021). Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử.
Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm sau.
Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử.
2. Nguyên tắc lập danh sách cử tri
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
- Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến UBND cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri
Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. Các trường hợp này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định.
Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
4. Những mốc thời gian bầu cử quan trọng về bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND nhiệm kỳ 2021-2026:
- Chậm nhất ngày 04/3/2021:
+ Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
+ Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
- Ngày 13/4/2021: Niêm yết danh sách cử tri.
- Chậm nhất là ngày 28/4/2021: Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.
- Ngày 23/5/2021: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
- Chậm nhất là ngày 02/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.
- Chậm nhất là ngày 12/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội.
5. Khiếu nại về danh sách cử tri Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh, sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
6. Bỏ phiếu ở nơi khác Từ khi niêm yết danh sách cử tri (ngày 13/4/2021) cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình, đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu thuộc địa phương mình bên cạnh tên cử tri cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
Việc tham gia bầu cử của cử tri không chỉ là quyền mà còn thể hiện trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân đối với Nhà nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
7. Địa điểm và thời gian bỏ phiếu bầu
Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương, địa điểm bỏ phiếu là: nhà văn hóa, hội trường, trường học,... và căn cứ mật độ phân bổ dân cư ở khu vực bỏ phiếu.
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7h - 19h tối cùng ngày. Việc bỏ phiếu có thể sớm hơn nhưng không được trước 5h hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 9h tối cùng ngày.
8. Cách gạch phiếu bầu khi đi bầu cử
- Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữa họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.
- Khi cử tri gạch phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử. Nếu cử tri gạch nhầm hoặc bị hư hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
- Cử tri không thể tự gạch phiếu bầu thì nhờ người khác gạch phiếu hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người gạch phiếu phải đọc đầy đủ họ và tên những người ứng cử trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định.
- Người gạch hộ phiếu bầu phải ghi trung thực ý muốn của cử tri nhờ viết hộ và bảo đảm bí mật phiếu bầu. Khi viết hộ phiếu bầu xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri để cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Người khuyết tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
9. Nguyên tắc bỏ phiếu
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND.
- Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp được quy định; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành án khác bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ…
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

                                                                                                                                           Nguyễn Thị Thu Hiền
1. Tiêu chuẩn hòa giải viên (Điều 7 Luật hòa giải ở cơ sở)
Người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư;
2. Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
2. Các bước tiến hành
Địa điểm thực hiện: tại nhà văn hóa thôn.
Tổ bầu hòa giải viên gồm:
- Trưởng ban công tác Mặt trận  là Tổ trưởng tổ bầu hòa giải viên.
- Trưởng thôn là Phó Tổ trưởng tổ bầu hòa giải viên
- Đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận (như đại diện chi hội Nông dân, chi hội phụ nữ, chi hội  Cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, chi Đoàn thanh niên) là thành viên tổ bầu hòa giải viên
Bước 1: Lập danh sách bầu hòa giải viên
Danh sách bầu hòa giải viên gồm những người sau:
          - Người tự ứng cử
          - Người được giới thiệu
          Ban công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu người vào danh sách bầu hòa giải viên. Việc đưa người được giới thiệu vào danh sách bầu hòa giải viên chỉ thực hiện sau khi đã trao đổi, động viên và nhận được sự đồng ý của những người được giới thiệu bầu làm hòa giải viên.
Bước 2: Quyết định thời gian và hình thức bầu hòa giải viên
Việc tổ chức bầu hòa giải viên bằng một trong hình thức sau đây
- Tổ chức cuộc họp đại điện các hộ gia đình để bầu hòa giải viên
- Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình
Bước 3: Thông báo công khai danh sách bầu hòa giải viên
Trong thời hạn 07 ngày, trước ngày bầu hòa giải viên, Danh sách bầu hòa giải viên được thông báo công khai tại thôn.
Bước 4: Tổ chức bầu hòa giải viên
4.1. Tổ chức cuộc họp đại điện các hộ gia đình để bầu hòa giải viên
          Đối với hình thức tổ chức cuộc họp đại điện các hộ gia đình để bầu hòa giải viên chỉ tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố trở lên tham dự.
Thủ tục bầu hòa giải viên thực hiện như sau:
- Đại diện Tổ bầu hòa giải viên giới thiệu danh sách Tổ bầu hòa giải viên;
- Đại diện Tổ bầu hòa giải viên đọc tiêu chuẩn hòa giải viên (theo Điều 7 Luật hòa giải ở cơ sở)
- Đại diện Tổ bầu hòa giải viên đọc danh sách bầu hòa giải viên
- Đại diện Tổ bầu hòa giải viên lấy ý kiến và thống nhất hình thức bầu hòa giải viên bằng biểu quyết công khai hay bỏ phiếu kín.
- Đối với hình thức biểu quyết công khai (giơ tay biểu quyết): Tổ bầu hòa giải viên trực tiếp đếm số người biểu quyết và lập biên bản về kết quả biểu quyết (theo mẫu 01)
- Đối với hình thức bỏ phiếu kín: Tổ bầu hòa giải viên phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên; lập biên bản kiểm phiếu (theo mẫu 02).
4.2. Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình
Tổ bầu hòa giải viên phát phiếu bầu đến các hộ gia đình, thu nhận lại phiếu bầu và kiểm phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên, lập biên bản kiểm phiếu (theo mẫu 03).
Bước 5: Lập và gửi danh sách đề nghị công nhận hòa giải viên
- Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên gồm những người có kết quả bầu hòa giải viên đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn đồng ý.
Trường hợp số người đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp, trong đó bao gồm những người có số phiếu bằng nhau.
- Gửi danh sách đề nghị công nhận hòa giải viên cho Chủ tịch UBND cấp xã
Trưởng ban công tác Mặt trận gửi cho Chủ tịch UBND xã những giấy tờ sau:
+ Danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (theo mẫu 01- kèm theo công văn này)
+ Một trong ba biên bản sau
  • Biên bản kết quả biểu quyết (đối với trường hợp biểu quyết công khai, mẫu 02)
  • Biên bản kiểm phiếu (đối với trường hợp bỏ phiếu kín, mẫu 03)
  • Biên bản kiểm phiếu (đối với trường hợp phát phiếu lấy ý kiến, mẫu 04)
Bước 6: Ra quyết định công nhận hòa giải viên
          Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định.
Quyết định công nhận hòa giải viên được gửi cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn.
  1. Căn cứ tiến hành hòa giải ở cơ sở (Điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở)
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hien-21.jpg
Hình ảnh minh họa
  1. Quy trình tiến hành một cuộc hòa giải
2.1. Chuẩn bị hòa giải
- Tìm hiểu nội dung vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, lợi ích mà mỗi bên hướng tới.
Để nắm được các thông tin này, hòa giải viên cần gặp gỡ, trao đổi với từng bên tranh chấp (có thể gặp ở nhà riêng của mỗi bên hoặc gặp tại tại nơi làm việc…).
  • Gặp gỡ, trao đổi với những người có liên quan, người biết về vụ, việc (như hàng xóm, cha, mẹ, con của các bên tranh chấp) để nắm được tổng thể vụ việc một cách khách quan, toàn diện.
  • Đề nghị các bên cung cấp tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng đó.
  • Tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến nội dung mâu thuẫn, tranh chấp để đối chiếu quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong mối quan hệ đó.
  • Trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên có thể đưa vụ, việc ra trao đổi, thảo luận trong Tổ hòa giải để tìm ra các quy định pháp luật thích hợp áp dụng cho giải quyết vụ việc hoặc tham khảo ý kiến của UBND xã.
Riêng đối với các vụ việc hòa giải thuộc lĩnh vực đất đai:  Tổ trưởng tổ hòa giải phối hợp với Trưởng thôn, Bí thư chi bộ tổ chức họp lấy ý kiến của đại diện các hộ dân sinh sống lâu năm tại địa bàn thôn, các hộ dân liền kề, biết rõ về nguồn gốc sử dụng đất lập biên bản lấy ý kiến để làm cơ sở trước khi tiến hành hòa giải.
  • Thống nhất với các bên mâu thuẫn, tranh chấp về thời gian và địa điểm thực hiện hòa giải, thành phần tham dự hòa giải, việc hòa giải tiến hành công khai hay không công khai.
Lưu ý: Thời gian thực hiện các công việc trên là 03 ngày kể từ ngày được phân công hòa giải (Khoản 2 Điều 20 Luật hòa giải ở cơ sở). Trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
Trường hợp các bên ở thôn, địa bàn xã khác nhau thì tổ hòa giải ở thôn, phối hợp thực hiện việc hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp thực hiện để có kết quả tốt.
Nếu thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng, hòa giải viên thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa hoặc báo trực tiếp công an xã để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2.2. Tiến hành hòa giải
- Địa điểm, thời gian thực hiện hòa giải: Địa điểm và thời gian thực hiện buổi hòa giải do hòa giải viên đã thống nhất trước đó với các bên mâu thuẫn, tranh chấp.
Địa điểm có thể là nhà riêng của một bên, nhà riêng của hòa giải viên, nhà văn hóa hay địa điểm khác mà các bên cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Thành phần tham dự buổi hòa giải:
+ Hòa giải viên: chủ trì buổi hòa giải.
+ Các bên mâu thuẫn, tranh chấp.
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
+ Có thể mời người khác tham gia hòa giải.
Việc mời người khác tham gia hòa giải phải được sự đồng ý của các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Người được mời có thể là người có uy tín ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng,  người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác.
  1. Các bước tiến hành hòa giải
Bước 1: Hòa giải viên chủ trì buổi hòa giải nêu mục đích, ý nghĩa của buổi hòa giải; thống nhất với các bên về một số quy ước, cách làm tại buổi hòa giải.Hòa giải viên phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hoà giải viên đối với các bên tranh chấp, không thiên vị hay bênh vực bên nào.
Bước 2: Các bên trình bày nội dung vụ, việc
- Hòa giải viên mời từng bên trình bày sự việc. Sau khi trình bày xong, các bên có quyền bổ sung ý kiến, đưa ra luận cứ, quan điểm của mình.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đề đang tranh chấp, mâu thuẫn.
Bước 3: Phân tích vụ việc, dẫn chiếu các quy định pháp luật
Hòa giải viên tổng hợp lại các vấn đề tranh chấp, phân tích vụ, việc; dẫn chiếu các quy định pháp luật áp dụng đối với từng bên tranh chấp; phân tích phong tục tập quán, truyền thống đạo đức xã hội.
Hòa giải viên phân tích cho các bên hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; thấy rõ hành vi ứng xử của mình phù hợp ở điểm nào, chưa phù hợp ở điểm nào.
Hòa giải viên đưa ra các phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp để các bên tham khảo; các bên có quyền trình bày phương án giải quyết tranh chấp của mình. 
Hòa giải viên phân tích lợi ích của việc hòa giải thành, hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải gặp phải nếu tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái.
Người được mời tham gia hòa giải có thể phân tích, bổ sung làm rõ ý kiến của hòa giải viên.
Bước 4: Kết thúc hòa giải
- Đối với trường hợp hòa giải thành (các bên đạt được thỏa thuận): Hòa giải viên có trách nhiệm:
+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết;
+ Hướng dẫn các bên có thể làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Quy định tại Chương XXXIII. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015),
+ Kịp thời thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác Mặt trận những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện.
  • Đối với trường hợp hòa giải không thành (các bên không đạt được thỏa thuận)
+ Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải.
+ Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở
Dù việc hoà giải thành hay không thành, hòa giải viên đều có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để phục vụ công tác lưu trữ, thống kê, thanh toán thù lao cho hòa giải viên, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động hòa giải ở cơ sở./.
     Với 92,53% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi). Theo đó, Luật sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2022 với nhiều điểm mới đáng chú ý.
  1. Tăng mức phạt tiền tối đa của nhiều lĩnh vực

  Cụ thể, các lĩnh vực này bao gồm:
- Giao thông đường bộ; Phòng, chống tệ nạn xã hội tăng từ 40 triệu lên 75 triệu đồng;
- Cơ yếu, Giáo dục; Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia từ 50 triệu lên 75 triệu đồng;
- Điện lực: từ 50 triệu lên 100 triệu đồng;
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ 100 triệu lên 200 triệu đồng;
- Báo chí: từ 100 triệu lên 250 triệu đồng;
- Kinh doanh bất động sản từ 150 triệu lên 500 triệu đồng.
  2. Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực
  Các lĩnh vực này gồm:
- Tín ngưỡng; Đối ngoại: 30 triệu đồng;
- Cứu nạn, cứu hộ: 50 triệu đồng;
- In; An toàn thông tin mạng: 100 triệu đồng;
- Sở hữu trí tuệ: 250 triệu đồng...
  3. Bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt
Chẳng hạn, bổ sung thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội trưởng Đội đặc nhiệm Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ đội Biên phòng…
     4. Tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
+ Thời hạn ra quyết định xử phạt theo Luật 2012 là 07ngày kể từ ngày lập biên bản , bao gồm cả thứ 7, chủ nhất, ngày nghỉ lễ, tết nên thời gian rất ngắn, gây khó khăn cho người xử phạt nhất là lập biên bản vào ngày cuối tuần, nghỉ lễ, tết.
+ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa đổi theo hướng từ tính ngày sang ngày làm việc và tăng thời hạn xử phạt đối với trường hợp phải chuyển hồ sơ, cụ thể:
– Đối với trường hợp không thuộc giải trình, xác minh, nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp phải chuyển hồ sơ xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạ hành chính, trừ trường hợp hồ sơ do cơ quan tố tụng chuyển sang.
– Đối với trường hợp giải trình, xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (kể cả ngày nghỉ, lễ, tết).
-Đối với trường hợp giải trình, xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần thêm thời gian xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (kể cả ngày nghỉ, lễ, tết).
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định mới như sau:
- Đối với vụ việc thông thường, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
- Đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản;
- Đối với vụ việc thuộc trường hợp phải giải trình hoặc xác định giá trị tang vật… mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản. 
5. Thay đổi thời hiệu xử phạt một số lĩnh vực
Luật quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp gồm: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Các vi phạm nêu trên có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm.
          6. Bổ sung trường hợp phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;
- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
7. Về giao quyền xử phạt
+ Luật xử lý vi phạm hành chính quy định người có thẩm quyền xử phạt có quyền giao quyền cho cấp phó và việc giao quyền phải bằng quyết định (trước đây chỉ quy định bằng văn bản); bổ sung quy định đồng thời với việc giao quyền xử phạt thì giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính.
Quy định về ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
 + Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
8. Về lập biên bản vi phạm hành chính
+ Luật vi phạm hành chính 2020 đã quy định cụ thể địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính là phải nơi xảy ra vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Trước đây, Luật 2012 không quy định lập biên bản ở đâu, đến khi Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-Cp trong phần biểu mẫu biên bản vi phạm hành chính có hướng dẫn cách ghi biên bản là ở nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở làm việc.
+ Về nội dung biên bản: Luật 2020 bổ sung quy định biên bản phải mô tả vụ việc, hành vi vi phạm; ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; thông tin về người lập biên bản…
+ Về đại diện chính quyền địa phương ký vào biên bản trong trường hợp người vi phạm không ký: Trước đây Luật 2012 chỉ nêu là đại diện chính quyền địa phương dẫn đến áp dụng không thống nhất, không rõ là cấp xã hay cấp huyện?; và quy định phải có ít nhất 02 người chứng kiến. Không quy định trường hợp chính quyền cơ sở và người chứng kiến không ký thì biên bản có giá trị pháp lý không?.
Luật 2020 đã quy định cụ thể chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến, cụ thể như sau: Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức không ký vào biên bản vi phạm hành chính thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã  nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức không ký vào biên bản vi phạm hành chính ; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xác hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
+ Chuyển biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của người lập biên bản: Luật đã quy định cụ thể trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, người lập biên bản phải chuyển biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt (trước đây chỉ quy định chuyển ngay, không ghi rõ thời gian là bao lâu).
+ Bổ sung quy định về sửa chữa sai sót biên bản vi phạm hành chính: Luật 2020 bổ sung quy định: Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì tiến hành xác minh tình tiết vi phạm.
+ Bổ sung quy định việc lập biên bản bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt , cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
+ Bổ sung quy định biên bản vi phạm hành chính là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.
Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Nguồn: https://luatvietnam.vn/
https://trangtinphapluat.com/

 
     Bắt đầu từ ngày 01/3/2021 đến ngày 01/7/2021 Công an huyện Kbang sẽ triển khai cấp căn cước công dân có gắn chip điện tử trên toàn địa bàn huyện.
UBND xã Đông - thông tin một số nội dung về cấp căn cước công dân gắn chip điện tử người dân cần biết
  1. Đổi sang căn cước công dân gắn chip, người dân được lợi gì?
Căn cước công dân (CCCD) gắn chip có nhiều ưu điểm so với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay. Cụ thể như: Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế…
Do đó công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây… Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.
2. Đối tượng cấp Căn cước công dân trên địa bàn huyện Kbang ?
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Trong đó, sẽ ưu tiên cấp thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp sau:
+ Công dân đủ 14 tuổi chưa được cấp Chứng minh nhân dân
+ Chứng minh nhân dân, căn cước công dân bị mất hoặc hết giá trị sử dụng; hư hỏng, mờ, nhòe, rách, nát, không sử dụng được.
+ Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong chứng minh nhân dân, căn cước công dân.
3. Thời gian, địa điểm triển khai làm CCCD gắn chip trên địa bàn huyện Kbang?
Thời gian: Bắt đầu từ ngày 8/3/2021, Công an huyện Kbang sẽ thực hiện cấp căn cước công dân vào tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày nghỉ, Thứ 7, chủ nhật)
Buổi sáng từ 7h30’ đến 11h; Buổi Chiều từ 13h30 đến 17h.
Địa điểm: Tại trụ sở Công an huyện số 256 Quang Trung, thị trấn Kbang, Kbang, Gia Lai.
4. Giấy tờ, hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục cấp CCCD?
Người dân cần đem theo bản gốc các giấy tờ sau:
          - Sổ hộ khẩu;
          - Chứng minh nhân dân, căn cước công dân còn giá trị sử dụng hoặc đã hết hạn, cũ, hư hỏng;
          - Các giấy tờ hợp pháp khác (giấy khai sinh, quyết định của cơ quan tư pháp…) để chứng minh nội dung thay đổi thông tin cá nhân của công dân (nếu có).
Lưu ý: Một trong các giấy tờ nêu trên phải có ngày tháng năm sinh thì mới đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ
 5. Mức phí cấp CCCD như thế nào?
Thông tư 112/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 29/12/2020 đã giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, ứng phó dịch Covid-19.
Một trong số đó có lệ phí cấp Căn cước công dân. Theo Điều 1 Thông tư 112, từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021, Bộ Tài chính giảm lệ phí cấp Căn cước công dân (CCCD) bằng 50% mức thu lệ phí nêu tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC. Theo đó, mức tiền phải nộp khi cấp CCCD cụ thể là:
Đơn vị: đồng/thẻ
STT Loại lệ phí Mức thu
đến hết  
30/6/2021
Mức thu từ 01/7/2021
1 Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD 15.000 30.000
2 Đổi thẻ CCCD khi:
- Bị hư hỏng không dùng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ;
- Khi công dân yêu cầu.
25.000 50.000
3 Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam 35.000 70.000

                                                                                                                                                            Thu Hiền
Tết này, hãy dành tặng món quà sức khỏe và sự bảo vệ cho những người thân yêu của bạn!
Hãy tuân thủ các khuyến cáo hiện tại của cơ quan y tế, và thực hành các biện pháp bảo vệ.
 
Anh-1.jpg

Sức khoẻ là món quà quý nhất chúng ta có thể dành cho nhau trong dịp Tết này
 
Anh-2.jpg
Hãy sẵn sàng thay đổi kế hoạch vào phút cuối nếu bạn hoặc những người ăn Tết cùng bạn bị ốm hoặc có thể đã tiếp xúc gần với người mắc Covid-19
 
Anh-3.jpg
 
Để giảm tối đa nguy cơ mắc Covid-19 khi đi lại, bạn hãy cập nhật và tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền địa phương về hạn chế đi lại, các khuyến cáo để giữ an toàn; không đi lại nếu bạn bị ốm hoặc đã tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày trở lại đây; thực hành các biện pháp bảo vệ bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách an toàn với người khác
 
Anh-4.jpg
Hãy luôn thực hiện các biện pháp an toàn khi đi lại trong dịp nghỉ lễ, Tết và khi lưu trú ở các địa điểm công cộng như khách sạn, nhà nghỉ
 
Anh-5.jpg

Nếu bạn cảm thấy đang gặp khó khăn, hãy tự chăm sóc tốt bản thân mình bạn nhé!
 
  Nguồn: Bộ Y tế
 
Người thuộc diện cách ly tại nhà phải thực hiện những nội dung nào?
Con tôi được cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định cách ly tại nhà, vậy con tôi phải thực hiện cách ly như thể nào?
 Ngày 12/03/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định 879/QĐ-BYT hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà đối với người được cách ly như sau:
- Chấp hành việc tự cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú đúng thời gian quy định và có cam kết với chính quyền địa phương.
- Tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Ghi lại kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày. Thông báo hàng ngày cho nhân viên y tế cấp xã về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
- Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.
- Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác;
- Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt...
- Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định.
- Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.

Hinh-hien.jpg

Người được cách ly vi phạm các quy định về cách ly sẽ bị xử phạt theo quy định, cụ thể như sau:
- Từ chối hoặc trốn tránh cách ly: Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)
- Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh cách ly làm lây lan dịch bệnh dịch thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người với hình phạt có thể lên đến 12 năm tù (Điều 240 BLHS 2015).
 Mọi thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đề nghị nhân dân trên địa bàn thông báo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã qua số điện thoại  0269 656 1113.



 
Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ra các bệnh như ngộ độc TP, tiêu chảy cấp,….Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu:  Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ  bị  nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4.  Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có  vết  thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn. 
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Và đặc biệt đối với các em HS, chúng tuyệt đối không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh; không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài cổng trường: ô mai, các loại kẹo xanh đỏ phẩm màu loè loẹt … Và thực hiện rủa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi hoặc cầm nắm vào đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.
Vậy để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ mầm non, mong phụ huynh, học sinh thực hiện đúng các khuyến cáo về lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không có nhãn mác hoặc thực phẩm của các hàng bán rong.
Tác giả: sưu tầm
                                                                                                                              Trạm Y tế Xã Thới Tam Thôn
 Tung tin giả về Covid-19 lên facebook sẽ bị xử lý như thế nào?
"Theo quy định pháp luật thì những hành vi đăng tin giả, không đúng sự thật liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 lên facebook sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?"
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về dịch bệnh Covid-19, công tác phòng, chống dịch Covid-19 gây hoang mang trong nhân dân;
- Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm pháp luật về dịch bệnh Covid-19, công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Như vậy, nếu người dân đăng tải hoặc chia sẻ những tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật thì có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng.
" Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;"
Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020:
"3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Mỗi người cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh; không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được xác thực, tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh; kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.
Mọi thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đề nghị nhân dân trên địa bàn thông báo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã qua số điện thoại  0269 656 1113.
Dưới đây là một số nguồn thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh:
http://kbang.gialai.gov.vn/Xa-Dong/Home.aspx
https://www.facebook.com/xadong.kbang
TRANGTHÔNG TIN ĐIỆN TỬ VÀ TRANG FACEBOOK  UBND xã Đông, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu
http://baochinhphu.vn/
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VÀ BÁO CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
https://ncov.moh.gov.vn/
https://suckhoedoisong.vn/ 
https://antoancovid.vn/
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19 của Bộ y tế.
*************
Một người cách ly tại nhà, các thành viên khác có bị cấm ra ngoài?
“Dịch Covid-19 đang quay trở lại, nhiều người thuộc diện cách ly tại nhà. Vậy cho tôi hỏi, những thành viên khác còn lại trong gia đình có được phép ra ngoài hay không?”
 
Cach-ly-tai-nha.png
 
Ngày 12/03/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định 879/QĐ-BYT hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà đối với thành viên gia đình của người bị cách ly như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
- Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.
- Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.
- Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã, chính quyền địa phương khi người được cách ly tự ý rời khỏi khu cách ly hoặc có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.
- Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú.
- Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
Như vậy, không cấm thành viên trong gia đình người thuộc diện cách ly tại nhà đi ra ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, mọi người chỉ nên ra ngoài khi thực sự cần thiết.
 Mọi thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đề nghị nhân dân trên địa bàn thông báo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã qua số điện thoại  0269 656 1113.
 
     Từ vùng dịch về nhưng không khai báo y tế bị xử lý như thế nào?
     Tôi thấy báo đài có đăng tải một số người dân từ vùng dịch trở về nhưng không thực hiện khai báo y tế. Vậy hành vi này bị xử lý như thế nào?
     Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.
    Tính từ ngày 28/01/2021 đến 6h15 phút sáng ngày 02/02/2021, đã có  09 tỉnh, thành  trong cả nước có ca mắc Covid-19  lây nhiễm trong cộng đồng bao gồm: Hải Dương (206ca) và Quảng Ninh (30), Hà Nội (19), Hải Phòng (1), Hoà Bình (2), Bắc Ninh (3), Gia Lai (6), Bình Dương (2), Bắc Giang (1).
Như vậy, người dân từ 09 tỉnh/thành phố nêu trên trở về địa phương từ ngày 14/01/2021 đến nay và những người trở về địa bàn từ vùng dịch trong thời gian 15 ngày kể từ ngày điểm dịch phát sinh phải thực hiện khai báo y tế tại Trạm y tế xã và tự theo dõi sức khỏe theo quy định.
   Nếu người dân không thực hiện khai báo theo yêu cầu, đồng nghĩa vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính lên đến 01 triệu đồng.
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định:
"Điều 6: Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
...2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;"
Trường hợp không khai báo y tế, dẫn đến làm lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
     Tùy tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt tù đến 12 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
     Mọi thông tin liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đề nghị nhân dân trên địa bàn thông báo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã qua số điện thoại  0269 656 1113.
*************
     Ngày 31 tháng 12 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Một trong những điểm mới của Nghị định này là:
 
Anh-NĐ-154.jpg
 
     Thứ nhất: Bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo VBQPPL. Cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo phải trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL.
     Thứ hai: Về các trường hợp Nghị quyết do Hội đồng nhân dân và Quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là VBQPPL, ngoài các trường hợp đã được quy định trước đó thì Nghị định 154/2020/NĐ-CP cũng bổ sung trường hợp “Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cũng không phải là VBQPPL.
     Thứ ba: Về đánh giá tác động của chính sách, Nghị định 154/2020/NĐ-CP nêu rõ:
     - Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.
   - Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.”.
   - Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
    Thứ tư: Nghị định 154/2020/NĐ-CP bổ sung thêm Điều 29a quy định về trách nhiệm xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cụ thể:
    1. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 20 của Luật có trách nhiệm:
    a) Thông báo bằng văn bản cho bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các nội dung nghị định của Chính phủ, đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nghị định, quyết định đó được ký ban hành;
    b) Theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
    2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật có trách nhiệm:
    a) Thông báo bằng văn bản cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các nội dung thông tư giao Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày thông tư đó được ký ban hành;
   b) Theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành thông tư; kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết.
   3. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 20 của Luật, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật có trách nhiệm:
   a) Bảo đảm chất lượng, tiến độ soạn thảo, thời hạn ban hành văn bản quy định chi tiết;
  b) Thông báo bằng văn bản cho bộ, cơ quan ngang bộ soạn thảo nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư có nội dung được giao quy định chi tiết về những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết để lý theo thẩm quyền hoặc để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
  4. Văn bản thông báo, đôn đốc, xử lý (nếu có) quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này đồng thời được gửi Bộ Tư pháp.”.
   Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
 Nguồn: pbgdpl.camau.gov.vn
 
     Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Vừa qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua 10 Luật, 21 Nghị quyết.  Ủy ban nhân dân xã Đông xin giới thiệu tóm tắt nội dung của các Luật, Nghị quyết cụ thể như sau:
1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
Ngày 10/6/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giám định tư pháp năm 2012, năm 2018. Luật này đã bổ sung 01 điều, 04 khoản và 04 điểm; sửa đổi, bổ sung 08 điều, 22 khoản và 09 điểm.
Theo đó, Luật Giám định tư pháp mở rộng phạm vi của giám định tư pháp theo hướng giám định tư pháp được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn “khởi tố”, thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự như quy định hiện hành; bổ sung việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp gắn với bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; thành lập thêm tổ chức giám định công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự là “Phòng giám định hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
File đính kèm: Luật 56/2020/QH14
2. Luật Thanh niên
Ngày 16/6/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Thanh niên, Luật này có 7 chương, 41 điều và đã sửa đổi toàn diện Luật Thanh niên năm 2005.
Luật không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà quy định vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước và xã hội, gia đình và bản thân thanh niên để làm cơ sở pháp lý định hướng cho thanh niên rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu nâng cao trách nhiệm.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
File đính kèm: Luật 57/2020/QH14
3. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Ngày 16/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật này, gồm 4 chương, 42 điều quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án đối với hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại, công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
Luật quy định điều kiện được bổ nhiệm Hòa giải viên: Đã là Thẩm phán, Thanh tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên, luật sư,…; Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại; Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại.
Người đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên.
 Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
File đính kèm: Luật 58/2020/QH14
4. Luật Doanh nghiệp
Ngày 17/6/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Doanh nghiệp. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.
Luật Doanh nghiệp năm 2020, gồm 10 chương, 218 điều có nhiều cải cách quan trọng. Theo đó, thủ tục hành chính được cắt giảm, tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký doanh nghiệp, luật bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu, quy định doanh nghiệp có thể sử dụng dấu "số" thay cho dấu "truyền thống”. 
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, thay thế Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.
File đính kèm: Luật 59/2020/QH14
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều
Ngày 17/6/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật số 60/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 và Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14.
Luật này đã bổ sung 04 loại thiên tai, gồm: gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng và sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán; bổ sung 05 loại công trình phòng chống thiên tai, gồm: kè, chống xâm nhập mặn, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; bổ sung quy định lực lượng xung kích phòng, chống thiên tại được thành lập ở cấp xã, do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập.
 Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021.
File đính kèm: Luật số 60.signed.pdf 
6. Luật Đầu tư
Ngày 17/6/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Đầu tư, có 7 Chương 77 Điều và đã thay thế Luật Đầu tư số 67/2014/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14, trừ Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH14.
Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
File đính kèm: Luật 61/2020/QH14
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
Ngày 17/6/2020, Quốc hội thông qua Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 40/2019/QH14.
Luật sửa đổi, bổ sung quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; sửa đổi, bổ sung quy định về hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng quy định các hình thức quản lý dự án do người quyết định đầu tư xem xét quyết định theo quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.                                  
File đính kèm: Luật 62/2020/QH14
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ngày 18/6/2020, Quốc hội thông qua Luật số 63/2020/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã sửa đổi, bổ sung  54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Luật này đã bỏ yêu cầu lập đề nghị theo quy trình chính sách đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27. Ngoài ra, Luật này cho phép HĐND cấp huyện ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện ban hành quyết định QPPL để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới; Bổ sung trường hợp cho phép địa phương được quy định TTHC trong trường hợp cần thiết đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27, đồng thời, cho phép sửa đổi, bổ sung các VBQPPL có quy định TTHC ban hành trước ngày 01/7/2016 với điều kiện không làm phát sinh TTHC mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết TTHC đang áp dụng; Sửa đổi, bổ sung một số quy định để nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, soạn thảo, cơ quan ban hành VBQPPL.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
File đính kèm: Luật 63/2020/QH14
9. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Ngày 18/6/2020, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Luật này, có 11 chương, 101 điều quy định về hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định cụ thể về lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư, phân loại dự án PPP và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, Hội đồng thẩm định dự án PPP, Vốn nhà nước trong dự án PPP, lựa chọn nhà đầu tư, cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, huy động vốn của doanh nghiệp dự án, Kiểm toán Nhà nước đối với dự án PPP.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
File đính kèm: Luật 64/2020/QH14
10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Ngày 19/6/2020, Quốc hội thông qua Luật số 65/2020/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung  11 điều và bổ sung 03 điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội; đổi tên “Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng” thành “Ủy ban văn hóa, giáo dục” và đổi tên “Ủy ban về các vấn đề xã hội” thành “Ủy ban xã hội” để bắt đầu thực hiện từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021. Chấm dứt việc thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
File đính kèm: Luật số 64.signed.pdf 
 
 
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội cũng thông qua 21 Nghị quyết, cụ thể:
– Nghị quyết 102/2020/QH14 phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu;
– Nghị quyết 103/2020/QH14 phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu;
– Nghị quyết 104/2020/QH14 về việc gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức;
– Nghị quyết 105/2020/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021;
– Nghị quyết 106/2020/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020;
– Nghị quyết 107/2020/QH14 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016;
– Nghị quyết 108/2020/QH14 về việc Bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
– Nghị quyết 109/2020/QH14 về việc Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
– Nghị quyết 110/2020/QH14 về việc Miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
– Nghị quyết 111/2020/QH14 phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia;
– Nghị quyết 112/2020/QH14 về Bầu giữ chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV;
– Nghị quyết 113/2020/QH14 về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu;
– Nghị quyết 114/2020/QH14 về phân bổ vốn viện trợ không hoàn lại, điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018;
– Nghị quyết 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân hàng đặc thù đối với thành phố Hà Nội;
– Nghị quyết 116/2020/QH14 về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác;
– Nghị quyết 117/2020/QH14 về việc chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020;
– Nghị quyết 118/2020/QH14 về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia;
– Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
– Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
– Nghị quyết 121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;
– Nghị quyết 122/2020/QH14 về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Để bảo vệ cộng đồng trước đại dịch COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã triển khai “Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone” trên smartphone.
Bluezone là ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, giảm thiểu các nguy cơ lây lan trong cộng đồng, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường.
 
b1.png
 
Khi có một ca nhiễm bệnh, lịch sử tiếp xúc trong ứng dụng cho biết bạn đã từng tiếp xúc với người này hay chưa nếu cả hai đều dùng Bluezone. Vì vậy, càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả bảo vệ càng cao.
Chúng ta cùng thách thức sự lây lan của virus bằng sức mạnh của cộng đồng. Cả Việt Nam phấn đấu trong một tháng, mọi smartphone đều được cài đặt Bluezone để bảo vệ cả cộng đồng.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân hãy cài Bluezone cho mình và cho 3 người khác.
Để cài đặt được phần mềm này trên điện thoại người dân thực hiện các bước sau:
Bước 1: Người dùng điện thoại truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn/ hoặc vào ứng dụng App Store hoặc CHplay trên điện thoại rồi tìm kiếm phần mềm Bluzone để tải về
b2.png
Giao diện phần mềm trên Chplay
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng Bluezone sẽ yêu cầu bạn cho phép ứng dụng sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những ai trong cộng đồng sử dụng Bluezone rồi. Nếu chưa bật Bluetooth bạn hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth hoặc vào Cài Đặt > chọn Bluetooth và bật lên.
 
b3.png
 
Để sử dụng được phần mềm người dùng phải bật Bluetooth trên điện thoại
 
Bên cạnh đó ứng dụng cũng sẽ yêu cầu cho phép truy cập vị trí và truy cập một số thông tin của người dùng (việc cho phép truy cập này không sợ bị mất thông tin dữ liệu vì ứng dụng không thu thập những thông tin này) để nếu người bạn tiếp xúc hoặc có bất kỳ ca nhiễm mới nào nhiễm Covid-19, ứng dụng sẽ ngay lập tức gửi thông tin đến bạn.
Để Bluezone hoạt động hiệu quả, điện thoại phải luôn luôn bật Bluetooth. Tuy nhiên Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE năng lượng thấp tiết kiệm pin (Bluetooth Low Energy), nên người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng.
         Bước 3: Sau khi cài đặt xong, người dùng bấm Quét xung quanh để nhận diện xem có ai đang sử dụng Bluezone không. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m sử dụng bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào trong danh sách đã tiếp xúcg được phần mềm người dùng phải bật Bluetooth trên điện thoại

b4.png

Kiểm tra lịch sử tiếp xúc với những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19

 
Tại giao diện chính, có thể biết được số lượng người đã cài đặt ứng dụng Bluezone ở xung quanh hoặc Lịch sử tiếp xúc theo từng ngày.
Khi phát hiện F0, cơ quan y tế sẽ nhập dữ liệu vào hệ thống. Lúc này, hệ thống sẽ gửi thông tin đến những thiết bị đã cài đặt Bluezone, trong trường hợp bạn đã từng gặp người bị nhiễm COVID-19, ứng dụng sẽ ngay lập tức hiển thị cảnh báo bạn là F1, F2... Lúc này, người dùng hãy liên lạc với cơ quan y tế gần nhất để được trợ giúp
 
b5.jpg
 
Bluezone sẽ được phát hành dưới dạng mã nguồn mở để mọi người có thể giám sát, các quốc gia khác có thể sử dụng. Ứng dụng không thu thập dữ liệu người dùng, mọi thông tin sẽ được lưu trên điện thoại cá nhân.
Hiện tại, một số quốc gia khác cũng phát triển ứng dụng có chức năng tương tự để cảnh báo những người bị nhiễm COVID-19, đơn cử như Singapore (ứng dụng TraceTogether), Trung Quốc (ứng dụng Close Contact Detector)... TraceTogether sẽ hoạt động bằng cách trao đổi tín hiệu Bluetooth giữa các thiết bị di động để phát hiện những người khác trong khoảng cách gần 2 m
 
b6.png

                                                                                                                                            Nguyễn Thị Thu Hiền

 

 
CSGT được tuần tra xử phạt trên quốc lộ, các trường hợp bị thu hồi đăng ký xe, biển số xe, xe chưa cấp biển có thể được tham gia giao thông… là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 08 này.
1. Xe chưa cấp biển có thể được tham gia giao thông
Nội dung này được quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Theo Thông tư 58 có hiệu lực từ 01/8, xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông cần tiến hành đăng ký tạm thời.
Như vậy, chỉ cần đăng ký tạm thời thì các xe chưa có biển được phép tham gia giao thông. Trong khi trước đây, Bộ Công an chỉ cho phép đăng ký tạm thời và tham gia giao thông với trường hợp xe ô tô lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác...
Tuy nhiên, xe đăng ký tạm thời chỉ được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời.
 2. Thêm 4 trường hợp bị thu hồi đăng ký xe, biển số xe
Đây tiếp tục là nội dung mới được quy định tại Thông tư 58 của Bộ Công an.
Từ 01/8, sẽ có thêm 04 trường hợp phải thu hồi đăng ký xe, biển số xe so với quy định cũ, gồm:
- Xe đã đăng ký nhưng không đúng hệ biển;
- Xe thuộc diện sang tên, chuyển quyền sở hữu;
- Xe quân sự không còn nhu cầu cấp biển số xe dân sự;
- Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc cấp biển số không đúng quy định.
Ngoài ra, còn 07 trường hợp phải thu hồi đăng ký xe, biển số xe Thông tư 58 vẫn kế thừa quy định cũ, gồm:
- Xe hỏng không sử dụng được hoặc xe bị phá huỷ do nguyên nhân khách quan;
- Xe tháo máy, khung để thay thế cho xe khác;
- Xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam;
- Xe được miễn thuế nhập khẩu, nay chuyển nhượng sang mục đích khác;
- Xe đăng ký tại các khu kinh tế - thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam;
- Xe bị mất cắp, chiếm đoạt không tìm được, chủ xe đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe;
- Xe hết niên hạn sử dụng; xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật; xe có kết luận của cơ quan thẩm quyền bị cắt hàn hoặc đục lại số máy, số khung hoặc số máy hoặc số khung.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/08/2020
 3. Cấp biển số màu vàng cho xe kinh doanh vận tải
Cũng theo Thông tư 58 năm 2020, biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải.
Ngoài ra, xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021.
 
bien-xe.jpg
Mẫu biển màu vàng cho xe đăng ký kinh doanh từ ngày 1/8. Ảnh: Cục CSGT cung cấp
 4. Chỉ 4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện
Từ ngày 05/8/2020, khi Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông (CSGT) có hiệu lực thì chỉ còn 04 trường hợp CSGT được dừng phương tiện.
Cụ thể, gồm:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm về giao thông và các hành vi vi phạm khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
- Có Văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm…
5. Không có giấy tờ mua bán vẫn được sang tên xe qua nhiều đời chủ
Tại Thông tư 58, với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người thì khi thực hiện sang tên xe, chỉ cần ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp các giấy tờ gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;
- Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).
Như vậy, quy định mới không bắt buộc phải có giấy tờ mua bán vẫn được sang tên xe qua nhiều đời chủ. Tuy nhiên, chỉ được thực hiện đến hết ngày 31/12/2021.
6. Miễn phí lắp đặt gắn thẻ đầu cuối lần đầu đến hết 31/12/2021
Quyết định 19/2020/QĐ-TTg về thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2020.
Các chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho lần lắp đặt đầu tiên trước ngày 31/12/2021. Từ ngày 31/12/2021 trở đi, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Tất cả phương tiện giao thông đường bộ gồm đối tượng chịu phí và miễn phí sử dụng đường bộ như xe cứu thương, xe cứu hỏa… đều phải được gắn thẻ đầu cuối. Việc gắn thẻ đầu cuối được thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền.
5. Thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật y tế được BHYT thanh toán từ 10/8
Tại Thông tư 13/2020/TT-BYT Bộ Y tế đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2016/TT-BYT về Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
 
Theo đó, từ ngày 10/8/2020, thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật y tế được BHYT thanh toán. Cụ thể:
  • Nhóm dịch vụ Chụp cắt lớp vi tính 64-128 dãy: Bổ sung trường hợp bệnh nhân chụp mô phỏng lập kế hoạch xạ trị: U não (thân não và/hoặc tiểu não), Ung thư trực tràng, Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư cổ tử cung, Ung thư di căn cột sống; Chụp dựng hình 3D đường dẫn khí; Chụp ngực trên người bệnh suy hô hấp; Chụp toàn thân để đánh giá các giai đoạn của u hoặc đa chấn thương.
  • Nhóm dịch vụ Chụp cắt lớp vi tính từ 256 dãy trở lên: Bổ sung trường hợp chụp đánh giá giai đoạn, tái phát, di căn, đáp ứng điều trị ung thư, để chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch; Mô phỏng lập kế hoạch xạ trị: U não (thân não và/hoặc tiểu não), Ung thư trực tràng, Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư cổ tử cung, Ung thư di căn cột sống; Chụp toàn thân để đánh giá các giai đoạn của u hoặc đa chấn thương…
Cũng theo quy định mới, thêm những trường hợp sau đây bệnh nhân được BHYT thanh toán khi chụp động mạch vành: Người bệnh có chỉ định phẫu thuật tim, mạch máu lớn, tuổi >45 đối với nam hoặc >50 đối với nữ; Người bệnh có chỉ định ghép tạng; Các dị tật bẩm sinh, mắc phải về hệ mạch vành...
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/8/2020
6. Gia đình quân nhân dự bị được trợ cấp đến 240.000 đồng/ngày
Nghị định 79/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đã quy định chế độ, chính sách trong xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên. Nghị định có hiệu lực từ ngày 21/8/2020.
Ngoài quân nhân dự bị thì gia đình của họ cũng được hưởng trợ cấp, cụ thể:
160.000 đồng/ngày đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;
240.000 đồng/ngày đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc các đối tượng trên.
Đặc biệt, nếu quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.
                                                                                                                                       
                                                                                                                                          Nguyễn Thị Thu Hiền

 
Khai báo y tế
Đối với người dân đến và trở về địa bàn xã từ vùng dịch trong khoảng thời gian từ ngày 01/7 đến nay: thực hiện việc khai báo y tế tại trạm y tế xã hoặc Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn, tự cách ly và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ.
- Đối với người dân đã đến các khu vực có nguy cơ cao bị cách ly, phong toả, hoặc có biểu hiện ho, sốt thì yêu cầu liên hệ ngay với Trạm y tế xã để thực hiện việc xét nghiệm.
- Cài đặt ứng dụng BlueZone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 giúp bảo vệ bản thân và gia đình tại địa chỉ: http://www.bluezone.gov.vn hoặc tải ứng dụng trên IOS hoặc Android
* Các biện pháp phòng dịch cơ bản
- Đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà.
- Thực hiện vệ sinh, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi.
- Hạn chế ở những nơi đông người.
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
- Thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, kiểm tra thân nhiệt tại các cơ quan, trụ sở, trường học, chợ, siêu thị, cơ sở khám, chữa bệnh.
2.jpg
 
- Lập danh sách giám sát dịch tễ và yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với người về/đến từ vùng dịch: Cán bộ trong hệ thống chính trị thôn, phối hợp công an xã, trạm y tế xã cùng sự vào cuộc của nhân dân rà soát tổng hợp lập danh sách báo cáo trước 14h hàng ngày về BCĐ phòng chống dịch COVID-19 xã.
- Người dân có thể phản ánh thông tin dịch bệnh hay những trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, những người mới về địa bàn chưa khai báo y tế ở xung quanh khu vực mình đang sinh sống đến Ban thôn hoặc UBND xã thông qua số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh Covid – 19 của xã
+ Ông Nguyễn Đăng Chung-Trưởng BCĐ xã, CT UBND xã: 02696.561.113
+ Bà Nguyễn Ngọc Sáng- Thành viên BCĐ xã, Trưởng CA xã: 0982.777.559
+ Bà Trần Thị Vàng-Thành viên BCĐ xã, Trạm trưởng trạm y tế xã: 0354.955.740
 
3.jpg
     UBND xã trân trọng cảm ơn toàn thể nhân dân trên địa bàn đã khắc phục khó khăn, ủng hộ và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đề nghị toàn thể nhân dân trên địa bàn xã tiếp tục nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”, không chủ quan, mất cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của bản thân, cộng đồng và toàn xã hội.
                                                                                                                                         Nguyễn Thị Thu Hiền
     Theo thông tin tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết :
     Chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam, là chủng xâm nhập từ bên ngoài. Kết quả phân tích gen cho thấy, các bệnh nhân lây từ cộng đồng, tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi mang chủng virus Sar-Cov-2 đột biến thứ 6, không phải 5 chủng đã có mặt ở Việt Nam trước đây.
     Thông tin này cho thấy chúng ta phải hết sức cẩn trọng, kịp thời phát hiện những người nhập cảnh trái phép vào nước ta, không chỉ người Trung Quốc mà cả những người mang quốc tịch khác, người Việt Nam ở nước ngoài về nước nhưng trốn cách ly.
     Đặc biệt, trong thời gian qua việc thực hiện quy định đeo khẩu trang để phòng dịch có phần lơi lỏng. Vì vậy, Ủy ban nhân dân xã Đông đề nghị nhân dân trên địa bàn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19, cương quyết không để dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.
Trước tiên, cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch cơ bản trước đây như:
- Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà;
- Thực hiện vệ sinh, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi.
- Không chạm tay lên mặt khi chưa rửa sạch tay.
- Hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông người.
- Giữ khoảng cách tối thiểu 1m.
- Thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, kiểm tra thân nhiệt tại các cơ quan, trụ sở, công ty, trường học, chợ, siêu thị, cơ sở khám, chữa bệnh.
- Đối với các nhà thuốc tư nhân khi có người đến mua thuốc sốt, ho phải bắt buộc người mua khai báo y tế, đồng thời báo cho cơ sở y tế gần nhất để xử lý nếu phát hiện có hiện tượng sốt, ho, khó thở.
- Đối với người dân khi đi từ vùng có dịch về địa phương,  yêu cầu khai báo y tế bắt buộc, các trường hợp nghi ngờ để theo dõi, cách ly kịp thời.
Người dân có thể phản ánh thông tin dịch bệnh hay những trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, những người mới về địa bàn chưa khai báo y tế ở xung quanh khu vực mình đang sinh sống đến Ban thôn hoặc UBND xã để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định thông qua số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh Covid – 19 của xã
+ Ông Nguyễn Đăng Chung-Trưởng ban chỉ đạo xã, CT UBND xã: 02696.561.113.
+ Bà Nguyễn Ngọc Sáng- Thành viên ban chỉ đạo xã, Trưởng CA xã: 0982.777.559.
+ Bà Trần Thị Vàng-Thành viên ban chỉ đạo xã, Trạm trưởng trạm y tế xã: 0354.955.740
     UBND xã kêu gọi nhân dân trên địa bàn xã cần nâng cao ý thức, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
 (Nguồn thời sự VTV1 11g00 27/7/2020; báo điện tử Chính phủ
http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Ban-Chi-dao-quoc-gia-hop-trien-khai-cong-tac-phong-chong-COVID19/402006.vgp
 
     Bình đẳng giới là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam, được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
     Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đã được quy định cụ thể tại Điều 11 Luật Bình đẳng giới, đó là:
     1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
     2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
     3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
     4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
     5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
     a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
     b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.”
 
BĐG.jpg

Hình ảnh mang tính minh họa
 
     Để đạt được mục tiêu “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”, cần tập trung thực hiện các giải pháp:
     1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương và định hướng sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý.
     2. Quan tâm xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, nâng cao năng lực của phụ nữ về mọi mặt nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan của hệ thống chính trị; thực hiện quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ nữ, bảo đảm yêu cầu phát triển liên tục, bền vững đội ngũ cán bộ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tránh tình trạng khi đại hội, bầu cử mới tìm kiếm nhân sự đủ tiêu chuẩn.
                                                                                                                                   
                                                                                                                                     Nguyễn Thị Thanh Huyền
     Một số nội dung mới trong lĩnh vực chứng thực bản chính giấy tờ, văn bản thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã
     Thực hiện Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai “về việc công bố 10 TTHC được sửa đổi bổ sung thuộc lĩnh vực chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Nhân dân xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Có tổng cộng 10 TTHC bao gồm:
1.  Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
2.  Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được);
3.  Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch;
4.  Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch;
5.  Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
6.  Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở;
7.  Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
8.  Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở;
9.  Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở;
10.  Chứng thực di chúc.
 
Căn cứ Quyết định 1329/QĐ-BTP ngày 01/6/2020 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi quản lý chức năng của Bộ Tư Pháp,  Quy định bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao gồm các trường hợp sau:
1.  Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
2.  Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;
3.  Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
4.  Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;
5.  Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Xem chi tiết tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-1329-QD-BTP-2020-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-chung-thuc-Bo-Tu-phap-444658.aspx
      
                                                                                                                                                          Bảo Ngọc
     Trong những năm gần đây quyền trẻ em, công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em ngày càng được quan tâm. Tuy vậy, đâu đó vẫn còn các em nhỏ đang phải sống mất an toàn và thiếu lành mạnh. Các em vẫn phải đối diện với nhiều nguy cơ, hiểm họa như bạo lực gia đình, bạo lực xã hội, xâm hại trẻ em...
     Theo thống kê 6 tháng đầu năm trên địa bàn huyện đã xảy ra 04 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục được phát hiện. Những đối tượng thực hiện hành vi xâm hại chủ yếu là những người đã thành niên. Phần lớn các đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em đều có quan hệ nhất định với người thân hoặc chính trẻ em bị xâm hại như: Bố dượng, bạn bè, hàng xóm, người có trách nhiệm chăm sóc, người quen của trẻ. Phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em rất đa dạng, nhưng chủ yếu là các đối tượng lợi dụng mối quan hệ với trẻ em hoặc người thân của trẻ để tiếp cận và thực hiện hành vi xâm hại đối với trẻ, nhất là các vụ xâm hại tình dục. Khi tiếp cận được, các đối tượng dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dụ dỗ, đe dọa trẻ để thực hiện hành vi xâm hại.
     Trẻ em có quyền được sống an toàn, lành mạnh, được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội. Mọi hành vi tước đoạt quyền sống; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột bỏ rơi, bỏ mặc... đều là những hành vi bị nghiêm cấm, được quy định rõ trong Luật Trẻ em năm 2016. Bởi vậy, trước thực tế vẫn còn những hành vi gây tổn hại, vi phạm quyền trẻ em đã khiến cho trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.
    “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”, nhằm vận động các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng tham gia tích cực hơn nữa vào việc bảo vệ trẻ em, nhất là phòng, chống xâm hại trẻ em là chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2020.
 
Huyen-2.jpg

Huyen-1.jpg

Hoạt động hưởng ứng ngày quốc tế thiếu nhi 1/ 6 của UBND xã, Đoàn TN xã,
Liên đội trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

 
     Qua đó nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của  cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội trong việc thực hiện Luật Trẻ em, các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tăng cường các giải pháp thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em tiếp cận các dịch vụ về y tế, pháp lý bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em nhất là trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Khẩu hiệu tuyên truyền:
- Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em;
- Giãn cách xã hội, cơ hội kết nối gia đình;
- Gia đình cùng vui, đẩy lùi COVID;
- Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng;
- Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động;
- Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình;
- Hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy;
- Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để tố cáo mọi hành vi xâm hại trẻ em;
- Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em;
- Trẻ em hãy học cách tự bảo vệ mình khỏi bị xâm hại;
- Nói “không” với xâm hại trẻ em;
- Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại trẻ em.

                                                                                                                                      Nguyễn Thị Thu Huyền
I. Lĩnh vực Tư pháp- Hộ tịch
Câu 1. Hỏi: Cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì về đăng ký hộ tịch?

Trả lời: Điều 6 Luật Hộ tịch quy định cá nhân có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện.
Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Trường hợp người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, anh chị em ruột của người được uỷ quyền thì văn bản uỷ quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.
3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.
Câu 2. Hỏi: Những trường hợp nào được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch?
Trả lời: Điều 11 Luật Hộ tịch quy định những trường hợp sau được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch:
1. Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
2. Đăng ký đúng hạn khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
(Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài các sự kiện nêu trên, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí).
Câu 3. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh?
Trả lời:
* Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và Điều 13 Luật Hộ tịch thì thẩm quyền đăng ký khai sinh của UBND cấp xã như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam.
* Điều 35 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh của UBND cấp huyện như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Câu 4. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn của UBND cấp xã như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Điều 37 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn của UBND cấp huyện như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Câu 5. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con?
Trả lời:
* Điều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (Điều 24).
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam (Điều 43).
Câu 6. Hỏi: Trình tự, thủ đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 25 và Điều 44 Luật Hộ tịch thì trình tự, thủ đăng ký nhận cha, mẹ, con được thực hiện như sau:
* Đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (Điều 25):
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Theo điều 11 Thông tư số 15/TT-BTP thì chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm các giấy tờ tài liệu sau:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
* Đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài (Điều 44):
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
Câu 7. Hỏi: Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 28 và khoản 1 Điều 47 Luật Hộ tịch thì trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc được áp dụng thống nhất cho cả cấp huyện và cấp xã, cụ thể như sau:
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Câu 8. Hỏi Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực?
Trả lời:
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
 Câu 9. Hỏi:  Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực
 Trả lời
 1. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 (. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.). Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.
Theo Khoản 4, Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có quy định:
"4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản."
Câu 10 Hỏi: Có phải chỉ có lý lịch cá nhân được chứng thực ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mới hợp lệ? Những cơ quan nào được chứng thực sơ yếu lý lịch? Thành phần hồ sơ phải nộp tại cơ quan tiếp nhận?
Trả lời
Theo Khoản 5, Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
"5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, lý lịch cá nhân có thể được chứng thực chữ ký tại nơi có thẩm quyền chứng thực, không cần thiết phải là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký.
Về nơi có thể thực hiện việc chứng thực chữ ký:
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Khi đi chứng thực cần người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.     
 
II. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
Câu 1: Bố tôi là thương binh, tỷ lệ thương tật 52%, đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Tôi xin hỏi, khi bố tôi đủ 80 tuổi, bố tôi có được hưởng thêm chính sách bảo trợ xã hội đối với người từ đủ 80 tuổi không hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng không?
Trả lời :
Theo quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật Người cao tuổi thì đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. Như vậy, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên là người đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng vẫn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Câu 2: Những đối tượng bảo trợ xã hội nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì những đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
+ Mồ côi cả cha và mẹ;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
+ Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp trên mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
- Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
- Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
- Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
- Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Câu 3: Người cao tuổi được nhận trợ cấp xã hội khi nào?
Như tôi biết thì người cao tuổi trong một số trường hợp sẽ được nhận trợ cấp xã hội. Vậy cho tôi hỏi người cao tuổi được nhận trợ cấp xã hội khi nào? Mức trợ cấp mà người cao tuổi được nhận hàng tháng là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 thì người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì người cao tuổi thuộc các trường hợp sau sẽ được nhận trợ cấp xã hội:
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
==> Như vậy, không phải người cao tuổi nào cũng sẽ được nhận trợ cấp xã hội. Chỉ có người cao tuổi thuộc những trường hợp nêu trên thì sẽ được nhận trợ cấp xã hội. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định tại Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Người đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng thì mức trợ cấp xã hội là 405.000 đồng/tháng;
- Người đủ 80 tuổi trở thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng thì mức trợ cấp xã hội là 540.000 đồng/tháng;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thì mức trợ cấp xã hội là 270.000 đồng/tháng;
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng thì mức trợ cấp xã hội là 810.000 đồng/tháng.
Câu 4: Điều kiện, trách nhiệm của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng?
Trả lời
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em; đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ, thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng nêu trên không bảo đảm điều kiện quy định của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định về chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng BTXH tại cộng đồng theo quy định.
3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây: Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí; Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em; Đối xử bình đẳng đối với trẻ em; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Những trường hợp sau đây không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. 
III. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG
Câu 1. Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định chế độ ưu đãi đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Đề nghị cho biết những đối tượng nào được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Trả lời:
Việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần ng­ười có công với nư­ớc và gia đình họ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nư­ớc và toàn xã hội. Theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng[1] thì những người được hưởng chế độ ưu đãi bao gồm 2 nhóm đối tượng, cụ thể:
- Nhóm 1 là những người có công với cách mạng, gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Liệt sĩ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
- Nhóm 2 là thân nhân của người có công với cách mạng (người ở nhóm 1).
Câu 2. Tôi được biết người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng các chế độ ưu đãi, tuy nhiên tôi không biết cụ thể đó là những chế độ ưu đãi nào. Đề nghị cho biết rõ?
Trả lời:
Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ; phù hợp với pháp luật và chính sách chung của Nhà nước; phù hợp với công lao và hoàn cảnh của người hưởng chế độ. Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng thì tùy từng đối tượng sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi sau:
- Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;
- Bảo hiểm y tế;
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;
- Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
IV. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI – MÔI TRƯỜNG:
Câu 1: GCNQSDĐ  nông nghiệp với mục đích sử dụng là trồng lúa đã hết hạn sử dụng vào 5/2019 vây  quy trình, thủ tục xin gia hạn thêm quyền sử dụng đất là cần những giấy tờ nào.
 
Trả lời:Khoản 3 Điều 210 Luật đất đai 2013 quy đinh:
…“3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này. Thời hạn sử dụng đất được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 đối với trường hợp hết hạn vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 theo quy định của Luật đất đai năm 2003; tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối với trường hợp hết hạn sau ngày 15 tháng 10 năm 2013.”…
Theo quy định tại khoản 1 Điều 126: “1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.”
Theo đó, thời gian được gia hạn thêm quền sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm, kể từ ngày hết hạn ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp của bạn sẽ được tính từ ngày 16/6/2015.
Về trình tự, thủ tục khi hết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Điều 74 Nghị Định 43/2014/NĐ CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định như sau:
 “….2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
 3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
 a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;
 b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;
 c) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
        Theo quy định trên thì sau khi hết thời hạn sử dụng đất, gia đình có nhu cầu thì vẫn tiếp tục sử dụng mà không cần thiết làm thủ tục gia hạn.
        Trường hợp bạn có nhu cầu thực hiện thủ tục này thì tiến hành theo quy định tại khoản 3, nghị định nêu trên. Khi làm thủ tục gia hạn, phải nộp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, kèm theo chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp. Thời hạn sử dụng đất được gia hạn là 50 năm (Theo quy định tại Điều 126 Luật Đất đai năm 2013).
Câu 2: Hỏi: Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu?
Trả lời: "Điều 8. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu
1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
d) Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
e) Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
g) Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
2. Trường hợp người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai mà chưa có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định tại các Điểm a, d, e, g và bản sao giấy tờ quy định tại các Điểm b, c và đ Khoản 1 Điều này.
Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai mà nay có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04/ĐK.
3. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận gồm có:
a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
b) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
d) Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).
4. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý gồm có:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 04/ĐK;
b) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất để quản lý (nếu có);
c) Sơ đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất, khu đất được giao quản lý (nếu có).
5. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng để bán được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
                                                                                                                             
                                                                                                                                 Tổ một cửa UBND xã Đông
     Nhằm tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị của tổ chức và công dân khi đến liên hệ công tác và giao dịch với các ban ngành thuộc UBND xã, tham gia cải cách thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chất lượng thực hiện nhiệm vụ công vụ của CBCC và xây dựng chính quyền điện tử…UBND xã Đông công bố số điện thoại, thư điện tử đường dây nóng của UBND như sau:
      Ủy ban nhân dân xã Đông mong nhận được nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo các nội dung sau đây:
     - Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân xã Đông như: tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sách nhiễu, gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
     - Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không phù hợp với các quy định khác của pháp luật; những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính.
1. Phản ánh, kiến nghị được gửi hoặc liên hệ theo địa chỉ sau:
- Ủy ban nhân dân xã Đông; Thôn 2, xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
- Số điện thoại: 02693 834 413 (trong giờ hành chính).
- Địa chỉ thư điện tử: xadong.kbang@gmail.com.
Lưu ý:
- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị
- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh kiến nghị.
- Không tiếp nhận khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Giao Ban Tiếp công dân xã (Văn phòng UBND xã) thường trực đường dây nóng; hàng ngày, tổng hợp kết quả phản ánh của các tổ chức, công dân, báo cáo Chủ tịch UBND xã (đối với các công việc cấp bách, phải báo cáo ngay để xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã).
3. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc thấy có dấu hiệu vi phạm xin phản ánh, kiến nghị  về số điện thoại, thư điện tử đường dây nóng nêu trên. Người cung cấp thông tin qua đường dây nóng được đảm bảo bí mật và được thông báo kết quả xử lý cho người cung cấp khi có yêu cầu. Đối với thông tin phản ánh sai sự thật, mang tính vu khống, bôi nhọ cá nhân thì người phản ánh chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4. Đối với những phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền của UBND xã, Ban Tiếp công dân có trách nhiệm phân loại các thông tin tiếp nhận, liên hệ, trao đổi trực tiếp với các tổ chức, các nhân cung cấp thông tin để làm rõ những nội dung có liên quan; tiến hành giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho các tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định.
UBND xã thông báo để các cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện./.​
 
Cong-bo-chuan-muc-GT.jpg

CS-chat-luong.jpg

                                                                                                                                         Nguyễn Thị Bảo Ngọc
     Xã Đông – huyện Kbang đang trải qua thời tiết mùa hè, nắng nóng không những gây cảm giác khó chịu mà còn khiến chúng ta dễ mắc bệnh, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em.
 
Khuyen-cao-mua-nang-nong.jpg
 
 Những bệnh thường gặp vào mùa hè nhân dân cần biết để phòng tránh:
- Bệnh truyền nhiễm: Bệnh viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu hoặc vi khuẩn H.influenzae, Tay chân miệng, Thủy đậu. Đây là các bệnh có thể lây lan thành dịch.
- Sốt xuất huyết: nắng nóng kết hợp mưa chuyển mùa là điều kiện thích hợp cho muỗi vằn phát triển.
- Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nóng nực, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, thêm vào đó là thói quen thức ăn chưa đươc nấu chín (tiết canh, nem chua, bò tái, ...)
- Bệnh về da: Trẻ em thường mắc bệnh rôm, sẩy (trẻ nhỏ), viêm da dị ứng gây ngứa, chàm (eczema). Tác hại của các bức xạ tia UV, các bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, ...
- Nguy cơ mất nước và điện giải do ra mồ hôi nhiều, nhất là người làm việc dưới nắng nóng. Mất nước và chất điện giải sẽ làm tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt, thậm chí trụy tim mạch). Với những người lao động dưới trời nắng nóng, hoặc tắm sông, tắm biển, … lúc nắng, nóng có thể bị sốc nhiệt.
- Người bệnh tăng huyết áp có thể bị cơn tăng huyết áp kịch phát do nóng, lạnh đột ngột. Ví dụ bệnh nhân tắm nước lạnh, sử dụng máy lạnh nhiệt độ thấp bước ra bên ngoài nhiệt độ nóng hoặc vừa ở ngoài trời nắng nóng vào phòng máy lạnh hoặc đang nóng, ra nhiều mồ hôi tắm nước lạnh ngay. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ.
- Các biện pháp phòng bệnh
- Thực hiện tiêm chủng cho trẻ các loại bệnh mùa hè mà đã có vắc xin như: Viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, thủy đậu, …
- Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên. Vệ sinh môi trường sống xung quanh, xử lý các vật dụng, nơi có thể đọng nước, không để muỗi vằn gây bệnh Sốt xuất huyết có điều kiện phát triển.
- Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột nhất là ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính. Nếu sử dụng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng từ 25-27 độ và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.
- Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm: ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc. Không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, người lớn là 2 lít nước, trẻ em uống khi trẻ khát.
- Khi trời nắng nóng không nên ra khỏi nhà. Nếu phải ra khỏi nhà cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng. Không tắm biển, tắm sông khi nắng gắt từ 12 – 16 giờ chiều.
- Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
 Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/
 
     Ngày 24/4/2020, Thủ tướng đã ký Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định cụ thể về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

      Chi tiết về đối tượng, điều kiện và thủ tục nhận tiền hỗ trợ

    1. Đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương
       Mức hỗ trợ:
      Được hỗ trợ hàng tháng với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng và không quá 03 tháng. (Khoản 1, mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19).
      Điều kiện hỗ trợ:
Những lao động này phải đáp ứng được 03 điều kiện:
     - Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020.
     - Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
     - Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 331/3/2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
      Thủ tục nhận hỗ trợ:
Doanh nghiệp lập Danh sách người lao động đủ điều kiện, đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận Danh sách và gửi kèm:
     - Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương;
     - Bản sao báo cáo tài chính năm 2019 và quý I năm 2020;
     - Các giấy tờ chứng minh tài chính khác của doanh nghiệp.
     Khi có đủ hồ sơ, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở.
     Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
     Và cuối cùng, trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.
       2. Đối với người lao động bị nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mức hỗ trợ:
       Được hỗ trợ hàng tháng với mức 01 triệu đồng/người/tháng và không quá 03 tháng. (Khoản 4, mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19).
     Điều kiện hỗ trợ:
      Những lao động này phải đáp ứng đủ các điều kiện như:
     - Có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01/4/2020 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
     - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 15/6/2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định;
      - Không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo.
      Thủ tục nhận hỗ trợ: Người lao động chuẩn bị hồ sơ gồm:
      - Giấy đề nghị hỗ trợ kèm bản sao một trong các giấy tờ:
     + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
     + Quyết định thôi việc.
     + Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
     + Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp không có Sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động nêu rõ lý do trong Giấy đề nghị.
      Sau khi có đủ giấy tờ, người lao động nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ rà soát và xác định mức thu nhập, tổng hợp danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
      Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong 02 ngày làm việc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ cho người lao động,  đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc.
       3. Đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm 
        Mức hỗ trợ:
       Được hỗ trợ hàng tháng với mức 01 triệu đồng/người/tháng và không quá 03 tháng. (Khoản 4, mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19).
       Điều kiện hỗ trợ:
      - Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo trong thời gian từ ngày 01/4/2020 đến ngày 30/6/2020.
      - Cư trú hợp pháp tại địa phương.
    - Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
     Thủ tục nhận hỗ trợ:
     Nếu đáp ứng đủ những điều kiện này, người lao động chỉ cần gửi Giấy đề nghị hỗ trợ tới Ủy ban nhân dân cấp xã sau ngày 15 hàng tháng.
     Trường hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại.
Trong 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ có sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc và tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
     Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cuối cùng, trong 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ cho người lao động.
      4. Đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo
      Mức hỗ trợ:
     - Người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được nhận 500.000 đồng/người/tháng trong 03 tháng.
     - Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng trong 03 tháng.
(Khoản 6,7 mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19).
     Điều kiện hỗ trợ:
    - Người có công với cách mạng là người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hàng tháng) trong danh sách hưởng trợ cấp tháng 4/2020.
    - Đối tượng bảo trợ xã hội là người đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, trong danh sách hưởng trợ cấp xã hội tháng 4/2020.
    - Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo là người trong Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương tính đến 31/12/2019.
    Thủ tục nhận hỗ trợ:
Với những đối tượng này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ chỉ đạo rà soát, xem xét, phê duyệt danh sách cũng như kinh phí hỗ trợ.
     5. Đối với hộ kinh doanh
    Mức hỗ trợ:
    Được hỗ trợ hàng tháng với mức 01 triệu đồng/tháng và không quá 03 tháng.
(Khoản 3 mục II Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19).
     Điều kiện hỗ trợ:
     - Doanh thu dưới 100 triệu đồng được xác định tại thời điểm ngày 15/01/2020;
     - Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/4/2020 theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ.
     Thủ tục nhận hỗ trợ:
     Hộ kinh doanh gửi Giấy đề nghị hỗ trợ cùng Bản sao thông báo nộp thuế theo mẫu 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC đến UBND cấp xã.
Trong 05 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh, niêm yết công khai, tổng hợp và báo cáo gửi Chi cục Thuế.
    Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế phối hợp với các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.
    Trong 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện hỗ trợ.
         6. Đối với doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động
     Mức hỗ trợ:
     - Được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%.
     - Thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
     Điều kiện hỗ trợ:
     - Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020.
     - Đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.
     - Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
     Thủ tục nhận hỗ trợ:
Nếu đáp ứng đủ những điều kiện này, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận đối tượng được hưởng chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc và kèm theo Bản sao một trong các giấy tờ:
     + Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề; Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư.
     + Danh sách người lao động phải ngừng việc.
     + Bản sao báo cáo tài chính năm 2019, quý I/2020 (đối với doanh nghiệp và tổ chức).
Chậm nhất ngày 05 hàng tháng, doanh nghiệp có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
     Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, tổng hợp danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
     Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.
     Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay.
      Trên đây là các quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện và thủ tục nhận tiền hỗ trợ đối với người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ./.

 
     Ngày 03/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2020.
I. ĐỐI TƯỢNG BỊ XỬ PHẠT, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Đối tượng bị xử phạt
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP này.
- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
+ Đại lý cung cấp dịch vụ: bưu chính; viễn thông; trò chơi điện tử trên mạng;
+ Đại lý Internet là tổ chức;
+ Đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; chi nhánh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;
+ Điểm cung cấp dịch vụ: viễn thông; trò chơi điện tử công cộng;
+ Điểm truy nhập Internet công cộng;
+ Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động;
+ Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng tần số vô tuyến điện;
+ Đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp sử dụng tần số vô tuyến điện;
+ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài sử dụng tần số vô tuyến điện;
+ Nhà đăng ký tên miền;
+ Đơn vị vận hành hệ thống thông tin;
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: (1) Bưu chính; (2) Viễn thông, bao gồm: kinh doanh dịch vụ viễn thông; thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông; quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên viễn thông, Internet; quản lý chất lượng và dịch vụ viễn thông; (3) Tần số vô tuyến điện; (4) Công nghệ thông tin, bao gồm: phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trò chơi điện tử trên mạng, trò chơi điện tử công cộng; (5) Giao dịch điện tử.
2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
* Hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
* Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
- Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với giấy phép: Bưu chính, Giấy phép Viễn thông, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép thiết lập mạng xã hội, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
- Trục xuất.
* Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc nộp lại tổng số tiền tương đương tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của Bộ xác định thuê bao (SIM), trường hợp không thể xác định chính xác, số tiền phải nộp lại trên mỗi SIM được áp dụng theo công thức: 100.000 đồng nhân với số tháng vi phạm;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế;
- Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông;
- Buộc thu hồi tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN);
- Buộc thu hồi mã số quản lý, số cung cấp dịch vụ;
- Buộc hoàn trả địa chỉ IP, ASN, tên miền;
- Buộc nộp lại phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép hoặc sử dụng sai nghiệp vụ, phương thức phát;
- Buộc nộp lại chứng chỉ vô tuyến điện viên;
- Buộc hoàn trả lại bưu gửi;
- Buộc thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet;
- Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu, tem bưu chính;
- Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng;
- Buộc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
- Buộc nộp lại văn bản cho phép thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng;
- Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép do vi phạm quy định của pháp luật.
II. CÁC HÀNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BƯU, CHÍNH VIỄN THỐNG, TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính
- Vi phạm các quy định về Giấy phép bưu chính;
-  Vi phạm các quy định về thông báo hoạt động bưu chính;
- Vi phạm các quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính;
- Vi phạm các quy định về cung ứng, sử dụng dịch vụ và báo cáo bưu chính ;
- Vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính;
- Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ;
- Vi phạm các quy định về thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận; chuyển tiếp, chuyển hoàn, rút lại bưu gửi; bưu gửi không có người nhận ;
- Vi phạm các quy định về mạng bưu chính công cộng ;
- Vi phạm các quy định về chất lượng, giá cước dịch vụ bưu chính ;
- Vi phạm các quy định về tem bưu chính.
2. Các hành vi vi phạm hành chính rong lĩnh vực viễn thông, internet
2.1. Hành vi vi phạm về Giấy phép viễn thông gồm:
- Vi phạm các quy định về Giấy phép viễn thông;
- Vi phạm các quy định về công bố, thay đổi nội dung trong giấy phép;
- Vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng;
- Vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông;
- Vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
2.2. Hành vi vi phạm về kinh đoanhịch vụ bưu chính viễn thông gồm:
- Vi phạm các quy định về đại lý dịch vụ viễn thông;
- Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông;
- Vi phạm các quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Vi phạm các quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Vi phạm các quy định về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
2.3. Hành vi vi phạm về thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông gồm:
- Vi phạm các quy định về thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
- Vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông công ích;
- Vi phạm các quy định về chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số;
- Vi phạm các quy định về ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Vi phạm các quy định về liên lạc nghiệp vụ;
- Vi phạm các quy định về dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định;
- Vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông khẩn cấp và báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định;
- Vi phạm các quy định về đổi số thuê bao viễn thông;
- Vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao;
-  Vi phạm các quy định về lập hóa đơn, doanh thu giá cước và thanh toán cước viễn thông;
- Vi phạm các quy định về điểm truy nhập Internet công cộng.
2.4. Hành vi vi phạm về kết nối, chia sẻ cơ sở hạ tầng, công trình viễn thông gồm:
- Vi phạm các quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng;
- Vi phạm các quy định về kết nối mạng viễn thông dùng riêng;
- Vi phạm các quy định về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Vi phạm các quy định về lập và thực hiện quy hoạch công trình viễn thông thụ động;
- Vi phạm các quy định về thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông;
- Vi phạm các quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
- Vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông.
2.5. Hành vi vi phạm về tài nguyên viễn thông, internet gồm:
- Vi phạm về quy hoạch, quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông;
- Vi phạm các quy định về đăng ký, sử dụng tên miền Internet;
- Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền Internet;
- Vi phạm các quy định về đăng ký, sử dụng địa chỉ IP và ASN;
- Vi phạm các quy định về đăng ký và cấp phát tên miền chung mới cấp cao nhất (NewgTLD);
- Vi phạm các quy định về chuyển nhượng, thuê và cho thuê kho số viễn thông;
- Vi phạm các quy định về đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông;
- Vi phạm các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tài nguyên Internet, đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet.
2.5. Hành vi vi phạm về chất lượng viễn thông gồm:
- Vi phạm các quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
-  Vi phạm các quy định về cung cấp số liệu viễn thông;
- Vi phạm quy định về chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
- Vi phạm quy định về kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện;
2.6. Hành vi vi phạm về giá cước, khuyễn mại trong viễn thông gồm:
- Vi phạm quy định về giá cước viễn thông;
- Vi phạm quy định về khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng;
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện
3.1. Hành vi vi phạm về giấy phép và sử dụng tần số vô tuyến điện gồm:
- Vi phạm quy định về giấy phép;
- Vi phạm quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;
- Vi phạm quy định về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
- Vi phạm quy định về thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;-
- Vi phạm các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện-
- Vi phạm quy định về thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện;
- Vi phạm quy định về sử dụng chung tần số vô tuyến điện;
- Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng thiết bị vô tuyến điện được miễn Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện;
- Vi phạm các quy định về Chứng chỉ vô tuyến điện viên;
- Vi phạm các quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp;
- Vi phạm quy định về quy hoạch tần số vô tuyến điện.
3.2. Hành vi vi phạm về chất lượng phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện tử gồm:
- Vi phạm các quy định về quản lý chất lượng phát xạ vô tuyến điện;
- Vi phạm quy định về quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện;
- Vi phạm quy định về quản lý tương thích điện từ.
3.3. Hành vi vi phạm về xử lý nhiễu có hại gồm:
- Vi phạm quy định về gây nhiễu có hại.
3.4. Hành vi vi phạm về đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh gồm:
- Vi phạm quy định về đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh;
- Vi phạm quy định về tham gia phối hợp quốc tế.
4. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin
4.1. Hành vi vi phạm về các biện pháp đảm bảo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin gồm:
- Vi phạm các quy định về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin;
- Vi phạm các quy định về cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;
- Vi phạm quy định về nhập khẩu, gia công tái chế, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu;
- Vi phạm quy định về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin.
4.2. Hành vi vi phạm về an toàn thông tin mạng gồm:
- Vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thông tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;
- Vi phạm quy định về an toàn, an ninh trong giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số, chứng thư số;
- Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng;
- Vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
- Vi phạm quy định về quản lý gửi thông tin trên mạng;
- Vi phạm quy định về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại;
- Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân;
- Vi phạm quy định về cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân;
- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng;
- Vi phạm quy định về biện pháp giám sát an toàn, bảo vệ hệ thống thông tin;
- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia;
- Vi phạm quy định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn tài nguyên viễn thông;
- Vi phạm quy định về kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng;
- Vi phạm quy định về nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng;
4.3 . Hành vi vi phạm về chống thư rác, tin nhắn rác và cung cấp dịch vụ nội dung gồm:
- Vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ;
- Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ thư điện tử, tin nhắn quảng cáo, dịch vụ nội dung qua tin nhắn;
- Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động;
- Vi phạm quy định về thu cước dịch vụ.
4.4. Hành vi vi phạm về thông tin trên mạng gồm:
- Vi phạm quy định về Giấy phép thiết lập mạng xã hội;
- Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử;-
- Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội;
- Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
- Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin;
- Vi phạm quy định về giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký, quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử trên mạng;
- Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
- Vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Vi phạm quy định về người chơi.
5. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao dịch điện tử
- Vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động;
- Vi phạm các quy định về quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng;
- Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và chứng thư số;
- Vi phạm quy định về sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số và chứng thư số;
- Vi phạm quy định về giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam;
- Vi phạm quy định về phí, lệ phí.
6. Hành vi vi phạm hành chính về giải quyết tranh chấp
- Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, bồi thường thiệt hại trong cung ứng dịch vụ;
III. QUY ĐỊNH VỀ MỨC PHẠT TIỀN VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
- Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
- Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
- Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định số 15/2020/NĐ-CP là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
2.1. Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
2.2. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Viễn thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Tần số vô tuyến điện, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Trung tâm Tần số khu vực có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
3.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền nêu trên;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
3.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
3.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
4. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
4.1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử.
4.2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 2.400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử.
4.3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
4.4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
4.5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên;
- Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
5. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
5.1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử.
5.2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử.
5.3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
5.4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
6. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
6.1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử.
6.2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định./.
      Trên đây là một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
      1..Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).
      2..Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Nếu vứt khẩu trang đã sử dụng trên vỉa hè, đường phố bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (theo điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường).
      3.Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000đồng. (theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).
      4.Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền  từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. (theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).
      5.Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo điểm c, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế ).
      6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, hoặc bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức (theo điểm a, khoản 4 Điều 11 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế ).
      7. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Hoặc bị  xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự. (theo điểm a khoản 3 Điều 64 và khoản 1, Điều 2  Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số tuyến điện) hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự (điểm 1.4 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).
      8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trong trường hợp người trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người khác bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự. (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị Định số số 176/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế và điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).
      9. Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lan truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự. (điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).
      10. Người trốn khỏi khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa; Không tuân thủ quy định cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự. (điểm 1.2 mục 1 mục Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).
       11. Người có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự. (điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).
      12. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán karaoke, cơ sở thẩm mỹ…..) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự. (điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).
      13. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hoá đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hoá được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lời bất chính thì bị xử lý về tội "Đầu cơ" theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự (điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

 
xu_phat_1-21_18_37_095.jpg
       1.Mục đích cách ly
Cách ly những người có nguy cơ mắc COVID-19 là việc cấp bách nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. 
       2.Hình thức cách ly
Hiện có hai hình thức cách ly: cách ly tập trung và cách ly y tế tại nhà.
       3.Đối tượng, hình thức cách ly y tế tập trung theo Quyết định 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế:
        - Đối tượng cách ly y tế tập trung bao gồm:
+ Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 (theo thông tin của Bộ Y tế).
+ Người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc Covid-19 trong trường hợp vượt khả năng tiếp nhận của cơ sở y tế.
+ Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh thì Bộ Y tế tiếp tục có hướng dẫn tiếp theo.
       - Hình thức cách ly tập trung:
Cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
        1. Đối tượng, hình thức cách ly y tế tại hộ gia đình, nơi lưu trú theo Quyết định 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế
- Đối tượng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú bao gồm:
+ Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định;
+ Người thuộc đối tượng cách ly tập trung có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
+ Đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn.
       - Hình thức cách ly tại nhà : Cách ly y tế tại nhà, nơi ở, nơi lưu trú: nhà riêng; căn hộ chung cư; nhà ở tập thể; phòng ký túc xá trường học, khu công nghiệp, xí nghiệp; phòng nghỉ khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và các phòng lưu trú của các cơ quan, đơn vị.
      - Thời gian cách ly:

s.jpg
 
          Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
        - Trách nhiệm của người được cách ly:
 
S1.jpg
 
+ Chấp hành việc tự cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú đúng thời gian quy định và có cam kết với chính quyền địa phương.
+ Tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Ghi lại kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày. Thông báo hàng ngày cho nhân viên y tế cấp xã về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
+ Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.
+ Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác.
+ Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.
+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt...
+ Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định.
+ Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
+ Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.
- Trách nhiệm của Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý  nơi lưu trú của người được cách ly
 
s2.jpg
 
+ Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
+ Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.
+ Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.
+ Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã, chính quyền địa phương sở tại khi người được cách ly tự ý rời khỏi khu cách ly hoặc có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở và .
+ Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú.
+ Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
         Trên đây là quy định về cách ly y tế theo Hướng dẫn của Bộ y tế.
 
 
      COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, số lượng người mắc, tử vong tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại.
       Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên toàn quốc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của nhân dân và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại Chỉ thị số 15, Ủy ban nhân dân xã Đông khuyến cáo nhân dân trên địa bàn thực hiện 10 nội dung sau:
       1. Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng.
       2. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Đặc biệt là tại các đám cưới, đám giỗ, ma chay và các lễ cúng theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số.
       3. Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng.
       4. Thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
       5. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
       6. Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
     7.Thực hiện nghiêm việc tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ chưa cần thiết như: dịch vụ karaoke bao gồm cả karaoke di động, cơ sở làm đẹp, uốn tóc, cắt tóc, sân bóng đá, các điểm trò chơi điện tử (online; ofline), các điểm  và câu lạc bộ bida, các quán kinh doanh dịch vụ ăn uống , cà phê, giải khát….. trên địa bàn xã từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhân dân nhưng phải chủ động phòng chống dịch bệnh theo hướng dân của y tế.
        8. Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch về   địa phương.
        9. Người dân đi từ các vùng có dịch về địa bàn chủ động liên hệ trạm y tế xã để khai báo y tế, tự cách ly tại nhà theo dõi tình hình sức khỏe hàng ngày và thông báo cho y tế xã để theo dõi trong 14 ngày từ ngày về địa bàn.
       10. Chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng trong  việc phòng, chống dịch bệnh.
        Dịch bệnh Covid -19  đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người, không kể màu da, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, ở nông thôn hay thành thị. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây bệnh cho người khác nếu không thực hiện nghiêm, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của ngành y tế. Đây là thời điểm chúng ta cần tập trung cao độ, không để cho dịch bệnh lan rộng.
       Vì vậy, Ủy ban nhân dân xã Đông đề nghị nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sỹ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.
     Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Bên cạnh nhiều người chủ động, ý thực tự cách ly để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng thì có không ít người “trốn” cách ly,  không khai báo y tế thậm chí làm lây lan dịch bệnh cho người khác.
     Tổ chức y tế thế giới WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với chủng mới của virut Corona cuối tháng 1 vừa qua. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định 173/QĐ-TTg để công bố dịch.
     Đồng thời, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đây là các bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh,  phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
  Điều 8 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm  năm 2007 nghiêm cấm các hành vi như:
     -  Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
     - Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật
      - Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm...
Việc cố ý lây lan, không khai báo kịp thời cũng như trốn tránh cách ly khiến làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho cộng đồng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật:
        Xử phạt hành chính
      Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, người nào thực hiện che giấu hiện trạng truyền nhiễm nhóm A của bản thân hoặc người khác sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 01 triệu đồng.
      Chịu trách nhiệm hình sự
      Ngoài bị xử phạt hành chính, nếu hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người khác ở mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị phạt theo Điều 240 Bộ luật Hinh sự năm 2015. Cụ thể:
Phạt tù từ 01- 05 năm hoặc bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng:
     - Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người;
     - Đưa ra hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm của động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
     - Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Trong đó, hành vi khác có thể là không tiêu hủy động vật, thực vật bị nhiễm bệnh, không tiến hành cách ly người bị nhiễm bệnh... khiến dịch bệnh dễ dàng bị lây lan...
      Phạt tù từ 05 - 10 năm:
      - Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
      - Làm chết người.
      Phạt tù từ 10 - 12 năm:
      - Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
       - Làm chết 02 người trở lên
      Như vậy, hành vi lây lan dịch bệnh cho người khác là một trong những hành vi rất nguy hiểm cho cộng đồng. Do đó, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
       Trên đây là quy định của pháp luật về hành vi làm lây lan bệnh dịch covid 19 
Câu 1: Mục tiêu bình đẳng giới là?
   A. Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội
   B. Xoá bỏ phân biệt đối xử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
   C. Xóa bỏ sự khác biệt giữa nam và nữ, tạo cơ hội như nhau để nam và nữ được bình đẳng trên mọi mặt
   D. Giảm đến mức thấp nhất các trường hợp phân biệt về giới, , tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ
Đáp án A, căn cứ Điều 4 Luật Bình đẳng giới
Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Câu 2: Đâu không phải là thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
   A. Sở thích, năng khiếu, sở trường của trẻ em, hình ảnh sinh hoạt ngoại khóa của trường nơi trẻ em học
   B. Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân
   C. Thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán
   D. Địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em
Đáp án A, căn cứ Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em
Điều 33. Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Câu 3:  Người phát hiện bạo lực gia đình thì báo tin cho cơ quan nào?
   A. Cơ quan công an, UBND các cấp
   B. Cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực
   C. Cơ quan công an hoặc UBND cấp xã hoặc những người có am hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình
   D. Cơ quan công an nơi gần nhất, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực hoặc những người có am hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình
Đáp án B, căn cứ khoản 1, Điều 18 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
   1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
   2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
 Câu 4: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
   A.Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
   B. Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
   C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
   D. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Đáp án 1, căn cứ Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Câu 5: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt bao nhiêu?
   A. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
   B. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
   C. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
   D. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Đáp án C, căn cứ Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 6: Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?
   A. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình
   B. Đi chổ khác vì có thể bị liên lụy
   C. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc
   D. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết
Đáp án A, căn cứ khoản 1,2 Điều 19 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Câu 7: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá bao nhiêu ngày?
  1. 01 ngày
  2. 03 ngày
  3. 05 ngày
  4. 09 ngày
Đáp án B, căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Câu 8: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm?
     A. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
    B.Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
   C.Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
   D.Nhà ở của nạn nhân; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
Đáp C, căn cứ Điều 26 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Câu 9: Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi thường theo quy định của pháp luật ?
   A. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em
   B.Ông, bà, cha, mẹ, người thân thích của trẻ em
   C.Ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác của trẻ em
   D.Ông, bà, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em
Đáp án A, căn cứ Khoản 3 Điều 101 Luật Trẻ em
Câu 10: Ai có trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại trong và ngoài gia đình?
   A. Bác sĩ, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện đa khoa hoặc cơ sở y tế nơi trẻ em điều trị bệnh
   B.Người thân của trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện đa khoa hoặc cơ sở y tế nơi trẻ em điều trị bệnh
   C.Người nuôi dưỡng trẻ em, những người làm việc trong các tổ chức bảo trợ xã hội, cán bộ phụ trách công tác Gia đình và Trẻ em
   D.Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Đáp án 4, căn cứ Điều 100 Luật Trẻ em
Câu 11: Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng có cần phải hỏi ý kiến của trẻ hay không?
   A. Không. Vì mọi người được quyền tiếp cận thông tin
   B. Phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em
   C.Chỉ xin phép cha, mẹ hoặc người chăm sóc của trẻ
   D. Phải có sự đồng ý của cha, mẹ và nhà trường nơi trẻ em học tập
Đáp án B, căn cứ Khoản 1 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP
Câu 12: Hành vi bạo lực gia đình gồm?
   A. Cưỡng ép quan hệ tình dục; hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ
   B. Cưỡng ép quan hệ tình dục; hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ly hôn
   C. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở; kết hôn; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
   D. Hôn nhân tự nguyện; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Đáp án A, căn cứ Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Câu 13. Cha, mẹ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em hay không?
   A. Có
   B .Không, chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền
   C.Tùy trường hợp
   D.Tùy vào cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng
Đáp án A, căn cứ Khoản 3 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP
Câu 14. Do mâu thuẩn vợ chồng, A và B sống ly thân. A đã đăng các hình ảnh nhạy cảm của B lên facebook để nhiều người cùng biết, bình luận. Hỏi hành vi của A có vi phạm pháp luật không, nếu có bị phạt bao nhiêu tiền?
   A. Hành vi của A là vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
   B. Hành vi của A là vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, bị phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng
   C. Hành vi của A là vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, bị phạt tiền từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng
   D. Hành vi của A là vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng
Đáp án C, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013
Câu 15: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
   A. Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
   B. Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
   C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
   D.Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Đáp án A, căn cứ Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Trên đây là Bộ 15 câu hỏi tìm hiểu về phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.
     Ngày 11/02/2020 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/4/2020. Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 173/2013/NĐ-CP, Nghị định 84/2017/NĐ-CP
      Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.
     Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ theo quy định tại Nghị định này.
Các tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này bao gồm:
     a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
     b) Đơn vị sự nghiệp công lập;
     c) Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã;
     đ) Nhà thầu nước ngoài là tổ chức theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
    e) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
     g) Tổ chức nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
    Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ sẽ bị phạt tối đa tới 100 triệu đồng
     Nghị định quy định rõ: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
     Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 3 đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất.
     Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a)Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; b)Buộc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng; c)Buộc hủy bỏ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; d)Buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ; đ)Buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ; e)Buộc thực hiện việc giao nộp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đo; g)Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; h)Buộc tiêu hủy sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ.
     Hoạt động đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng
     Nghị định quy định phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Hoạt động đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; hoạt động đo đạc và bản đồ khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết thời hạn.
     Mức phạt từ 40 - 50 triệu đồng áp dụng đối với hành vi hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy phép hoặc hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
     Phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng
     Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi phá hủy, làm hư hỏng mốc đo đạc. Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm định vị vệ tinh có mục đích kinh doanh không theo danh mục dự án đầu tư do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh khuyến khích đầu tư.
     Nghị định cũng quy định rõ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Giả mạo, làm sai lệch dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ trong thực hiện đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ; Thể hiện không chính xác đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ trong thực hiện đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ; Không sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản trong lập, thực hiện đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đo đạc và bản đồ chuyên ngành; Không sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia trong thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch, xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác phục vụ quản lý của Nhà nước.
     Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ không đầy đủ nội dung, mức kiểm tra theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ; Giả mạo, làm sai lệch dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.
     Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
     Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi trao đổi quốc tế, xuất nhập khẩu thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
     Xuất bản bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia sẽ bị phạt từ 40-50 triệu đồng
     Nghị định nêu rõ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
     Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi xuất bản sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
     Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân sử dụng mốc đo đạc khi thực hiện hoạt động đo đạc hợp pháp. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
     Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc.
     Tại Nghị định cũng quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
     Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2020.
     Nghị định này bãi bỏ khoản 3 Điều 1, Chương 3 và cụm từ "đo đạc và bản đồ" tại tên Nghị định, căn cứ ban hành, tên Chương 4, tại khoản 1 Điều 1, tại Điều 2, khoản 1 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; bãi bỏ cụm từ "đo đạc và bản đồ" tại Nghị định số 84/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
     Về điều khoản chuyển tiếp, Nghị định nêu rõ, những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 173/2013/NĐ-CP và Nghị định số 84/2017/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.
     Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyêt định xử phạt trước đó.
Chi tiết nội dung Nghị định tải tại đây.
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=199114
     Ngày 03/02/2020, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam, Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020 và thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam và Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA cũng hết hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020.
     Để thuận lợi cho nghiên cứu, tìm hiểu, xin thông tin một số điểm mới nổi bật của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP như sau:
     Một là, bổ sung quy định về hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
     Trong các văn bản pháp luật về quốc tịch trước đây do không có quy định này, nên rất nhiều trường hợp mặc dù đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn sử dụng Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân…để chứng minh tư cách công dân Việt Nam trong các giao dịch. Vì vậy, đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, cũng như ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người có liên quan. Để khắc phục hạn chế này, Điều 4 Nghị định đã có quy định về việc hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, kể từ ngày Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch Việt Nam (như: Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi) đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam.
     Bên cạnh đó, để đảm bảo chặt chẽ, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan trong việc xóa đăng ký thường trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của những trường hợp nêu trên. Ngoài ra, người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an để làm thủ tục xóa đăng ký thường trú, nộp lại Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân theo quy định của pháp luật có liên quan.
     Hai là, khẳng định lại nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam theo Điều 4 của Luật quốc tịch, tạo cách hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật đối với người có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
Điều 4 của Luật quốc tịch Việt Nam quy định về nguyên tắc quốc tịch Việt Nam như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Quy định này của Luật đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quốc tịch Việt Nam, đó là công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Đây được coi là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt của pháp luật quốc tịch Việt Nam từ 1945 đến nay, được thể hiện rõ trong Luật quốc tịch các năm 1988, 1998 và 2008.
     Tuy nhiên, gần đây có một số ý kiến dẫn đến cách hiểu khác về nguyên tắc quốc tịch Việt Nam (nhất là cụm từ “trừ trường hợp Luật này có quy định khác” tại đoạn cuối Điều 4 của Luật quốc tịch). Đối với quy định này, chúng ta không nên giải thích cụm từ này theo cách làm vô hiệu nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam.
     Thực tế, Luật quốc tịch Việt Nam chỉ quy định một số trường hợp ngoại lệ (theo khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 23) về việc người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam không phải thôi quốc tịch nước ngoài, “trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép”. Nhưng việc một người không phải thôi quốc tịch nước ngoài khi được nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam hoàn toàn không đồng nghĩa với việc Việt Nam công nhận quốc tịch nước ngoài của người đó. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn pháp luật của nhiều nước (như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Hàn Quốc...), tuy các nước này không bắt buộc công dân nước ngoài phải thôi quốc tịch gốc khi nhập quốc tịch của họ, nhưng sau khi được nhập quốc tịch thì các nước này chỉ coi đó là công dân của họ và trên giấy tờ cá nhân chỉ ghi duy nhất 1 quốc tịch của nước mình.
     Thực tiễn quốc tế cũng cho thấy, xung đột pháp luật của các nước về quốc tịch là hiện tượng bình thường (do các nước xác định quốc tịch theo các nguyên tắc huyết thống, nguyên tắc nơi sinh… khác nhau hoặc có các chính sách khác về quốc tịch). Để giải quyết vấn đề hai quốc tịch, ngoài việc các quốc gia liên quan phải ký kết với nhau điều ước quốc tế để thỏa thuận về các quyền, nghĩa vụ dân sự, chính trị của người hai quốc tịch, thì quốc gia còn ban hành nội luật để xác định rõ tư cách công dân đối với người hai quốc tịch. Luật quốc tịch Việt Nam cũng đã tính đến việc xử lý các vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài (Điều 12)[1]. Nhưng đến nay, Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế nào liên quan đến việc giải quyết tình trạng hai quốc tịch. Tập quán và thông lệ quốc tế về vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách bài bản để có thể áp dụng thống nhất tại Việt Nam. Thực trạng này dẫn đến hệ quả là người có hai quốc tịch (Việt Nam và nước ngoài) sử dụng quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài – là hoàn toàn phụ thuộc sự lựa chọn của họ - trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam. Điều đó gây nhiều khó khăn cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thậm chí còn gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của công dân khác.
     Vì vậy, để khắc phục bất cập nêu trên, tại Điều 5  Nghị định số 16/2020/NĐ-CP đã có quy định về việc sử dụng quốc tịch của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
     Theo đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam đối với người có hai quốc tịch (quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài) khi người đó tham gia các quan hệ/giao dịch với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Đây không phải là quy định mới, mà chỉ khẳng định lại và cụ thể hóa nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam theo Điều 4 của Luật quốc tịch Viêt NamHơn nữa, quy định tại Điều 5 Nghị định chỉ nhằm điều chỉnh quan hệ của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, nên không bị coi là hạn chế quyền công dân. Quy định như vậy cũng thể hiện rõ chủ quyền của Việt Nam đối với công dân của mình, qua đó làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.
     Ba là, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch
     Luật quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đều không có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch, do đó, không có cơ sở pháp lý để xử lý khi phát sinh trên thực tế.
Vì vậy, tại Điều 6 Nghị định số 16/2009/NĐ-CP đã bổ sung quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm các hành vi: (i) Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch; (ii) Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam; (iii) Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; (iiii) Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
     Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; giấy tờ quy định tại (ii), giấy tờ được cấp trong các trường hợp (i) và (iii) không có giá trị pháp lý, phải bị thu hồi hủy bỏ. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật thì những trường hợp đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật quốc tịch mà bị phát hiện có hành vi tại (i) nêu trên thì Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật quốc tịch Việt Nam và Điều 23 của Nghị định này.
     Bốn làquy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn về các điều kiện xin giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng đúng quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 5 Điều 23 của Luật quốc tịch Việt Nam.
     Khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam quy định: Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.  Do quy định này chưa được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nên dẫn đến cách hiểu khác nhau. Nhiều người đơn giản cho rằng, họ chỉ cần có vợ, chồng, cha, mẹ, con là công dân Việt Nam thì đương nhiên được coi là “trường hợp đặc biệt” để được Chủ tịch nước cho giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam. Khi bị từ chối giải quyết, thì phát sinh khiếu nại, khiếu kiện. Do đó, để bảo đảm thống nhất cách hiểu và áp dụng các quy định về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam đối với người xin giữ quốc tịch nước ngoài, Điều 9 Nghị định đã quy định rõ hơn về các trường hợp đặc biệt: (1) Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam; (2) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; (3) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; (4)  Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng; (5) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
     Như vậy, theo quy định nêu trên thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ tất cả 05 điều kiện sau nêu trên thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài. Đối với trường hợp khác (không thuộc đặc biệt), UBND cấp tỉnh và Bộ Tư pháp yêu cầu người đó phải thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định chung của pháp luật quốc tịch khi xem xét hồ sơ quốc tịch.
     Đồng thời, để tạo thuận lợi cho người (gốc Việt) xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo đúng tinh thần của Luật quốc tịch, Điều 14 Nghị định đã có quy định khá “cởi mở” theo hướng người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc khoản 5 Điều 23 của Luật quốc tịch chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau thì được coi là “trường hợp đặc biệt” để trình Chủ tịch nước xem xét quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài (các điều kiện gồm: (1) Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; (2) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; (3) Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng; (4) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
     Có thể thấy, quy định về “trường hợp đặc biệt” nêu trên tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết hồ sơ quốc tịch; tránh được tình trạng có cách hiểu khác nhau, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.
     Năm làbổ sung vào Nghị định (Điều 11) quy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo khoản 3 Điều 21 của Luật quốc tịch Việt Nam).
     Với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm chính về công tác quốc tịch, Bộ Tư pháp cần chủ động trong quá trình giải quyết hồ sơ quốc tịch. Vì vậy, tiếp theo quy định tại Điều 9 Nghị định (về những trường hợp đặc biệt), tại khoản 1 Điều 11 Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau: “trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu người xin nhập quốc tịch tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài”. Nếu sau một thời gian nhất định (9 tháng) mà người đó không thôi quốc tịch nước ngoài, thì Bộ Tư pháp sẽ trả lại hồ sơ.
     Có thể thấy rằng, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam đã khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong công tác quốc tịch thời gian qua; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các loại việc về quốc tịch./.
 

[1] Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
     1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
     2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài”.
      Trên đây là một số điểm mới của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
     Theo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
 
        Hiện nay dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCov) gây ra đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh mệnh của con người. Theo thống kê của Bộ Y tế, đã có 60.017 người của 28 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã mắc bệnh. Tính đến ngày 13 tháng 02 đã có 1.355 người chết vì dịch bệnh. Số người chết gia tăng hàng ngày.
    Sáng 31 tháng 1 (giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới từ Trung Quốc là: Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế.
Ở Việt Nam, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có văn bản chỉ đạo. Ngày 29 tháng 01, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký Công văn số 79-CV/TW gửi: Các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCov) gây ra.
        Với tinh thần quyết liệt, chủ động coi công tác phòng, chống dịch bệnh như "chống giặc", kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo và ban hành các văn bản để định hướng các tổ chức, cá nhân trong ứng phó với dịch bệnh. Sau đây là tổng hợp các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về dịch bệnh và cách phòng chống dịch bệnh.
         I. Văn bản của Đảng và Nhà nước
        1.Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương. Công văn 79-CV/TW ngày 29/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCov) gây ra.
        2.Thủ tướng Chính phủ. Công điện 121/CĐ-TTg ngày 23/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
         3.Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
        4.Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 170/QĐ-TTg ngày 30/01/2020 về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
      5.Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra
      6.Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra.
      7.Văn phòng Chính phủ. Công văn số 716/VPCP-KGVX ngày 02/02/2020 về việc xin ý kiến chỉ đạo cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học phòng, chống dịch nCoV.
       II. Văn bản của Bộ ngành
      1.Bộ Y tế. Quyết định 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 về việc hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV).
      2. Bộ Y tế. Quyết định 156/QĐ-BYT ngày 20/01/2020 về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona.
      3. Bộ Y tế. Quyết định 181/QĐ-BYT ngày 21/01/2020 về việc hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).
      4. Bộ Y tế. Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 22/01/2020 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.
      5. Bộ Y tế. Cục Quản lý khám, chữa bệnh. Công văn 96/KCB-ĐD&KSNK ngày 24/01/2020 về việc phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona trong bệnh viện.
       6. Bộ Y tế. Quyết định 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
        7. Bộ Y tế. Công văn 364/BYT-DP ngày 29/01/2020 về việc hướng dẫn giám sát người tiếp xúc gần với  trường hợp bệnh do nCoV gây ra và người về từ vùng dịch.
        8.Bộ Y tế. Quyết định 225/QĐ-BYT ngày 30/01/2020 về việc thành lập Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).
        9. Bộ Y tế. Công văn 372/BYT-DP ngày 30/01/2020 về việc tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
      10. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Công văn 335/LĐTBXH-VP ngày 28/01/2020 về việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
      11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công văn 389/CÐ-BVHTTDL ngày 29/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hố hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
      12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công văn 391/BVHTTDL-VHCS ngày 31/01/2020 về việc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp trong hoạt động lễ hội, di tích.
      13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công điện 393/CĐ-BVHTTDL ngày 31/01/2020 về việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra trong hoạt động lễ hội, di tích.
      14. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công văn 260/BGDĐT-GDTC ngày 31/01/2020 về việc hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Cô-rô-na gây ra trong trường học.
      15. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công văn 266/BGDĐT-GDTC ngày 01/02/2020 về việc xin ý kiến chỉ đạo cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học phòng, chống dịch Cô-rô-na.
      16. Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Công văn 280/BHXH-CSYT ngày 31/01/2020 về việc phối hợp thực hiện thanh toán chi phí điều trị với trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Corona.
      17. Tổng cục Quản lý thị trường. Công văn 149/TCQLTT-CNV ngày 31/01/2020 về việc tăng cường phòng chống dịch nCoV.
      18. Tổng cục Quản lý thị trường. Công văn 156/TCQLTT-CNV ngày 01/02/2020 về việc triển khai công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona gây ra.
       III. Văn bản của tỉnh Gia Lai
      1.Công văn số 43/UBND-KGVX ngày 07/01/2020 chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh.
      2.Công văn số 201/UBND –KGVX ngày 21/01/2020 về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
      3.Công văn số 213/UBND –KGVX ngày 28/01/2020 về việc tiếp tục tăng cường  phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
      4.Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 01/02/2020 về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
      5.Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 02/02/2020 của Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống của tỉnh; phân công phụ trách địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
      6.Kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 02/02/2020 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do virut Corona triển khai phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
      7. Thông báo số 05/TB-UBND ngày 03/2/2020 về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng vi rút Corona gây ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai khẩn cấp công tác phòng chống dịch.
      8.Thông báo số 06/TB-UBND ngày 05/2/2020 về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh.
      9.Công văn số 260/UBND-KGVX ngày 07/02/2020 về việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
      10.Công văn số 262/UBND-KGVX ngày 07/02/2020 về việc tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
      11.Công văn số 270/UBND-KTTH ngày 07/02/2020 về việc hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
      12.Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 10/02/2020 của UBND tỉnh về việc tiếp nhận công dân Việt Nam từ Trung Quốc và các nước có dịch bệnh Covid-19 về Việt Nam qua biên giới của tỉnh.
      13.Công văn số 26/UBND-NC ngày 12/02/2020 về việc chỉ đạo liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
      14. Ban hành văn bản của UBND tỉnh cho học sinh , sinh viên nghỉ học từ ngày 03 -09/02/2020 và từ ngày 10-16/02/2020 để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
      15.Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện vệ sinh môi trường đối với các trường học các cấp của tỉnh.
       16.Văn phòng UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản thông báo, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho các ngành, địa phương, đơn vị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
       17. Công văn số 306/UBND-KGVX ngày 13/02/2020 Về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp trong trường học.
     Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A và có sự lây lan từ người sang người.
     Vi rút này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Vi rút Corona là một betacoronavirus (2019-nCoV) có nguồn gốc từ loài Dơi.
     Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch. Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người Một số người nhiễm vi rút nCoV có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
     II. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
     1. Trên thế giới
     - Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.
     - 3h00 sáng, ngày 31/01/2020 (giờ Việt Nam), tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus nCoV từ Trung Quốc là "TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Y TẾ TOÀN CẦU".
     - Đến nay dịch bệnh đã lan ra 31/31tỉnh, thành phố của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc bệnh.
     - Tính đến sáng ngày 04/02/2020: Số người mắc bệnh trên thế giới: 20.600 trường hợp, 427 người tử vong (Có 02 người ngoài lãnh thổ Trung quốc).
       2. Tại Việt Nam
     - Tính đến sáng ngày 04/02/2020: Việt Nam đã có 09 trường hợp mắc nCoV Trong đó: 02  người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 01 công dân Việt Nam là lễ tân khách sạn tại tỉnh Khánh Hòa có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc và 01 người Mỹ gốc Việt về Việt Nam trước đó có quá cảnh thành phố Vũ Hán.
     - Ngoài ra, số trường hợp nghi ngờ nhiễm virus nCoV (có dấu hiệu sốt ho, đến từ vùng dịch) là 92 trường hợp, trong đó 65 trường hợp xét nghiệm âm tính với nCoV; 27 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra có 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người có nghi ngờ nhiễm virus nCoV (Số liệu đến ngày 01/2).
     - Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, trong đó nêu rõ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu và lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
     3. Tại tỉnh Gia Lai: Đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào nghi ngờ nhiễm virus nCoV. Có 02 trường hợp trở về từ vùng dịch Trung Quốc. Ngành y tế đã tổ chức xác minh loại trừ 01 trường hợp vì đã qua trên 40 ngày; 01 trường hợp đã cho lấu mẫu xét nghiệm kết quả âm tính với nCoV. Ngành y tế tiếp tục cách ly, giám sát chặt trường hợp này.
     III. KHUYẾN CÁO CỦA BỘ Y TẾ
     1. Đối với người dân
     - Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
     - Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
     - Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay.
     - Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
     - Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.
     - Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
     - Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
     2. Đối với những người từ Trung Quốc hoặc đi từ vùng dịch trở về
     - Cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.
     - Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
     - Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
     3. Đối với những người đến Trung Quốc hoặc các khu vực đã công bố dịch bệnh
     - Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc hoặc các khu vực đã công bố dịch bệnh trong dịp này.
     - Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
     - Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
     - Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
     4. Đeo khẩu trang y tế đúng cách để phòng chống vi rút nCoV
     - Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
     - Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt xanh có tính chống nước. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
     - Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng.
     - Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh cho chính mình và những người xung quanh.
     - Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
     - Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn.
     - Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
     5. Số điện thoại đường dây nóng miễn phí để cung cấp các thông tin, ý kiến về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc và nhận tư vấn cách phòng, chống dịch bệnh: 19003228.
     6. Số điện thoại của thường trực Ban chỉ đạo xã Đông và BCĐ  huyện Kbang  về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona gây ra để người dân liên hệ khi phát hiện các triệu chứng nêu trên, đặc biệt các triệu chứng này  xảy ra khi gia đình có người thân trở về từ vùng có dịch như sau:
     + Trạm trưởng trạm y tế xã Đông: 0908.441.742 (Bà: Vàng).
     + Giám Đốc Trung tâm y tế  huyện Kbang: 0905.219.509 (Ông: Hiếu)
     Nghị định 100/2019/NĐ-CP  về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Sau đây là một số quy định mới về các mức xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
     1. Tăng mạnh mức phạt khi đi sai làn đường
 
 
Muc-loi-GT-thuong-gap-(1).jpg
Phương tiện giao thông đi sai làn đường (ảnh minh họa)
 
     Người tham gia giao thông không đi đúng làn đường, phần đường của mình sẽ bị phạt:
 
 
Đối với Ô tô Đối với Xe máy
- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (trước đây bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng).
-Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng
- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (trước đây bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng).
 
 
- Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện
- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (trước đây bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng).
- Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
- Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng (trước đây bị phạt từ 50.000 - 60.000 đồng).
 
 
2. Từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn
 
Tu-choi-thoi.jpg
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn (ảnh minh họa )
 
     Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ còn siết chặt mức phạt đối với người không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông.
 
Đối với người lái ô tô Đối với người điều khiển xe máy:
 
-  Phạt từ 30 - 40 triệu đồng (điểm b khoản 10 Điều 5);
 
- Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng
- Phạt từ 06 - 08 triệu đồng (điểm g khoản 8 Điều 6);
 
-Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Đối với người điều khiển
máy kéo, xe chuyên dùng
Đối với người đi xe đạp, xe đạp điện
- Phạt từ 16 - 18 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 7);
- Tước Giấy phép lái xe nếu điều khiển máy kéo; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 - 24 tháng.
- Phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm d khoản 4 Điều 8).
 
 
3. Tăng mạnh mức phạt tiền khi lái xe dùng điện thoại

Khi-lai-xe-dung-ĐT.jpg
 
 
Với ô tô: Với xe máy: Với xe đạp, xe đạp máy kể cả xe đạp điện
Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 600.000 - 800.000 đồng Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính thì bị phạt tiền từ 600.000 - 01 triệu đồng, tăng gấp 05 lần so với trước đây (trước đây chỉ phạt từ 100.000 - 200.000 đồng)  Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng (trước đây là 50.000 - 60.000 đồng)

4.  Không có và không mang giấy tờ xe
     Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải đem theo:
- Giấy đăng ký xe;
- Bằng lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thường gọi là bảo hiểm xe máy).
Nếu thiếu bất cứ giấy tờ nào nêu trên, người lái xe sẽ bị phạt. Cụ thể mức phạt theo Nghị định 100 như sau:
 
Giấy đăng ký xe ô tô xe máy
Không có Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (không thay đổi so với trước đây) Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây
Không mang theo Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây) Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng).
Bằng lái xe ô tô xe máy
Không có: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây) Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây)
Không mang theo Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây). Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng)
 
Bảo hiểm xe máy ô tô xe máy
Không có hoặc không mang theo:
 
Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (không thay đổi so với trước đây). Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng).
Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định (Chỉ áp dụng đối với ô tô)
Không có: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (không thay đổi so với trước đây).
+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

5.Tăng gấp đôi mức phạt với xe không chính chủ
     ​Sẽ phạt tiền đối với chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế. Cụ thể:
 
ô tô xe máy
- Trường hợp chủ xe là cá nhân: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng (trước đây bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng). - Trường hợp chủ xe là cá nhân: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (trước đây bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng).
- Trường hợp chủ xe là tổ chức: Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng (trước đây bị phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng). - Trường hợp chủ xe là tổ chức: Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (trước đây bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng).
 
     Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vi phạm nêu trên đều bị phạt mà theo khoản 10 Điều 80 Nghị định này, xe không chính chủ chỉ bị phạt khi xác minh:
- Trong quá trình đăng ký xe;
- Trong quá trình điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Một trong 07 Luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 là Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019. Đây cũng là một trong những luật chứa những quy định tác động mạnh tới đông đảo người dân.
     Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 được Quốc hội Khóa XIV, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/2018, với 9 chương, 67 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019; là công cụ pháp lý quan trọng bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.
      Toàn văn Luật Tố cáo năm 2018 có tại bản đính kèm:
       http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?        class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=162375
           Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL.
          Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, lần đầu tiên Chính phủ trình Dự án Luật PBGDPL ra trước Quốc hội. Tại đây, Chính phủ đề nghị quy định “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong Dự thảo Luật PBGDPL và được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình, đánh giá cao.
           Sau đó, Luật PBGDPL được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3, chính thức quy định ngày 09/11 hàng năm (ngày Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta) là “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật của toàn dân. Sau khi Luật PBGDPL được thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngà̀y 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PBGDPL, trong đó, các nội dung và hình thức tổ chức “Ngày Pháp luật” đã được quy định cụ thể tại Điều 6 của Nghị định này, tạo điều kiện cho việc triển khai được thống nhất, hiệu quả. Theo đó Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung như: Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật.
     Sau quy định của Hiến pháp về Ngày Quốc khánh, đây là lần thứ hai, có một đạo luật quy định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hằng năm - Ngày Pháp luật Việt Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hướng tới mục đích, ý nghĩa sau:
           1. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật:
Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, trong ngày này, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để từ một ngày này góp phần để tất cả các ngày còn lại trong năm đều là Ngày Pháp luật.
           2. Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật:
Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật; xây dựng niềm tin,tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.
           3. Đề cao giá trị con người nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật của kỷ cương, phép nước
          Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
          4. Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:
Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là tính thượng tôn pháp luật trong tổ chức đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm tính thống nhất, ổn định, minh bạch, dân chủ và công bằng. Tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam góp phần đáp ứng các yêu cầu trên và hình thành một trong những điều kiện quan trọng, thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân.
          Xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi việc nâng cao mạnh mẽ nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân, thể hiện thái độ của các thành viên trong xã hội đối với kỷ cương pháp luật, là sự đánh giá và ghi nhận tính công bằng của pháp luật. Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ điều chỉnh tốt nhất hành vi khi được chấp nhận; chấp hành một cách tự nguyện, thực sự trở thành nhu cầu tự thân, có ý thức của mỗi người. Bởi thế, phổ biến giáo dục pháp luật được coi là khâu đầu tiên của việc thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm động viên toàn dân đoàn kết, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật.
Đối với việc thi hành pháp luật, tổ chức Ngày Pháp luật nhằm động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh, công bằng, thống nhất, kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng nền hành chính trong sạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính, từ đó nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, khả năng thực thi pháp luật trong mọi hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế xã hội và sinh hoạt hằng ngày của nhân dân.
          5. Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý:
Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền , tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, nâng cao trình độ văn hóa cần phải xây dựng lối sống theo pháp luật. Lối sống pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ thói quen ứng xử theo pháp luật của con người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời khi có áp lực từ bên ngoài. Lối sống theo pháp luật đòi hỏi trình độ nhận thức pháp luật, nhận thức vì sự cần thiết và giá trị xã hội của pháp luật từ phía các cá nhân; ý thức tự nguyện từ những lợi ích, từ mức độ hài lòng của dân chúng vào hệ thống pháp luật mà họ được thụ hưởng, từ thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật. Ngày Pháp luật được tổ chức với ý nghĩa đó.
         Với những ý nghĩa như vậy có thể khẳng định “Ngày Pháp luật” sẽ là một hình thức tuyên truyền PBGDPL rất hiệu quả, bởi pháp luật quy định cho “Ngày Pháp luật” được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, phong phú về nội dung, phù hợp với các đối tượng sẽ giúp cho những chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến gần với người dân hơn và dễ dàng đi vào cuộc sống. “Ngày Pháp luật” sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của luật pháp trong đời sống xã hội và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng và Nhà nước ta./.
        I. Sự cần thiết xây dựng Luật Tố cáo 2018
        1. Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật tố cáo 2011
Trong những năm qua, Luật tố cáo 2011 đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo; giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi VPPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN). Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Luật tố cáo 2011 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập sau:
        Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Luật tố cáo 2011 chưa quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong các trường họp như: tố cáo hành vi VPPL trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian đương nhiệm, nay họ đã chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức khác hoặc họ không còn là cán bộ, công chức, viên chức; tố cáo hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi họ công tác chưa bị hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể; tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.. .Luật tố cáo 2011 cũng chưa quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan như ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL trong thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước.
        Thứ hai, về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo: Luật tố cáo 2011 quy định thiếu chặt chẽ hoặc chưa cụ thể trong việc xử lý đối với một số tình huống như: tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo; người tố cáo rút đơn tố cáo; tạm dừng, đình chỉ việc giải quyết tố cáo; tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp...
        Thứ ba, về tổ chức thỉ hành kết luận nội dung tố cáo: Luật tố cáo 2011 chưa quy định rõ vấn đề này dẫn đến tình trạng nhiều kết luận, quyết định xử lý đối với người có hành vi VPPL bị tố cáo đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm minh, nhất là việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; xử lý sai phạm về kinh tế... gây ra bức xúc cho người dân và xã hội.
        Thứ tư, về bảo vệ người tố cáo: Luật tố cáo 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định về các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, các quy định này khó thực hiện, chưa tạo nên cơ chế pháp lý để bảo vệ người tố cáo một
cách hiệu quả và thực chất. Do vậy, cần có các quy định cụ thể, chi tiết nhằm bảo vệ kịp thời, hiệu quả người tố cáo và người thân thích của họ.
Những hạn chế, bất cập của Luật tố cáo 2011 làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo và trật tự, kỷ cương pháp luật. Luật tố cáo 2018 hướng đến khắc phục những hạn chế, bất cập đó.
  1. Nhằm cụ thể hóa quy định về quyền con người trong Hiến pháp 2013 và phù hợp vói các quy định pháp luật có liên quan
Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tồ chức, cá nhân”. Hiến pháp năm 2013 đã có điểm mới so với Hiến pháp năm 1992 khi quy định quyền tố cáo là quyền con người mà không chỉ là quyền công dân và đề cao vấn đề thực thi quyền con người, quyền công dân...Do đó, Luật tố cáo sửa đổi nhằm thể hiện rõ hơn tinh thần của Hiến pháp 2013 về quyền tố cáo với góc độ là quyền con người; quy định cụ thể hơn việc bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo và công khai, minh bạch trong hoạt động này...Mặt khác, những thay đổi về quy trình tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hay quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012...cũng liên quan đến việc xác định trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn giải quyết tố cáo. Điều đó đặt ra yêu cầu xây dựng Luật tố cáo mới, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan.
  1. Nhằm quán triệt sự chỉ đạo của Đảng về tăng cường công tác đấu tranh PCTN, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc xây dựng Luật tố cáo 2018 cũng là thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh công tác PCTN và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, cụ thể: Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 15/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng: “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật tố cáo, bảo đảm các tố cáo về tham nhũng phải được giải quyết kịp thời, tránh tình trạng đùn đẩy, bao che, không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định pháp luật”. Chỉ thị cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết tố cáo, xử lý tố giác, tin báo tội phạm...”; “Bảo vệ, khen thưởng xứng đáng người dũng cảm tố cáo hành vi tham nhũng; đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác”. Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 26/5/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết
 
khiếu nại, tố cáo cũng đưa ra giải pháp: “Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng nâng cao thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thanh tra; của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của HĐND, đại biểu HĐND trong việc thực hiện chức năng giám sát; của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
  1. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC XÂY DựNG LUẬT TỐ CÁO 2018
Luật tố cáo 2018 được xây dựng dựa trên quan điểm và nguyên tắc sau:
  1. Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giải quyết tố cáo, cải cách nền hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
  2. Nội dung và phạm vi điều chỉnh họp lý; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo; quy định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các loại tố cáo; có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo; đồng thời xử lý nghiêm minh đối với các hành vi VPPL về tố cáo.
  3. Bảo đảm phù hợp với Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tính khả thi.
  4. Dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những nội dung còn phù họp của Luật tố cáo 2011; bổ sung nội dung mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
  1. BỔ CỤC CỦA LUẬT TỐ CÁO 2018
Luật tố cáo 2018 bao gồm 09 chương với 67 điều, trong đó:
Chương I: Những quy định chung, gồm 08 điều, từ Điều 01 đến Điều 08. Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo; nguyên tắc giải quyết tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo; trách nhiệm phối họp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo, chấp hành quyết định xử lý hành vi VPPL bị tố cáo; các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo.
Chương II: Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo, gồm 03 điều, từ Điều 09 đến Điều 11. Chương này quy định về quyền và nghĩa vụ của 03 nhóm chủ thể có liên quan trong quá trình tố cáo và giải quyết tố cáo là: người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo.
Chương III: Giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, gồm 28 điều, từ Điều 12 đến Điều 40. Chương này gồm 03 mục: Mục 01 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo (từ Điều 12 đến Điều 21); Mục 02 quy định về hình thức tố cáo, tiếp nhận xử lý ban đầu thông tin tố cáo (từ

Điều 22 đến Điều 27); Mục 03 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo (từ Điều 28 đến Điều 40).
Chương IV: Giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL về QLNN trong các lĩnh vực, gồm 03 điều, từ Điều 41 đến Điều 43; quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi VPPL về QLNN trong các lĩnh vực; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay.
Chương V: Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, gồm 03 điều, từ Điều 44 đến Điều 46, quy định về trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, của người bị tố cáo và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương VI: Bảo vệ người tố cáo, gồm 12 điều, từ Điều 47 đến Điều 58. Chương này gồm 03 mục: Mục 01 quy định chung; Mục 02 quy định trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo; Mục 3 quy định các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Chương VII: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo, gồm 03 điều, từ Điều 59 đến Điều 61: quy định về trách nhiệm của cơ quan QLNN về công tác giải quyết tố cáo; trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; trách nhiệm thông tin, báo cáo trong công tác giải quyết tố cáo.
Chương VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm, gồm 04 điều từ Điều 62 đến Điều 65: quy định tiêu chí chung về khen thưởng đối với người tố cáo và quy định về xử lý hành vi vi phạm của người giải quyết tố cáo, người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người tố cáo và những người khác có liên quan.
Chương IX: Điều khoản thi hành, gồm 02 điều, từ Điều 66 đến Điều 67 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chi tiết các điều khoản thi hành Luật.
Như vậy, nếu Luật tố cáo 2011 bao gồm 08 chương với 50 điều thì Luật tố cáo 2018 bao gồm 09 chương với 67 điều. So với Luật tố cáo 2011 thì Luật tố cáo 2018 có thêm một chương mới là Chương V về trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo. Nhiều vấn đề quan trọng của Luật tố cáo 2011 đã được sửa đổi, bổ sung như: thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; rút tố cáo; tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo; tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo; trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo...
  1. NỘI DUNG Cơ BẢN CỦA LUẬT TỐ CÁO 2018
  1. Phạm vi điều chỉnh
Để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền tố cáo của cá nhân cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc giải quyết tố cáo; đồng thời bảo đảm sự thống nhất giữa Luật tố cáo với Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan, Luật tố cáo 2018 tiếp tục kế thừa quy định của Luật tố cáo 2011 về phạm vi điều chỉnh, trong đó quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với 02 nhóm hành vi VPPL: (1) hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, cồng vụ; (2) hành vi VPPL về QLNN trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, Luật tổ cáo còn quy định về bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quản lý cồng tác giải quyết tố cáo.
  1. Áp dụng pháp luật trong tố cáo và giải quyết tố cáo
Nhằm đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, Điều 3 Luật tố cáo 2018 quy định: “(i). Tố cáo và giải quyết tố cáo được áp dụng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp luật khác có quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó. (ii). Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự”.
Trong quá trình xây dựng Luật tố cáo 2018, có ý kiến đề nghị xác định Luật tố cáo là luật gốc, nên để phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không nên nêu nguyên tắc áp dụng pháp luật (như quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Luật tố cáo) mà các luật khác phải tuân theo Luật này khi điều chỉnh về tố cáo và giải quyết tố cáo từng lĩnh vực; trường hợp Luật này phải áp dụng quy định của luật khác thì cũng cần chỉ rõ đó là quy định nào, ở văn bản nào và ngược lại, quy định nào của Luật tố cáo cần được áp dụng chung trong quá trình giải quyết tố cáo từng lĩnh vực ở văn bản pháp luật khác.
Quá trình nghiên cứu cho thấy, bên cạnh Luật tố cáo - là luật điều chỉnh chung về tố cáo và giải quyết tố cáo, hiện nay còn có một số văn bản pháp luật khác có quy định riêng về tố cáo và giải quyết tố cáo như Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật PCTN, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu HĐND...Việc đưa tất cả các quy định liên quan trong các luật nói trên vào Luật tố cáo hay lấy Luật tố cáo là căn cứ để điều chỉnh vấn đề tố cáo tại các luật khác là rất phức tạp, không khả thi và không bao quát hết đặc thù của tố cáo và giải quyết tố cáo trong từng lĩnh vực. Việc xác định nguyên tắc áp dụng pháp luật như Khoản 1 Điều 3 sẽ tránh được xung đột pháp luật (mâu thuẫn/chồng chéo/bỏ sót). Như vậy, trường họp luật khác có quy định khác về tố cáo và giải quyết tố cáo thì mới áp dụng theo luật đó hoặc trường họp luật khác quy định dẫn chiếu đến Luật tố cáo thì việc giải quyết tố cáo được áp dụng theo Luật tố cáo.
  1. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết
tô cáo
Tổng kết công tác giải quyết tố cáo cho thấy, qua đơn thư tố cáo, cơ quan nhà nước phát hiện, xử lý nhiều hành vi tiêu cực, tham nhũng, VPPL, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích họp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân. Tuy nhiên, thực tế không ít trường họp công dân lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai, vu cáo, vu khống nhằm làm hại uy tín, danh dự của người khác, gây mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, cần phải có quy định để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Kế thừa các nội dung còn phù họp của Luật tố cáo 2011, Luật tố cáo 2018 đã quy định cụ thể, đầy đủ hơn về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo.
Đối với người tổ cảo, Luật quy định các quyền cho người tố cáo gồm: thực hiện tố cáo; được bảo đảm bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác; được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo; tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Luật đã bổ sung quyền rút tố cáo của người tố cáo. Bên cạnh các quyền, Luật tố cáo quy định người tố cáo có các nghĩa vụ: cung cấp thông tin cá nhân theo quy định tại Điều 23 của Luật; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; họp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra (Điều 9).
Đối với người bị tố cảo, Luật đã bổ sung một số quyền của người bị tố cáo gồm: được thông báo về việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tổ cáo; khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Luật cũng bổ sung nghĩa vụ của người bị tố cáo là có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo (Điều 10).
Đối với người giải quyết tố cáo, Luật bổ sung một số nghĩa vụ, đó là: bảo đảm quyền và lợi ích họp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo; thông báo cho người tố cáo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, việc chuyển vụ việc tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo; thông báo cho người bị tố cáo về nội dung tố cáo, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo (Điều 11).
  1. Giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
So với Luật tố cáo 2011, Luật tố cáo 2018 có nhiều quy định mới về thẩm quyền và về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với nhóm hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, cồng vụ.
  1. về thẩm quyền giải quyết tố cáo
về nguyên tắc xác định thẩm quyền: Luật tố cáo 2018 tiếp tục kế thừa nguyên tắc xác định thẩm quyền trong Luật tố cáo 2011 và bổ sung thêm một số nguyên tắc để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay như: tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức; tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia tách; tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể; tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Điều 12).
về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Tại Điều 13, Luật tố cáo 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra, Luật bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước và trong các cơ quan khác của nhà nước như Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, HĐND các cấp...(từ Điều 14 đến Điều 17). Luật cũng quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 18) và thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Điều 19). Tiếp tục kế thừa quy định của Luật tố cáo 2011, Luật tố cáo 2018 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức (Điều 21); giao cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với các hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong hệ thống của mình (Điều 20).
  1. về hình thức tố cáo, tiếp nhận, xử lỷ ban đầu thông tin tố cảo
- Hình thức tổ cảo: Để xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo, Luật tố cáo 2018 tiếp tục quy định hai hình thức tố cáo như Luật tố cáo 2011: tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.
- Tiếp nhận, xử ỉỷ ban đầu thông tin tố cáo: Đây là bước quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền quyết định thụ lý hay không thụ lý tố cáo. Do đó, Luật tố cáo 2018 quy định cụ thể việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn tố cáo, đảm bảo cho việc xử lý ban đầu được thực hiện một cách chặt chẽ. Luật cũng quy định trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; xử lý hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm (từ Điều 23 đến Điều 27). Một số điểm mới quan trọng về xử lý ban đầu đối với thông tin tố cáo như sau:
Đối với đon tố cáo được gửi đến nhiều nơi, Khoản 3 Điều 24 Luật quy định: trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý. Quy định này nhằm tránh tình trạng người tố cáo gửi đơn tố cáo tràn lan, vượt cấp, đồng thời đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý tố cáo không thuộc thẩm quyền.
Đối với tố cáo nặc danh, mạo danh, Điều 25 của Luật quy định: khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý. Trường hợp thông tin tố cáo có nội dung rõ ràng về người có hành vi VPPL, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi VPPL và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
  1. về trình tự, thủ tục giải quyết tố cảo
Nếu Luật tố cáo 2011 quy định trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bắt đầu từ khâu tiếp nhận tố cáo thì Luật tố cáo 2018 quy định trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bắt đầu từ khâu thụ lý tố cảo. Đây cũng là thời điểm bắt đầu để tính thời hạn giải quyết tố cáo. Luật tố cáo 2018 quy định 04 bước trong quy trình giải quyết tố cáo: (i) Thụ lý tố cáo; (ii) Xác minh nội dung tố cáo; (iii) Kết luận nội dung tố cáo; (iv) Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Luật đã quy định chi tiết, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo:
- Bổ sung quy định về điều kiện thụ ỉỷ tố cáo (Khoản 1 Điều 29). Đây là căn cứ quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định thụ lý vụ việc tố cáo. Theo đó, người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cảo khi có đủ các điều kiện sau: (i) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật (phải đảm bảo về hình thức tố cáo); (ii) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; (iii) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; (iv) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi VPPL.
Xử ỉý trường hợp chuyển từ khiếu nại sang tố cảo, Khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo quy định: Trường họp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi VPPL.
  • Sửa đổi quy định về thời hạn giải quyết tẻ cáo. Theo đó, thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Ngoài ra, Luật cũng quy định về gia hạn giải quyết tố cáo đối với những vụ việc phức tạp hoặc đặc biệt phức tạp. Cụ thể là, đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 30).
  • Bổ sung quy định về rủt tố cáo. Theo đó, người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản. Luật cũng quy định cụ thể việc xử lý đối với các trường hợp rút tố cáo toàn bộ, rút một phần; rút tố cáo trong trường họp nhiều người cùng tố cáo, trong trường hợp người tố cáo bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo (Điều 33).
  • Bổ sung quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Khoản 1 Điều 34 Luật tố cáo quy định người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ: (i) cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan; (ii) cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại. Khi căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không còn thì người giải quyết tố cáo ra ngay quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo; thời gian tạm đình chỉ không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo (Khoản 2 Điều 34). Khoản 3 Điều 34 Luật tố cáo quy định người giải quyết tố cáo ra quyết định đĩnh chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây: (i) Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật; (ii) Người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo; (iii) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Quy định về việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tể cáo. Theo đó, trường họp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo. Luật đã quy định cụ thể việc xử lý đối với tố cáo tiếp và căn cứ để giải quyết lại vụ việc tố cáo nhằm đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm đều được xem xét, xử lý kịp thời, đúng pháp luật; tránh tình trạng bao che vi phạm hoặc tố cáo tràn lan, vượt cấp (Điều 37). Bên cạnh đó, Luật quy định về việc giải quyết tố cáo trong trường họp vụ việc quá thời hạn quy định mà không được giải quyết, qua đó xác định rõ trách nhiệm của người giải quyết tố cáo cũng như của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo trong hoạt động theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo (Điều 38). Đặc biệt, một điểm mới quan trọng của Luật tố cáo 2018 là trường hợp có căn cứ về việc giải quyết tố cáo có VPPL nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo (Khoản 5 Điều 38).
  1. Giải quyết tố cáo hành vi VPPL về QLNN trong các lĩnh vực
  2. về thẩm quyền giải quyết tố cáo
Luật tố cáo 2018 tiếp tục kế thừa quy định của Luật tố cáo 2011 theo nguyên tắc: Tố cáo hành vi VPPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng QLNN của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo nhiều hành vi VPPL thuộc chức năng QLNN của nhiều cơ quan thì các cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối họp để thống nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo cơ quan QLNN cấp trên quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Tố cáo về hành vi VPPL thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết (Điều 41).
  1. về trình tự, thủ tục giải quyết
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi VPPL về QLNN trong các lĩnh vực - về cơ bản - được thực hiện như đối với giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Điều 42) và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đối với tố cáo hành vi VPPL về QLNN trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau: (i) Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
(ii) Trường hợp tố cáo hành vi VPPL thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt hành vi VPPL và kịp thời lập biên bản về hành vi VPPL; việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo; (iii) Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi VPPL theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật (Điều 43).
  1. Trách nhiệm tổ chửc thực hiện kết luận nội dung tố cáo
Tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tăng cường trật tự, kỷ cương pháp luật. Để kết luận nội dung tố cáo được thực hiện nghiêm minh, cần có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan. Do vậy, Luật tố cáo 2018 đã bổ sung Chương V về tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo. Đây là chế định mới của Luật, trong đó quy định rõ trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, người bị tố cáo, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo (từ Điều 44 đến Điều 46).
  1. Bảo vệ ngưòi tố cáo
Trên cơ sở kế thừa, phát triển các quy định của Luật tố cáo 2011 và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo 2011, Luật tố cáo 2018 đã dành một chương (Chương VI) quy định về bảo vệ người tố cáo với nội dung cơ bản sau:
  • về người được bảo vệ, gồm: người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (Khoản 1 Điều 47).
  • về phạm vỉ bảo vệ, gồm: bí mật thông tin của người tố cáo; vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ (Khoản 1 Điều 47).
  • về căn cứ được bảo vệ'. Khi có căn cứ cho rằng vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ đang bị xầm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo thì người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết (Khoản 3 Điều 47).
- Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ. về cơ bản, các quyền của người được bảo vệ được kế thừa các quy định của Luật tố cáo 2011, gồm: Được biết về các biện pháp bảo vệ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ; từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ; được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong trường họp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ. Tương ứng với các quyền, người được bảo vệ phải thực hiện các nghĩa vụ như: chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ; thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ (Điều 48).
  • về cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ: Trách nhiệm bảo vệ trước hết thuộc về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan khác, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ. Đó là cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo; cơ quan Công an; cơ quan QLNN về cán bộ, công chức, viên chức, lao động; UBND các cấp, Công đoàn các cấp...(Điều 49).
  • về trình tự, thủ tục bảo vệ: Trước hết, Luật quy định về việc người tố cáo có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản (Điều 50). Trên cơ sở đề nghị của người tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ; thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ; chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ (từ Điều 51 đến Điều 54).
  • về các biện pháp bảo vệ: Luật quy định các biện pháp cụ thể để bảo vệ bí mật thông tin; vị trí cồng tác, việc làm; tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho những người được bảo vệ (từ Điều 56 đến Điều 58).
  1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo
Trước hết, Luật tố cáo quy định về trách nhiệm của các cơ quan QLNN về công tác giải quyết tố cáo (Điều 59). Theo đó, Chính phủ thống nhất QLNN về cồng tác giải quyết tố cáo trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý công tác giải quyết tố cáo của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Thanh tra Chính phủ là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện QLNN về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ƯBND các cấp thực hiện QLNN về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
        Luật cũng quy định về trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan khác của nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo (Điều 60). Cụ thể là: (i) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan khác của nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác giải quyết tố cáo; hằng năm gửi báo cáo về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến Chính phủ để tổng họp báo cáo Quốc hội. (ii) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan khác của nhà nước, các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác giải quyết tố cáo; hằng năm gửi báo cáo về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến ƯBND cùng cấp để tổng hợp báo cáo HĐND. (iii) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác của nhà nước không thuộc hệ thống hành chính nhà nước, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình phù họp với đặc thù tổ chức, hoạt động.
  1. Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm
Luật quy định những vấn đề chung về khen thưởng và xử lý vi phạm. Theo đó, người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi VPPL thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật (Điều 62). Luật cũng quy định về xử lý hành vi VPPL về tố cáo của các chủ thể, bao gồm người giải quyết tố cáo, người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, của người tố cáo và những người khác có liên quan (từ Điều 63 đến Điều 65).
  1. Những vấn đề khác
Ngoài những nội dung chính nêu trên, Luật tố cáo 2018 còn quy định một số vấn đề khác như nguyên tắc giải quyết tố cáo, các hành vi bị nghiêm cấm và điều khoản thi hành...

 
     Một nội dung cơ bản, trong đó chứa đựng nhiều quy định mới của Luật Tố cáo năm 2011 là việc quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực (Ðiều 31).
     Theo đó, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết. Tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
     Việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo trong Luật Tố cáo năm 2011 đã được quy định khá cụ thể. Trên cơ sở quy định hình thức tố cáo là việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp, Luật Tố cáo năm 2011 hướng dẫn cụ thể về việc tiếp nhận và xử lý tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau: Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
     Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp: tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện kiểm tra, xác minh về hành vi vi phạm, người vi phạm pháp luật.
     Ðối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự: Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
     Ðể thu thập các thông tin, tài liệu làm rõ nội dung tố cáo, kết luận đúng sai về nội dung tố cáo, trên cơ sở các quy định trước đây, Luật Tố cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, đồng thời Luật đã quy định cụ thể về xác minh, kết luận nội dung tố cáo.
     Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo. Trường hợp giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo thì phải có quyết định xác minh bằng văn bản. Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, người xác minh nội dung tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo. Trong trường hợp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tự mình tiến hành việc xác minh thì kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
     Việc xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của người giải quyết tố cáo được quy định cụ thể hơn. Căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau: Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm các quy định pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật. Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm các quy định trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
     Một nội dung khác đáng chú ý là quy định về việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp. Ðiều 27 Luật Tố cáo quy định việc tố cáo tiếp, các điều kiện để tố cáo tiếp và việc xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức cấp trên. Theo đó, khi quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết.
     Ðối với trường hợp quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết thì người đứng đầu cơ quan cấp trên yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo. Trường hợp việc giải quyết của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo đúng trình tự Luật Tố cáo quy định.
     Ðể đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo đã quy định một số nội dung mới về công khai nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng các hình thức: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc công khai này phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật Nhà nước.
     Ðáng chú ý là, Luật Tố cáo đã bổ sung một chương mới (Chương V: từ Ðiều 34 đến Ðiều 40) về bảo vệ người tố cáo: quy định về phạm vi, đối tượng, thời hạn bảo vệ; quyền, nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ; bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo; bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc; bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo.
     Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc yêu cầu các cơ quan có liên quan như cơ quan quản lý người tố cáo tại nơi công tác, ủy ban nhân dân địa phương nơi người tố cáo cư trú hoặc cơ quan công an có thẩm quyền... áp dụng các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo.
     Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp cận thông tin về người tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo đều có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật các thông tin này không kể người tố cáo có yêu cầu hay không. Trường hợp nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì người giải quyết tố cáo phải chủ động chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền để áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo.
     Việc quy định người tố cáo phải có văn bản yêu cầu bảo vệ chỉ áp dụng trong trường hợp họ có căn cứ cho rằng bị phân biệt đối xử về việc làm, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân, hay nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Ðây cũng là cơ sở để các cơ quan xác định các biện pháp bảo vệ phù hợp, bảo đảm tính khả thi trên thực tiễn, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.
     Ngoài những nội dung cơ bản nói trên, Luật Tố cáo cũng đã kế thừa Luật Khiếu nại, tố cáo và quy định cụ thể hơn về một số nội dung khác. Thí dụ: Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo: Luật quy định trách nhiệm, thời hạn cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo. Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Hỏi: Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 và Khoản 1, Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình:
       - Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
       - Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Như vậy, Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên cần xem xét một số trường hợp được nêu dưới đây
Việc sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được chia ra các trường hợp sau:
1. Tại khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP: "Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực) mà chưa có đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung".
=> Trường hợp này pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn
2. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001:
Trường hợp này, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm và cần chú ý như sau:
+ Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu chưa đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng
+ Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng
+ Kể từ sau ngày 01/01/2003 mới đăng ký kết hôn quan hệ vợ chồng chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
3. Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng
       Như vậy: Những trường hợp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thuộc những trường hợp mà pháp luật không CÔNG NHẬN thì không được bảo vệ theo chế độ vợ và chồng theo Luật HNGĐ 2014. Còn việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn và các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 5 và Điều 8 Luật HNGĐ 2014 thì mới được coi là vi phạm pháp luật.
       2. Hỏi: Em trai tôi (22 tuổi) bị bắt do test trong nước tiểu có chất ma túy. Vậy tôi xin hỏi em trai tôi lần đầu vi phạm  về việc sử dụng ma túy có bị truy tố hình sự không? Và có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc không?
Trả lời:
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay không bao gồm hành vi sử dụng ma túy trái phép.
       Như vậy: Có thể thấy, hiện nay pháp luật không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm. Nên người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng việc sử dụng trái phép chất ma túy cũng bị xem là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
       Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người nào có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là người nước ngoài, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 7 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy còn bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Khoản 6 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
       Như vậy: Trường hợp em trai của bạn bị cơ quan chức năng tạm giữ do có hành vi sử dụng chất ma túy thì em trai của bạn có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (mức trung bình là 750.000 đồng) và bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định.
       - Sử dụng ma túy có có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc không?
Theo quy định định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, Theo quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Tuy nhiên, pháp luật đồng thời quy định không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Như vậy: Trường hợp em trai bạn hiện tại đã 22 tuổi nếu đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định và không thuộc các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc kể trên thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định.
       3. Hỏi: Con tôi tên là Lê Văn Nam (15 tuổi) được ông bà nội thưởng cho chiếc điện thoại di động trị giá hơn 5 triệu đồng. Sau đó con tôi bán chiếc điện thoại đó cho bạn cùng xóm tên là Trần Văn Hạnh (14 tuổi) với giá 2 triệu.  Khi biết được sự việc. Tôi đến nhà cháu Hạnh chuộc lại chiếc điện thoại và trả cho cháu Hạnh 02 triệu nhưng bố mẹ cháu Hạnh không đồng ý.
 Xin hỏi giao dịch này có bị vô hiệu hay không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? 
Trả lời: Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015, “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, cháu Lê Văn Nam đã đủ 15 tuổi nên cháu Nam có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nằm trong phạm vi tài sản riêng của mình. Chiếc điện thoại mà cháu Nam đem bán được coi đây là tài sản riêng của Nam, nên Nam có thể được bán nó mà không cần phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (bố mẹ cháu Nam).
Còn cháu Trần Văn Hạnh mới 14 tuổi, việc thiết lập thực hiện giao dịch dân sự của cháu Hạnh phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (bố mẹ Hạnh), trừ những giao dịch có giá trị nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi như mua đồ ăn, đồ dùng học tập bút, vở… 
Trường hợp này cháu Trần Văn Hạnh thực hiện giao dịch mua bán điện thoại thì không phải là phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và không phù hợp với lứa tuổi nên không được pháp luật công nhận. Khi bị phát hiện sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, có nghĩa là hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy trong trường hợp này cháu Hạnh sẽ phải trả lại cháu Nam chiếc điện thoại và cháu Nam phải trả lại cháu Hạnh 02 triệu đồng.
       4. Hỏi:  Tôi đưa con trai là M (4 tuổi) đến bệnh viện K để khám vì đau ruột thừa. Cháu M đã ngồi đây từ sáng nhưng vẫn chưa được vào khám vì tôi không mang theo thẻ bảo hiểm y tế và không có tiền để đóng phí khám bệnh. Tuy nhiên, sau khi được thông báo, Giám đốc bệnh viện K đã ra giải quyết vụ việc và tạo điều kiện cho con tôi được khám bệnh.
Xin hỏi Hành vi cản trở, không khám chữa bệnh cho trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Quyền được chăm sóc sức khỏe là một quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng khẳng định : trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Khoản 3 và 4 Điều 21 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em theo quy định hoặc trong trường hợp cấp cứu.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Như vậy, hành vi cản trở không khám chữa bệnh cho trẻ em nhu tren sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng
       5. Hỏi: Bạn tôi mua lại xe mô tô của người khác nhưng không làm thủ tục đăng ký sang tên xe mà chỉ mua bán mang tính chất trao tay. Vậy pháp luật quy định về thời hạn làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe như thế nào? Và nếu tôi không sang tên, thì có bị phạt không, nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
       - Về trách nhiệm đăng ký sang tên khi mua xe máy
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 04 năm 2014: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe".
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, bạn phải đến cơ quan đăng ký xe (theo quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2014/TT-BCA năm 2014) làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.
       - Về việc xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi không sang tên, đổi chủ xe mô tô, xe gắn máy
Chủ xe môtô, xe gắn máy không sang tên, đổi chủ sẽ bị phạt tiền, với mức phạt lên tới 400.000 đồng. Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định như sau về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
 (b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô”
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ về khái niệm đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình), vì theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông thì đây không phải là mức phạt đối với người điều khiển xe.
Theo những quy định quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ công an trong việc tuần tra, kiểm soát tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BCA, cán bộ không được thực hiện việc dừng xe để kiểm tra lỗi vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe vi phạm lỗi khác, khi kiểm tra có thể sẽ bị xem xét, xử lý thêm lỗi không sang tên xe của chủ xe - người điều khiển xe sẽ nộp phạt thay.
Trên đây là một số tình huống Hỏi đáp pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân & gia đình và lĩnh vực dân sự.
Kbang (Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng và giàu tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng hiện vẫn là huyện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, kết cấu hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ. Vì vậy, Kbang là huyện duy nhất của Gia Lai được Chính phủ chọn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.
Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:
              “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
               Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
               Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
               Thiếu một mùa, thì không thành trời,
               Thiếu một phương, thì không thành đất.
                Thiếu một đức, thì không thành người”