CHUYÊN MỤC

Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1

24/05/2022

NỘI DUNG:
Để giảm chi phí TTPL cho các DN, bảo đảm đạt được mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (theo GCI 4.0), trước mắt cần tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành PL, cụ thể sau đây:
1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí TTPL
- Đánh giá đúng, thực chất gánh nặng chi phí TTPL mà các DN đã, đang và sẽ tiếp tục gặp phải trong quá trình thực hiện, chấp hành quy định PL, qua đó, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung (SĐBS) các quy định không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, cản trở đầu tư KD, gây khó khăn, phiền hà cho DN, trong đó quan tâm, chú trọng việc bãi bỏ các quy định tạo ra chi phí TTPL về gia nhập thị trường và chi phí TTPL về xây dựng cơ sở SXKD theo Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 09/11/ 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành các văn bản QPPL quy định điều kiện đầu tư, KD, TTHC trên tinh thần quán triệt, tuân thủ triệt để các yêu cầu, tiêu chí đặt ra trong các nghị quyết của Chính phủ: Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2018; Nghị quyết số 139/NQ-CP năm 2018; Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo văn bản QPPL, đảm bảo không có các quy định mới chứa đựng các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý, cản trở điều kiện đầu tư KD của các DN, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, giảm thiểu chi phí TTPL trong các văn bản QPPL được SĐBS hoặc ban hành mới.
- Rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí do cấp trung ương, địa phương ban hành mà các DN đang phải gánh chịu, nếu có những quy định gây khó khăn, vướng mắc cho DN, làm tăng chi phí TTPL thì sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền SĐBS cho phù hợp.
- Tạo sự liên thông giữa hoạt động xây dựng, hoàn thiện PL với hoạt động tổ chức thực thi PL. Thường xuyên rà soát, cập nhật, nắm bắt, tổng hợp các quy định PL có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu khả thi, không rõ ràng, thiếu tính minh bạch, khó tuân thủ, bất hợp lý để SĐBS, bãi bỏ.
2. Tổ chức thi hành pháp luật trên tinh thần hướng đến ngày càng giảm bớt chi phí TTPL cho cộng đồng DN
- Cập nhật và tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và cộng đồng DN các quy định:
+ Về các điều kiện KD đã được bãi bỏ, các điều kiện KD đã được đơn giản hóa, các nội dung sửa đổi, bổ sung, các quy định mới trong các lĩnh vực KD dễ làm phát sinh các chi phí không chính thức trong TTPL (tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng (điện, điện thoại …), trả thuế… để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công…).
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, giải thích quy định của các văn bản PL mới được ban hành đến CBCCVC, bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các quy định PL về điều kiện đầu tư KD; các DN nắm được quy định mới của PL về điều kiện đầu tư KD, quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của DN để DN biết, tự bảo vệ mình trước các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu. Phát động trong các DN thống nhất nhận thức, thái độ hành xử kiên quyết không “lót tay” cho CBCCVC, không chấp nhận chi những khoản chi phí “bôi trơn” để được hưởng những lợi ích, những “ưu tiên” ngoài quy định của PL. Xây dựng, phát hành, tổ chức hướng dẫn sử dụng các tài liệu về tuân thủ các quy định PL liên quan đến điều kiện đầu tư KD.
+ Các cơ quan báo chí, truyền thông chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt PL về đầu tư KD.
+ Tuyên truyền, giải thích cho DN về quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của DN để DN biết, tự bảo vệ mình trước các hành vi nhũng nhiễu của CBCCVC.
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCCVC thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các DN:
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBCCVC về những điểm mới trong các quy định PL về điều kiện đầu tư kinh doanh (KD), về cách thức, phương thức, kỹ năng thực thi các quy định này; tập huấn, bồi dưỡng cung cấp thông tin, kiến thức về PL phòng, chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo và chính sách, PL của Nhà nước về thi hành công vụ; công khai, minh bạch chống nạn “lót tay” và nhận “lót tay” đối với tất cả CBCCVC ở mọi cấp chính quyền; hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trong thực hiện các quy định của PL liên quan đến quyền và lợi ích của DN.
+ Tổ chức quán triệt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của đội ngũ CBCCVC trong việc tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của PL về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN.
+ Phối hợp chặt chẽ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội DN tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các DN trong việc cập nhật, bổ sung thông tin, nắm vững các quy định PL mới, các kỹ năng, ứng dụng các công nghệ mới nhằm hỗ trợ các DN tiết kiệm, giảm bớt chi phí, tăng tính hiệu quả trong TTPL.
+  Thường xuyên, kịp thời công khai để DN biết, tạo cơ hội thuận lợi để cộng đồng DN tiếp cận tìm hiểu về các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, giải thích các điểm chưa rõ ràng, chưa cụ thể trong các quy định của PL, tạo thuận lợi cho DN trong việc TTPL được đầy đủ, thuận lợi, tiết kiệm chi phí.
- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của DN, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và TTPL:
+ Thiết lập các hình thức đa dạng, linh hoạt trong tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của DN trong thực thi và TTPL trực tiếp liên quan đến chi phí TTPL, bảo đảm thuận lợi, dễ dàng trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, kịp thời ghi nhận, xử lý công khai, công bằng, nhanh chóng, khách quan; chủ động tổ chức đối thoại với DN về các quy định PL về điều kiện đầu tư KD để có các biện pháp chỉ đạo, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà DN phản ánh, kiến nghị; trường hợp không giải quyết được cũng cần giải thích, thông tin trả lời rõ ràng, minh bạch. 
+ Thiết lập kênh thông tin đa dạng, thuận lợi, bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo để DN tự giác, kịp thời khiếu nại, tố cáo về những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của CBCCVC trong thực thi PL.
+ Tăng cường chỉ đạo và dành thời gian tổ chức tiếp nhận và tập trung giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của DN kịp thời, đúng PL.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tạo gánh nặng cho DN; động viên, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể gương mẫu, tiêu biểu trong việc thực hiện PL, tạo thuận lợi và góp phần giảm thiểu chi phí TTPL gia nhập thị trường, chi phí TTPL về xây dựng cơ sở SXKD cho DN, tiết kiệm chi phí TTPL nói chung.
+ Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN.
+ Công khai kết quả xử lý các vụ việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên các trang thông tin điện tử, trên các phương tiện thông tin, truyền thông phù hợp theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC:
+ Thực hiện nghiêm việc công khai các TTHC, cập nhật thường xuyên các TTHC, đặc biệt là các TTHC về điều kiện đầu tư KD trên Cổng thông tin điện tử, tại trụ sở cơ quan nhà nước, hiệp hội, địa điểm sinh hoạt cộng đồng DN bảo đảm thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu, cập nhật thông tin đối với DN.
+ Cải tiến quy trình giải quyết các TTHC cho DN theo hướng giảm chi phí nộp hồ sơ, nhận kết quả; rút ngắn thời gian; tăng mức độ trả kết quả đúng thời hạn, giảm thời gian đi lại cho DN.
+ Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thường xuyên rà soát, hạn chế tối đa các bất cập, những “lỗ hổng” dễ làm phát sinh tiêu cực đối với DN.
+ Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Các nhiệm vụ, giải pháp khác:
+ UBND cấp tỉnh thường xuyên chỉ đạo các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm các quy định PL về điều kiện đầu tư KD đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện đầu tư KD; không tự đặt thêm điều kiện đầu tư KD trái PL.
+ Tăng cường, thúc đẩy chia sẽ dữ liệu trong nội bộ và giữa các Bộ, ngành, địa phương. Thường xuyên quan tâm, chú trọng phối hợp xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi PL, bảo đảm sự chính xác, thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu quả trong quy định của các văn bản PL và trong thực tiễn thi hành PL đối với các DN.

                                                                                                                                    Nguyễn Thị Thu Hiền