CHUYÊN MỤC

Bán xe khi vợ vắng nhà

12/10/2022
Trong lúc vợ vắng nhà nửa tháng, Cường đã tự ý bán chiếc xe đạp điện thuộc sở hữu của vợ cho ông Cương cùng xóm với giá 5 triệu đồng và khẳng định đã bàn bạc, thống nhất với vợ việc bán xe để lấy tiền trả nợ thua bạc. Hai bên ký giấy mua bán viết tay, trao tiền và nhận xe.
Khi về nhà và biết chuyện,chị Hạnh (vợ Cường) đã gặp ông Cương đề nghị hủy hợp đồng mua bán xe và trả lại xe với lý do đó là chiếc xe thuộc sở hữu của chị, là vật kỷ niệm của gia đình bên ngoại tặng.
Ông Cương nói đã bán cho anh Vui, nếu chị Hạnh muốnl ấy lại xe thì đến gặp anh Vui mà chuộc lại. Chị Hạnh đến gặp anh Vui đề nghị nhận lại xe và trả đủ tiền cho anh nhưng anh Vui không đồng ý vì anh mua xe của ông Cương chứ không mua xe của Hạnh.
Chị Hạnh đã liên hệ với Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ chị. Là hòa giải viên được phân công tham gia hòa giải vụviệc, ông/ bà sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn
- Mâu thuẫn xảy ra giữa chị Hạnh và anh Vui về việc chiếc xe đạp điện .
- Nguyên nhân: Do anh Cường (chồng chị Hạnh) tự ý bán chiếc xe đạp điện thuộc quyền sở hữu của vợ cho ông Cương và ông Cương lại bán lại chiếc xe cho anh Vui.
2. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ quyền lợi củangười thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình,nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
- Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản màcòn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa ántích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đốivới người bị hại.
Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
3. Hướng giải quyết
Hòa giải viên cần phân tích để các bên hiểu được các quy định của pháp luật:
- Về phía anh Cường (chồng chị Hạnh): Chiếc xe đạp điện là tài sản đăng ký quyền sở hữu của chị Hạnh do đó anh Cường không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đạp điện cũng không được chủ sở hữu ủy quyền hợp pháp. Hành động tự ý lấy xe và bán của anh Cường có thể phạm vào tội trộm cắp tài sản (theoĐiều 173 Bộ luật hình sự 2015) khi thỏa mãn các dấu hiệu:
+ Mặt khách quan: Hành vi lấy xe đi bán khi chưa có sự đồng ý của chủ ở hữu.
+ Chủ thể: Có năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
- Về phía chị Hạnh: thuyết phục chị bình tĩnh giải quyết vấn đề nói chuyện với chồng để thỏa thuận về việc trả lại tiền cho người mà anh đã bán chiếc xe.
- Về phía ông Cương và anh Vui: phân tích chiếc xe đạp điện là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Do đó, việc anh Cường có lấy đăng ký quyền sở hữu xe mang đi bán thì người mua xe phải biết rằng chiếc xe này không thuộc quyền sở hữu của người bán và là tài sản bất hợp pháp, tuy nhiên vẫn thực hiện mua bán. Trường hợp này ông Cương và anhVui không được coi là người thứ ba ngay tình khi xảy ra tranh chấp vì đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu  thì bắt buộc khi trở thành đối tượng của giao dịch dân sự phải thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ giấy tờ xe… mà anh Vui lại không có giấy tờ nào chứng minh quyền sở hữu thì sẽ không thực hiện được thủ tục này, do đó hợp đồng mua bán này không có giá trị pháp lý và được xem là vô hiệu. Do giao dịch dân sự này vô hiệu nên theo quy định của pháp luật thì cácbên mua, bán xẽ hoàn trả lại cho nhau xe và tiền.

                                                                                                                                   Nguyễn Thị Thu Hiền