CHUYÊN MỤC

GỢI Ý GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG DÀNH CHO HÒA GIẢI VIÊN CƠ SỞ

07/09/2021
Tình huống 6: CHUYỆN CÁI AO
Nhà bà Yên và nhà bà Lành ở liền kề nhau. Do tuổi già, lại sống một mình nên bà Lành đã bán lại nhà cho ông Vui để chuyển lên thành phố sống với con cái. Sau khi mua nhà và chuyển về sinh sống, ông Vui sửa lại nhà và đào ao để  nuôi cá, trong quá trình đào ao đã gây nứt móng nhà bếp của bà Yên và có nguy cơ làm sập đổ nhà bếp của bà.
Bà Yên qua nhà và đề nghị ông Vui không được đào ao như vậy và nếu ông cứ cố tình đào thì bà sẽ báo với chính quyền để giải quyết. Ông Vui không chấp nhận vì ông cho rằng đất ông bỏ tiền ra mua thì ông muốn làm gì thì làm, miễn là không lấn sang phần đất nhà bà Yên, còn việc nhà bếp nhà bà bị nứt móng thì phải có biện pháp mà khắc phục.
Nếu ông (bà) là hòa giải viên đảm nhiệm vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý giải đáp tình huống:
1. Căn cứ giải quyết
 - Khoản 2, 3 Điều 177 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại quy định: "Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định ...Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh...thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường".
- Ca dao, tục ngữ có câu: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" hoặc "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau"...
2. Hướng giải quyết
 - Việc đào ao của ông Vui gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà bếp của bà Yên, có nguy cơ gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người nên ông cần chấm dứt ngay việc làm của mình.
 - Bà Yên nên dùng lời nói đúng mực với ông Vui, đặt vấn đề nhẹ nhàng để ông Vui hiểu được việc đào ao của ông là sai, chứ không nên to tiếng, nặng lời và đe dọa nhau gây thêm căng thẳng.