CHUYÊN MỤC

Mức phạt các lỗi giao thông thường gặp theo Nghị Định 100/2019/NĐ-CP

24/01/2020

     Nghị định 100/2019/NĐ-CP  về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Sau đây là một số quy định mới về các mức xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
     1. Tăng mạnh mức phạt khi đi sai làn đường
 
 
Muc-loi-GT-thuong-gap-(1).jpg
Phương tiện giao thông đi sai làn đường (ảnh minh họa)
 
     Người tham gia giao thông không đi đúng làn đường, phần đường của mình sẽ bị phạt:
 
 
Đối với Ô tô Đối với Xe máy
- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (trước đây bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng).
-Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng
- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (trước đây bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng).
 
 
- Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện
- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (trước đây bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng).
- Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
- Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng (trước đây bị phạt từ 50.000 - 60.000 đồng).
 
 
2. Từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn
 
Tu-choi-thoi.jpg
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn (ảnh minh họa )
 
     Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ còn siết chặt mức phạt đối với người không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông.
 
Đối với người lái ô tô Đối với người điều khiển xe máy:
 
-  Phạt từ 30 - 40 triệu đồng (điểm b khoản 10 Điều 5);
 
- Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng
- Phạt từ 06 - 08 triệu đồng (điểm g khoản 8 Điều 6);
 
-Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Đối với người điều khiển
máy kéo, xe chuyên dùng
Đối với người đi xe đạp, xe đạp điện
- Phạt từ 16 - 18 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 7);
- Tước Giấy phép lái xe nếu điều khiển máy kéo; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 - 24 tháng.
- Phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm d khoản 4 Điều 8).
 
 
3. Tăng mạnh mức phạt tiền khi lái xe dùng điện thoại

Khi-lai-xe-dung-ĐT.jpg
 
 
Với ô tô: Với xe máy: Với xe đạp, xe đạp máy kể cả xe đạp điện
Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 600.000 - 800.000 đồng Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính thì bị phạt tiền từ 600.000 - 01 triệu đồng, tăng gấp 05 lần so với trước đây (trước đây chỉ phạt từ 100.000 - 200.000 đồng)  Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng (trước đây là 50.000 - 60.000 đồng)

4.  Không có và không mang giấy tờ xe
     Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải đem theo:
- Giấy đăng ký xe;
- Bằng lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thường gọi là bảo hiểm xe máy).
Nếu thiếu bất cứ giấy tờ nào nêu trên, người lái xe sẽ bị phạt. Cụ thể mức phạt theo Nghị định 100 như sau:
 
Giấy đăng ký xe ô tô xe máy
Không có Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (không thay đổi so với trước đây) Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây
Không mang theo Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây) Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng).
Bằng lái xe ô tô xe máy
Không có: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây) Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây)
Không mang theo Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây). Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng)
 
Bảo hiểm xe máy ô tô xe máy
Không có hoặc không mang theo:
 
Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (không thay đổi so với trước đây). Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng).
Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định (Chỉ áp dụng đối với ô tô)
Không có: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (không thay đổi so với trước đây).
+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).

5.Tăng gấp đôi mức phạt với xe không chính chủ
     ​Sẽ phạt tiền đối với chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế. Cụ thể:
 
ô tô xe máy
- Trường hợp chủ xe là cá nhân: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng (trước đây bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng). - Trường hợp chủ xe là cá nhân: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (trước đây bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng).
- Trường hợp chủ xe là tổ chức: Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng (trước đây bị phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng). - Trường hợp chủ xe là tổ chức: Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (trước đây bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng).
 
     Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vi phạm nêu trên đều bị phạt mà theo khoản 10 Điều 80 Nghị định này, xe không chính chủ chỉ bị phạt khi xác minh:
- Trong quá trình đăng ký xe;
- Trong quá trình điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.