CHUYÊN MỤC

Nghĩa An khuyến cáo một số lưu ý về tình hình dịch bệnh trong thời điểm giao mùa

(ngày đăng bài: 04/08/2022)
         Hàng năm vào thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè thời tiết nóng ẩm và bắt đầu xuất hiện các cơn mưa, thì diễn biến tình hình dịch bệnh lại có xu hướng tăng lên. Thời tiết tại thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi đốt như bệnh tiêu chảy do vi rút Rota, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản... thường có số mắc cao và có thể bùng phát thành dịch lớn.
20190410075610-34.jpg

         Theo thông tin từ Bộ y tế cho biết, hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía nam. Theo dự đoán của các chuyên gia, năm 2022 sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch, đinh dịch rơi vào tuần thứ 25 - 26 của năm (khoảng tháng 6 - 7).
Sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine phòng ngừa và cũng chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, UBND xã khuyến cáo mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đơn vị cần thực hiện diệt lăng quăng, diệt muỗi thường xuyên bằng cách thực hiện các công việc sau:
         Hàng tuần dọn dẹp nơi làm việc, sinh sống, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh lăng quăng. Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối....
       Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.
          Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng
Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày... để tránh muỗi đốt.
          Khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục từ 2 đến 3 ngày phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xem xét chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết sớm nhất.
         Để chủ động phòng năm 2022, Bộ Y tế đã có chống dịch bệnh mùa hè Công văn Số 2189/BYTDP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022.
         Theo đó, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban lãnh đạo các thôn, làng cùng các Ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế xã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết, viêm não... và các dịch bệnh mùa hè khác trên địa bàn.
          Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt. Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín; thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch. Tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển để phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm. Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, tuyên truyền lưu động bằng loa kẹo kéo...
                Kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
            Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trường học đứng chân trên địa bàn xã để tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho các bé, học sinh và phụ huynh về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, xà an nước sạch, đảm bảo toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Huy động, hướng dẫn các em học sinh trong các hoạt động nhằm loại bỏ lăng quẳng, bọ gậy tại các vật dụng chứa nước trong nhà và khu vực xung quanh.
             Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho Trạm Y tế xã để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời. Đồng chỉ đạo Trạm y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trưởng hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.
           Thực hiện tốt phòng tranh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác. Chủ động chuẩn bị đủ kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh./.
Hoàng Oanh