CHUYÊN MỤC

BAN KINH TẾ - XÃ HỘI HĐND HUYỆN GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MÔ HÌNH, NHIỆM VỤ KHUYẾN NÔNG TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH HUYỆN TRONG 03 NĂM (2020-2022)

(ngày đăng bài: 28/07/2023)
     Thực hiện Quyết định số 121/QĐ-HĐND ngày 08/02/2023 của Ban Kinh tế - xã hội HĐND huyện về việc thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch số 123/KH-HĐND ngày 14/02/2023 về giám sát tình hình thực hiện các mô hình, nhiệm vụ khuyến nông từ nguồn ngân sách huyện (năm 2020 đến năm 2022). Đoàn giám sát Ban Kinh tế - xã hội HĐND huyện do đồng chí Nguyễn Công Đạo - Uỷ viên BTV Huyện uỷ - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện làm Trưởng đoàn, thành viên Đoàn giám sát gồm các thành viên Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện, đại diện Ban Thường trực UBMTTQVN huyện và Hội nông dân huyện.

     Đoàn giám sát đã giám sát trực tiếp tại UBND các xã: Đăk Hlơ, Kon Pne và Đăk Rong và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện huyện; giám sát qua báo cáo đối với UBND các xã còn lại. Ngoài ra, Đoàn đã thực hiện tham quan 04 mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện: trồng thí điểm cam ruột đỏ, quýt hồng tại xã Kon Pne, xã Đak Rong; mô hình trồng dứa không mắt tại xã Đăk Rong; mô hình hỗ trợ trồng cây ăn quả và mô hình nuôi ốc bươu đen tại xã Đăk Hlơ.
 
 Untitled1.jpg
 Đoàn giám sát tham quan mô hình mô hình hỗ trợ trồng cây ăn quả, nuôi ốc bươu đen và làm việc tại UBND xã Đăk Hlơ

     Từ năm 2020 đến năm 2022 trên địa bàn huyện thực hiện 15 mô hình, nhiệm vụ khuyến nông với các nội dung tập huấn về kỹ thuật sản xuất, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại năm 2020 và 2021 trên địa bàn các xã, thị trấn; xây dựng mô hình: Sản xuất lúa an toàn; trồng cây thiên môn; trồng cây sâm bố chính; trồng thử nghiệm một số loại nấm (nấm bào ngư, nấm chân dài); trồng hoa (cúc đại đóa, hoa cúc Phan, hoa Hồng); đưa cánh đồng mới khai hoang vào sản xuất; mô hình trồng dứa không mắt; dự án trồng thí điểm cam ruột đỏ, quýt hồng; cải tạo phèn kết hợp sử dụng giống lúa chịu phèn (Giống lúa thuần DV108 và OM4900); nhân giống sắn KM94 phòng bệnh khảm lúa virus hại sắn; mô hình nuôi ốc bươu đen; Mô hình nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất lúa, Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chình hoa trong ao đất; tiếp tục nhân rộng các mô hình: Chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP đối với một số loại rau, quả (Khổ qua, rau xà lách, dưa leo, bắp sú, cà chua, súp lơ, đậu cove, cải thảo, cà ngọt, su hào, cam, quýt, bơ, sầu riêng, vải, nhãn, ổi); hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và hộ Dân tộc Bahnar trồng cây Mắc ca, Giổi xanh và thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn giá súc trên địa bàn huyện.
 
 Untitled2.jpg
 Đoàn giám sát tham quan mô hình trồng thí điểm cam ruột đỏ, quýt hồng tại xã Đăk rong và Kon Pne
 
     Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện còn bổ sung kinh phí cho xã: Nghĩa An, Kông Lơng Khơng, Đăk Hlơ và thị trấn để thực hiện trồng cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số trong năm 2021.

     Trong 03 năm 2020-2022, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, mô hình khuyến nông với số kinh phí 7,991 tỷ đổng  gồm ngân sách nhà nước hỗ trợ 2,988 tỷ đồng; vốn huy động, đóng góp 5,003 tỷ đồng. Hàng năm, ngân sách cấp huyện bố trí trung bình khoảng 996 triệu đồng cho nhiệm vụ, mô hình khuyến nông trên địa bàn. Việc triển khai các mô hình, nhiệm vụ khuyến nông thực hiện trên địa bàn huyện đã đạt được một số nội dung nhất định; về mục tiêu: Từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức và phương thức hoạt động khuyến nông; thử nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện tại địa phương để từng bước nhân rộng trên địa bàn huyện; thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia như nông dân, chủ trang trại, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc Bahnar; triển khai đa dạng nội dung và phương thức thực hiện các chương trình nhiệm vụ khuyến nông và thực hiện tư vấn, dịch vụ khuyến nông trên địa bàn huyện. Một số mô hình mang lại hiệu quả như: Hỗ trợ chứng nhận VietGAP, trồng mấm, cây Măc ca, sản xuất luá nước HN6, ĐT 100, nuôi ốc bươu đen .., trong đó nội dung công tác tập huấn ngày càng đi sát vào thực tế, phù hợp với nhu cầu của người dân qua từng năm thực hiện. Công tác tuyên truyền, phối hợp thực hiện được các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn được thực hiện qua nhiều hình thức, kết nối nhiều đối tượng trên địa bàn đăng ký tham gia mô hình, nhiệm vụ nhất là quá trình tuyên tuyền, vận động các đối tượng tham gia mô hình, nhiệm vụ khuyến nông được Ủy ban nhân huyện triển khai nhân rộng hàng năm.
 
Untitled3.jpg
 Thành viên Đoàn và chuyên viên phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trao đổi hướng dẫn người dân cách lựa chọn, chặt và xử lý hom mỳ trước khi trồng trên đường tham quan thực tế mô hình trồng dứa  không mắt tại xã Đak Rong
 
     Bên cạnh những kết quả đạt được đối với các nhiệm vụ, mô hình khuyến nông được thực hiện trên địa bàn huyện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Quy trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông chưa đảm bảo; nguồn lực thực hiện mô hình, nhiệm vụ khuyến nông còn hạn chế bao gồm cả nhân lực và nguồn vốn; quá trình triển khai một số mô hình, nhiệm vụ khuyến nông cũng gặp những khó khăn nhất định, chưa đạt được hiệu quả; nhiều mô hình, nhiệm vụ khuyến nông chưa được triển khai, đề xuất nhân rộng …

     Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Xã Hội HĐND huyện đề nghị: Ủy ban nhân dân huyện chủ động triển khai xây dựng và phê duyệt kế hoạch khuyến nông hàng năm của huyện trước ngày 30 tháng 11 và công bố theo quy định; xem xét, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn theo quy định nhằm tập trung bố trí những nhiệm vụ khuyến nông đã được phê duyệt hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách và phù hợp với tình hình thực tế của huyện; các cơ quan chuyên môn và Trung tâm dịch vụ nông huyện: Tham mưu thực hiện công tác xã hội hóa trong công tác khuyến nông, chủ động phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các cuộc họp với các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm kêu gọi xã hội hóa xây dựng mô hình khuyến nông về giống cây trồng, vật nuôi mới, các vật tư nông nghiệp có triển vọng để đánh giá, nhân rộng sản xuất; tham mưu triển khai xây dựng nhiệm vụ, mô hình khuyến nông trên địa bàn phù hợp Chương trình Khuyến nông giai đoạn của tỉnh, nhiệm vụ khuyến nông năm trên địa bàn; phối hợp xây dựng dự án, phương án, nhu cầu kinh phí thực hiện mô hình, nhiệm vụ khuyến nông, trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định bố trí dự toán thực hiện từ đầu năm ngân sách; lựa chọn nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ mô hình khuyến nông từ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ cho phù hợp, để phát huy hiệu quả, sau khi triển khai có khả năng nhân rộng; xây dựng dự toán trên cơ sở khối lượng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi ngân sách quy định đề nghị Ủy ban nhân dân huyện xem xét, bố trí kinh phí thực hiện; chủ động nghiên cứu, học hỏi xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình nhân rộng hay mô hình tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông phù hợp với chương trình khuyến nông của tỉnh và thực tiễn tại huyện; hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn kỹ trực tiếp cho nông dân trên đồng ruộng, kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn triển khai có hiệu quả các mô hình, nhiệm vụ khuyến nông hàng năm đã được phê duyệt.

     Ngoài ra Đoàn giám sát còn đề nghị Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã, thị trấn: Chủ động khảo sát thực tế, đề xuất các mô hình, nhiệm vụ đã được các hộ dân triển khai có hiệu quả tại địa phương nhằm nhân rộng. Nâng cao trách nhiệm trong việc lựa chọn đối tượng, địa điểm thực hiện mô hình, nhiệm vụ khuyến nông trên địa bàn. Phối hợp tích cực với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện trong xây dựng kế hoạch, dự toán, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện mô hình, nhiệm vụ khuyến nông đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng thời gian quy định, Kiện toàn, thành lập tổ khuyến nông cộng đồng nhằm thực hiện tiêu chí số 13 – Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn trong bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, đồng thời hỗ trợ phát triển cho nông nghiệp trên địa bàn xã, thị trấn…
Trần Thị Hiền Anh - Ban Kinh tế Xã Hội HĐND huyện
 

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang