CHUYÊN MỤC

Huyện Kbang khẩn trương, tập trung triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn.

(ngày đăng bài: 16/08/2023)
     Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn huyện, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện; đồng thời, sau khi được tỉnh phân bổ vốn, UBND huyện đã kịp thời xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND huyện để thông qua danh mục các dự án, công trình và đã phân bổ cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn triển khai thực hiện, cụ thể:

     Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: huyện đã xây dựng kế hoạch số 607/KH-UBND ngày 12/05/2023. Theo đó, trong năm 2023, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 4,22% (áp dụng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025). Tỷ lệ hộ nghèo ĐBDTTS giảm dưới 21,44% so với tỷ lệ hộ nghèo ĐBDTTS trên địa bàn.; phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp 1,5 lần so với năm 2022; Giải quyết khoảng 45,08% số hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 100% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; phấn đấu 98,6% người đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và 90% đồng bào dân tộc thiểu số được nghe phát thanh; Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,2%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 98,5%, học trung học cơ sở đạt 98,5%, học trung học phổ thông 47,51%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 78,63%; Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 84,58% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; 88,2% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc được sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15,13%. Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 25% di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm; 100% di tích xếp hạng được bảo vệ và chống xuống cấp; 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 81,8% thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Phấn đấu 43,10% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số; phấn đấu đạt 90% người lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn sau khi học nghề. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc từ huyện xuống xã 100%. Với tổng nguồn vốn có thể huy động để thực hiện các Dự án, Tiểu dự án Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS&MN năm 2023 là 67.465,5 triệu đồng (Nguồn vốn đầu tư phát triển là 33.165 triệu đồng, trong đó: NSTW là 11.169 triệu đồng, NSĐP là 21.996 triệu đồng. Nguồn vốn sự nghiệp là: 29.548 triệu đồng, trong đó NSTW là: 25.291 triệu đồng; NSĐP: 4.257 triệu đồng. Vốn vay tín dụng chính sách: 3.522,5 triệu đồng. Vốn huy động/lồng ghép khác: 1.230 triệu đồng); huyện đang triển khai thực hiện 09 dự án của chương trình: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt với tổng kinh phí là 2.599 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ đất ở cho 10 hộ, Hỗ trợ nhà ở cho 11 hộ, Hỗ trợ đất sản xuất cho 23 hộ, Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 80 hộ, Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 79 hộ. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết với kinh phí là 20.129 triệu đồng thực hiện dự án: Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư Làng Tăng Lăng, làng Hro, Làng KLếch, làng Sơ Lam thuộc xã Krong, huyện Kbang. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí là 5.654 triệu đồng: thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất với diện tích 120 ha tại 04 xã (xã Lơ Ku: 35 ha, xã Krong: 25 ha, xã Đăk Rong: 35 ha và xã Đak Smar: 25 ha); hỗ trợ gạo trợ cấp trồng rừng cho hộ nghèo tham gia trồng rừng sản xuất, phát triển LSNG, rừng phòng hộ với số lượng 30,6 tấn trên địa bàn 4 xã (xã Lơ Ku: 8,6 tấn, xã Krong: 6 tấn, xã Đăk Rong: 9 tấn và xã Đak Smar: 7 tấn); Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị với kinh phí 4.905 triệu đồng; Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN (xây dựng kế hoạch hỗ trợ 02 mô hình khởi nghiệp -Mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dứa không mắt và Mô hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm mắc ca; tổ chức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đặc trưng vùng ĐB DTTS; tổ chức Hội chợ vùng ĐB DTTS). Dự án 4 với tổng kinh phí là 10.296 triệu đồng, thực hiện đầu tư mới 13 công trình giao thông; Nhà văn hoá: 03 nhà; Thủy lợi 02 công trình; duy tu, bảo dưỡng 07 công trình giao thông; Nhà văn hoá 01 nhà; Thủy lợi 01 công trình. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lự với tổng kinh phí 13.880 triệu đồng, thực hiện Mua sắm trang thiết bị đảm bảo hoạt động giảng dạy và học tập cho các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường PT có HSBT phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông với kinh phí phân bổ 3.156 triệu đồng; Tổ chức dạy cho 25 lớp học xóa mù chữ cho 760 người người dân vùng đồng bào DTTS; thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học,… Tổ chức 15 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cộng đồng với 750 học viên (mỗi lớp 50 học viên); Tổ chức 01 đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước cho khoảng 30 người là các đối tượng trực tiếp thực hiện Chương trình. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch với kinh phí 3.004 triệu đồng. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em với kinh phí 1.603 triệu đồng. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn với tổng kinh phí 4.602 triệu đồng. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình với tổng kinh phí là 746 triệu đồng.

     Đối với chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: huyện đã xây dựng kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 15/02/2023. Theo đó, trong năm 2023, phấn đấu chỉ tiêu giảm nghèo trên 2,69%, trong đó mức giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4,22%; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến cuối năm 2023 giảm còn dưới 11,29%. Với tổng nguồn vốn sự nghiệp được phân bổ là 9.332 triệu đồng; huyện đã phân khai cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện 05 dự án, cụ thể: Dự án 2. Đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với tổng kinh phí 3.441 triệu đồng; Dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng - Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp với kinh phí 1.518 triệu đồng, Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng 368 triệu đồng; Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững với kinh phí 1.579 triệu đồng (Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng khó khăn: 1.047 triệu đồng; Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững 532 triệu đồng). Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin với kinh phí 1.104 triệu đồng (Tiểu dự án 1. Giảm nghèo về thông tin: 948 triệu đồng; Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều: 156 triệu đồng); Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình với kinh phí 675 triệu đồng (Tiểu dự án 1. Nâng cao năng lực thực hiện: 467 triệu đồng; Tiểu dự án 2. Giám sát, đánh giá: 208 triệu đồng).

     Đối với Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: huyện đã ban hành Quyết đinh số 354/QĐ-UBND ngày 2702/2023 V/v giao kế hoạch thực hiện chương trình. Theo đó, trong năm 2023, với mục tiêu được đề ra là thực hiện củng cố 79 tiêu chí đã đạt chuẩn và phấn đấu đạt chuẩn thêm 26 tiêu chí trên địa bàn 7 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020 (Đông, Nghĩa An, Đăk Hlơ, Sơn Lang, Kông Bơ La, Sơ Pai và Tơ Tung); Thực hiện đạt chuẩn thêm 22 tiêu chí trên địa bàn 6 xã có kế hoạch đạt chuẩn xã nông thôn mới giai đoạn 2023-2025 (theo bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025), Bình quân đạt 13,2 tiêu chí/xã (tính chung toàn huyện); Duy trì đạt chuẩn 13 tiêu chí và thực hiện đạt chuẩn thêm 7 tiêu chí trên địa bàn 2 xã Nghĩa An và Sơn Lang có kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới nâng cao (theo bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025); Duy trì và củng cố các tiêu chí tại 6 làng đã được công nhận đạt chuẩn làng nông thôn mới (Làng Lợt- xã Nghĩa An; làng Hà Nừng – xã Sơn Lang; làng Tờ Mật – xã Đông; làng Kon Lốc 2 – xã Đak Rong, làng Tăng (Klếch) – xã Krong và làng Kdâu – xã Kông Lơng Khơng) và phấn đấu có thêm 4 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn làng nông thôn mới (Làng Sơ Tơr – xã Tơ Tung, làng Tờ Kơr – xã Sơ Pai; làng Lợt – xã Đăk Hlơ và làng Groi (Thôn 3) – xã Kông Bờ La). Với tổng nguồn vốn trực tiếp thực hiện chương trình là 24.800 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư là 19.568 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 5.142 triệu đồng. Đã phân bổ vốn đầu tư cho các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới kinh phí là 6.809 triệu đồng; các xã có kế hoạch đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025 là 12.849 triệu đồng. Đã phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là 510 triệu đồng; Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình thôn, xóm sáng xanh, sạch đẹp, an toàn 960 triệu đồng; Tăng cường công tác giám sát, đánh giá chương trình; truyền thông; thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới: 427 triệu đồng; Thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng Nông thôn mới 45 triệu đồng và hỗ trợ huyện điểm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới là 3.200 triệu đồng.
 
      Ngoài ra, trong năm 2023, huyện còn được Ngân sách Trung ương bổ sung vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, huyện đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển bổ sung từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện chương trình với tổng nguồn vốn là 87.160 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ huyện Kbang phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (huyện chỉ đạo điểm của Trung ương) với tổng nguồn vốn là 71.429 triệu đồng (trong đó Ngân sách Trung ương: 50.000 triệu đồng, Ngân sách địa phương 18.929 triệu đồng và vốn huy động: 2.500 triệu đồng); dự kiến sẽ xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện; mở rộng, nâng cấp đường trung tâm xã Lơ Ku, Tơ Tung, Kon Pne và Đăk Hlơ. Thực hiện Mô hình phát triển sản phẩm OCOP về Du lịch cộng đồng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng (đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 799/QĐ-BNN-VPĐP ngày 08/03/2023 V/v phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phảm giai đoạn 2021-2025 đợt 1) với tổng nguồn vốn là 11.000 triệu đồng (trong đó Ngân sách Trung ương là 10.000 triệu đồng, NS tỉnh: 1.000 triệu đồng). Bổ sung cho các địa phương theo tiêu chí hệ số thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới với tổng nguồn vốn là 4.731 triệu đồng, đã phân bổ cho các xã đạt chuẩn Nông thôn mới là 1.323 triệu đồng, các xã đạt từ 15-18 tiêu chí là 3.408 triệu đồng. Riêng trong năm 2023, huyện đã giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển bổ sung thực hiện chương trình với tổng nguồn vốn là 24.870 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ huyện Kbang phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (huyện chỉ đạo điểm của Trung ương) với tổng nguồn vốn là 20.000 triệu đồng; Thực hiện Mô hình phát triển sản phẩm OCOP về Du lịch cộng đồng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng với tổng nguồn vốn là 4.870 triệu đồng.

     Hiện nay, các tiểu dự án, dự án, nội dung thành phần của các Chương trình MTQG đang được các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tập trung triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành giải ngân các nguồn vốn vào cuối năm 2023. Với việc lồng ghép thực hiện các chương trình MTQG Nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình giảm nghèo bền vững và các nguồn vốn khác trên địa bàn huyện; tính đến 30/6/2023, huyện đã cơ bản đạt những kết quả nhất định, cụ thể: Đã cứng hoá thêm được 32,19 km đường giao thông; duy tu, sửa chữa 01 công trình thuỷ lợi; xây mới 01 trường học; đã triển khai 25 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; hướng dẫn các chủ thể OCOP hoàn thiện 09 hồ sơ sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng, đang khảo sát, hỗ trợ xây dựng 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; đang triển khai xây dựng mô hình điểm về sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng tại làng Mơ Hra - xã Kông Lơng Khơng; xây dựng kế hoạch tổ chức 30 lớp đào tạo nghề nông thôn cho 800 người; đã hỗ trợ cho 05 hộ dân thực hiện xóa nhà tạm; đã phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ các hộ nghèo
 
 Untitled.jpg
Toàn dân chung sức thực hiện các chương trình MTQG

     Có thể thấy, các chương trình mục tiêu quốc gia luôn được tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG vẫn còn chậm và gặp một số khó khăn do việc phân bổ vốn của tỉnh chậm và một số nội dung thực hiện ở các Dự án, Tiểu dự án chưa có văn bản của cấp trên hướng dẫn chi tiết nên việc tổ chức triển khai của các cơ quan, đơn vị và chính quyền cơ sở còn lúng túng.

     Trong thời gian đến, để triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, mà đặc biệt là những tháng cuối năm 2023 với mục tiêu hoàn thành giải ngân 100% nguồn vốn các dự án thuộc 03 Chương trình MTQG; huyện sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai các kế hoạch, mục tiêu mà từng chương trình đã đề ra với mục tiêu cuối cùng là sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, từng bước nâng cao đời sống cho người dân toàn huyện, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó, đẩy mạnh phong trào thi đua “Kbang chung sức xây dựng nông thôn mới” lan tỏa sâu rộng đến các phòng, ban, đoàn thể, các xã thị trấn và nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phân công cụ thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo việc thực hiện các dự án, giải ngân vốn, thường xuyên kiểm tra tiến độ tại thực địa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án. Chỉ đạo, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, giải ngân vốn đã được giao; các chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kiên quyết chỉ đạo, điều hành, yêu cầu các nhà thầu tuân thủ nghiêm thời gian hợp đồng đã ký kết.
 
Trương Thị Chúc - Văn phòng HĐND-UBND huyện
 

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang