CHUYÊN MỤC

htpt-(1).jpg
 

Quá trình hình thành và phát triển của xã: 
Xã Đăk Hlơ ban đầu làm việc hành chính khi thành lập Nông trường Quốc Doanh Sông Ba, sau khi giải thể (năm 1992) được tạm nhập vào đơn vị hành chính xã Kông Bờ La đến ngày 19/10/1993 được Chính phủ ban hành Nghị định số 70/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập xã Đăk Hlơ, với dân số ban đầu là 332 hộ, 1.908 khẩu; có 5 thôn, 01 làng với diện tích đất tự nhiên là 1.966,15ha nằm ở phía đông nam huyện Kbang; Cơ cấu tổ chức có Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Trạm xá, 02 trường học. Khi mới thành lập cơ sở vật chất còn nghèo nàn, làm việc tại khu vực Trạm xá của Nông trường đến năm 2001 được Ủy ban nhân huyện xây dựng Trụ sở làm việc 192m2. Đến năm 2011 Được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đầu tư xây dựng Trụ sở HĐND- UBND xã trị giá trên 4 tỷ đồng đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.
Đến nay, toàn xã có 757 hộ, 2.757 khẩu; có 6 thôn, 01 làng; Cơ cấu tổ chức có Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Trạm Y tế, 03 trường học (Trường Mẫu giáo xã Đăk Hlơ, Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, Trường THCS Ngô Mây). Các tổ chức chính trị xã hội có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 04 tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh). Ngoài ra, còn có các tổ chức xã hội như: Hội Người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học. Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội đều được thành lập ở 7 thôn, làng.

Thông tin về địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên, văn hóa, di tích … :
* Xã Đăk Hlơ thành lập năm 1993 theo Nghị định số 70/NĐ- CP, ngày 19/10/1993 của Chính phủ, là xã vùng 2, loại III của huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. Xã Đăk Hlơ nằm về hướng Đông Nam huyện Kbang, cách trung tâm Huyện khoảng 15 km. Nằm ở tọa độ địa lý 14001’38’’ đến 14002’03’’ vĩ độ Bắc đến 108039’39’’ kinh độ Đông.
Có ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp xã Nghĩa An- huyện Kbang;
- Phía Tây giáp xã Kông Bờ La- huyện Kbang;
- Phía Nam giáp xã Thành An- Thị xã An Khê;
- Phía Bắc giáp xã Đông- huyện Kbang.
* Tổng diện tích đất tự nhiên 1.966,15 ha, trong đó đất sản xuất: 1.727, 54 ha, chiếm 87,8 %.
* Cơ cấu tổ chức có 06 thôn, 01 làng; có 13 chi bộ; 7 chi đoàn; 7 chi hội Mặt trận; 7 chi hội Phụ nữ; 7 chi hội Nông dân; 7 chi hội Cựu chiến binh.
        * Điều kiện tự nhiên và xã hội:
Xã Đăk Hlơ nằm ở phía Nam huyện Kbang, cách trung tâm huyện Kbang 15 km. Là một xã vùng II với cơ cấu kinh tế là nông nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ. Diện tích tự nhiên là 1954,78 ha.Tổng diện tích đất nông nghiệp là 2.070 ha, caây troàng chuû yeáu laø mía với diện tích 1.576 ha. Có 7 thôn, làng, trong đó 6 thôn, 1 làng dân tộc Ba na. Toàn xã có 757 hộ 2.575 nhân khẩu; có 9 dân tộc anh em ở 23 tỉnh thành hội tụ về đây làm ăn sinh sống; là một xã chuyên canh cây nông nghiệp, không có hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, đường giao thông đi lại khó khăn trong mùa mưa.
         *Văn hóa, di tích:
Là xã tập hợp nhiều người dân trên mọi miền của tổ quốc, có 6 thôn người kinh và 1 làng đồng bào Bana nên rất đa dạng về các bản sắc văn hóa dân tộc: Kinh, mường, gietrieng và đặc biệt có 220 khẩu/52 hộ dân người đồng bào Bana luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên địa bàn xã, có 01 nhà văn hóa xã, 6 nhà ban thôn, 1 nhà rông. Trong đó, nhà Văn hóa xã và 6 nhà Văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTT&DL. Riêng Nhà rông văn hóa của Làng lợt luôn được bà con trong làng giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo hàng năm, là nơi để mọi người dân trong làng tổ chức các kỳ họp làng, sinh hoạt, văn nghệ, là nơi trưng bày những thành tích đạt được và cất giữ các giá trị văn hóa như cồng chiêng…
Trong những năm qua xã thường xuyên tuyên truyền cho bà con trong thôn, làng giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc; đặc biệt là người đồng bào dân tộc Bana tại làng lợt như: Lưu giữ và bảo tồn cồng chiêng, chỉnh chiêng, tạc tượng nhà mồ, đan lát, dệt thổ cẩm, truyền cho con cháu, thế hệ trẻ cách đánh cồng chiêng để giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Ngoài ra trong năm 2016 xã nhà được cấp tỉnh công nhận 01 di tích lịch sử “Làng tân lập bị thảm sát năm 1947” địa điểm tại thôn 6,  cách trung tâm xã 3km về phía nam.