CHUYÊN MỤC

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn xã Nghĩa An

(ngày đăng bài: 20/11/2020)
       Tìm hiểu về sốt xuất huyết
      1. Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn truyền. Bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.    
       2. Nghĩa An là một vùng trọng điểm về sốt xuất huyết, bệnh xuất hiện nhiều tại khu vực đông dân cư, khu vực thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém, nhiều hố nước đọng và phế thải hoặc khu công trường đang xây dựng dở dang;  
       3. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Phát hiện sớm điều trị đúng, kịp thời sẽ khống chế và hạn chế được các ca tử vong. Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn:
FB_IMG_1582068146667.jpg

       Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn sốt:
       Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục kèm với các biểu hiện đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Thường có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc cháy máu cam.
       Giai đoạn hai được gọi là giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.
      + Người bệnh vẫn có thể còn sốt cao hoặc đã giảm sốt nhưng có thể có thêm các dấu hiệu nguy hiểm như:
      + Xuất huyết dưới da
      + Xuất huyết ở niêm mạc như: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
     + Xuất huyết nội tạng như: Xuất huyết tiêu hóa dẫn tới nôn ra máu, đi ngoài phân đen, xuất huyết ở phổi gây tràn dịch màng phổi, khó thở; xuất huyết não gây nôn, đau đầu dữ dội rồi hôn mê.
      + Các trường hợp nặng dẫn tới rối loạn đông máu, tràn dịch màng bụng, màng phổi, suy đa phủ tạng, sốc với các biểu hiện vật vã bứt rứt hoặc ly bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc không đo được huyết áp, đi tiểu ít.
      Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hồi phục:
      4. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn nhiễm virut truyền bệnh, hiện chưa có thuốc  điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin để phòng bệnh,  vì vậy biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là diệt muỗi vằn và bọ gậy của muỗi vằn.
      Muỗi vằn thường đẻ trứng ở các đồ vật chứa nước sạch trong và xung quanh nhà. Để diệt muỗi và bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết  cần được thực hiện thường xuyên liên tục như các biện pháp sau:
      + Thả cá vào các bể, phi chứa nước, hòn non bộ, bể cá cảnh.
      + Thay nước thường xuyên với các lọ hoa cây cảnh có nước
      + Thu gom phế thải, phế liệu, các dụng cụ chứa nước.
      + Che đậy các dụng cụ có khả năng đọng nước trong và xung quanh nhà.
      + Thả Abate là hóa chất diệt bọ gậy vào các chậu cây cảnh, bể cảnh có nước theo hướng dẫn của cán bộ Y tế.
      5. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh có diễn biến phức tạp và khó lường. Vì vậy khi có người có biểu hiện nghi mắc sốt xuất huyết (bao gồm: Sốt cao trên 39 độ C kéo dài từ 2 ngày trở lên, đau đầu, đau mỏi người và nổi các vết đỏ trên da hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng) thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn điều trị và triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời.
      Góp phần vào phòng chống sốt xuất huyết bằng cách:
     Thường xuyên nằm màn tránh muỗi đốt,
     Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh môi trường quanh nhà, gom rác đúng nơi quy định. Lu chứa nước phải nó nắm đậy và thường xuyên vệ sinh ít nhất 1 tuần 1 lần. (Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết)
     Khai báo cho Trạm y tế khi có người mắc sốt xuất huyết./.
Hoàng Oanh