CHUYÊN MỤC

UBND xã Lơ Ku tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2022, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023

(ngày đăng bài: 15/03/2023)
Sáng ngày 15/3/2023 Uỷ ban nhân dân xã Lơ Ku tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2022, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023.

Chủ trì là các đồng chí Trong Thường trực UBND xã; Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQVN và các ban ngành đoàn thể, toàn thể cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã và Bí thư chi bộ, trưởng các thôn, làng.
15.jpg
(Quang cảnh hội nghị- Ảnh- Thanh Lan)
 
Trong thời gian quaĐảng ủy, Chính quyền, Mặt trận và các Đoàn thể, Ban phát triển thôn làng đã tích cực thực hiện toàn diện về các nội dung chương trình và đạt được một số kết quả bước đầu như: Kiện toàn bộ máy tổ chức chỉ đạo, quản lý điều hành, thực hiện chương trình theo sự chỉ đạo của các cấp; quán triệt, phổ biến, chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương, nội dung của chương trình; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được xây dựng, triển khai mạnh mẽ; công tác tuyên truyền được chú trọng; kinh tế xã hội ở xã tiếp tục được duy trì và phát triển, an ninh chính trị ổ định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, dân chủ cơ sở được phát huy; cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện.
Tuy nhiên có những khó khăn trong việc thực hiện đó là: Trung ương giao vốn muộn nên ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ thực hiện, giải ngân và hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới; Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được ban hành so với quy định mức đạt chuẩn cao hơn nên rất khó thực hiện đặc biệt tiêu chí số 8, số 13…Nguyên nhân khách quan do tác động của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập cho người dân; dẫn đến việc huy động các nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn xã; Về chủ quan do xã có địa bàn rộng, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng còn thiếu, việc đầu tư xây dựng nông thôn mới của xã cần nguồn vốn lớn, nhưng hỗ trợ còn hạn chế so với nhu cầu; Qua rà soát đánh giá bộ tiêu chí mới xã đạt 10/19 tiêu chí, lộ trình 2024 về đích xã đạt chuẩn nông thôn mới nên thời gian, nguồn lực để triển khai thực hiện hoàn thành tiêu chí NTM còn nhiều khó khăn.
15-1.jpg
(Các đồng chí trong thường trực UBND xã chủ trì hội nghị- Ảnh Thanh Lan)
Đánh giá kết quả việc thực hiện xây dựng Nông thôn mới năm 2022 có nhiều kết quả đáng nghi nhận, qua rà soát: Đánh gía theo Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, xã Lơ Ku đạt 10/19 tiêu chí: 1; 3, 4, 5, 6, 7, 14, 16, 18,19. Còn 9 tiêu chí chưa đạt bao gồm:  2, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 17; thực hiện dứt điểm các nguồn vốn và các nguồn lực thực hiện năm 2022 không nợ đọng. Vốn ngân sách trung ương bố trí trực tiếp (Vốn đầu tư, vốn sự nghiệp): 2.885.637.000 đồng. Trong đó(Vốn đầu tư phát triển: 1.343.000.000 đồn; Vốn sự nghiệp: 1.542.637.000đồng) Vốn lồng ghép: 3.586.000.000 đồng ( Vốn chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS: 1.717.000.000 đồng, Vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: 156.000.000 đồng; Vốn chương trình kiên cố hạ tầng giao thông: 1.713.000.000 đồng; Vốn huy động từ người dân và cộng đồng: 56.000.000đồng.
Sau khi nghe Đồng chí Trương Nhật Linh- ĐUV, Phó chủ tịch UBND xã báo cáo tình hình thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2022, đại diện các ban ngành, đoàn thể, công chức xã tham luận Hội nghị đã đề ra Mục tiêu trong thời gian tới đó là:Xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, tiệm cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn đồng bộ, kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp gắn với phát triển thương mại du lịch, dịch vụ và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc, văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan không gian nông thôn sáng, xanh, sạch đẹp; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng và an nih trật tự được giữ vững; Phấn đấu đến năm 2024 xã Lơ Ku hoàn thành xây dựng Nông thôn mới; Đồng thời đề ra Kế hoạch cụ thể năm 2023 hoàn thành 4 tiêu chí:số 1, 8, 13,15 với các giải pháp thực hiện cụ thể như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện công tác Quy hoạch; Phát triển hạ tầng Kinh tế - Xã hội;  Hoàn thiện thể chế Kinh tế và tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng đến việc khai thác tiềm năng, lợi thế của xã, tiếp tục cơ cấu lại nghành nông nghiệp, chuyển đổi đất có cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây, khác có hiệu quả cao hơn và xây dựng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã theo chuối liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ Hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả trên cơ sở thực hiện các hình thức liên kết sản xuất theo cơ chế, chính sách hiện hành phù hợp với thực tế và chỉ đạo lồng ghép vốn các chương trình, dự án hỗ trợ về phát triển sản xuất của ngành nông nghiệp, ưu tiên hỗ trợ cho Hợp tác xã. Tiếp tục khuyến khích chuyển đổi, hỗ trợ sản xuất cho kinh tế hộ có điều kiện tham gia vào các mô hình sản xuất liên kết và hợp tác xã.
         Chú trọng phát triển Văn hóa – Xã hội - Môi trường thường xuyên phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhưa; tập trung  phát triển các mô hình thôn, làng, ngõ xóm xanh – sạch- đẹp.
Dự kiến được nhu cầu nguồn vốn để thực hiện Tổng nguồn lực huy động lồng ghép xây dựng nông thôn mới trong năm 2023: 7.165.261.000 đồng; Cơ cấu nguồn lựctừ Vốn ngân sách trung ương bố trí trực tiếp có Vốn đầu tư, vốn sự nghiệp: 2.847.000.000 đồng. Trong đó:Vốn đầu tư phát triển: 2.736.000.000 đồng; Vốn sự nghiệp: 111.000.000 đồng; Vốn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã): 40.000.000 đồng; Vốn lồng ghép: 4.162.000.000 đồng (Vốn chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS: 3.442.000.000 đồng; Vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: 220.000.000 đồng; Vốn chương trình kiên cố hạ tầng giao thông: 500.000.000 đồng; Vốn huy động từ người dân và cộng đồng: 116.261.000 đồng.
        Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2022 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023 có nghĩa quan trọng trong cả hệ thống chính trị ở địa phương trong việc thực hiện hiện phong trào “Lơ Ku, chúng sức chung lòng xây dựng nông thôn mới”; mỗi cá nhân nêu cao nhận thức và phát huy vai trò trách nhiệm trong việc quyết tâm thực hiện, mỗi ban ngành trong hệ thống chính trị bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền; chủ động đảm nhận các công trình, phần việc thiết thực, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế; tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tham gia vào các hoạt động chung tay xây dựng nông thôn mới, góp phần phấn đấu đưa xã về đích Nông thôn mới vào cuối năm 2024.
Thanh Lan