CHUYÊN MỤC

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tổng kết nội dung hỗ trợ thực hiện mô hình tưới tiết kiệm cho cây mía tại xã Đăk Hlơ, Kông Lơng Khơng năm 2023

(ngày đăng bài: 24/11/2023)
     Thực hiện Quyết định số 1089/QĐ-UBND ngày 09/6/2023  của UBND huyện Kbang, “V/v phê duyệt nội dung hỗ trợ thực hiện mô hình tưới tiết kiệm cho cây mía tại xã Đăk Hlơ, Kông Lơng Khơng năm 2023”. Ngày 23/11/2023 Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức tổng kết thực hiện mô hình tưới tiết kiệm cho cây mía tại xã Đăk Hlơ, xã Kông Lơng Khơng năm 2023.

     Tham dự buổi tổng kết có Lãnh đạo và viên chức Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; lãnh đạo và công chức Địa chính - Nông nghiệp 02 xã Đăk Hlơ, Kông Lơng Khơng và 40 hộ dân hiện đang trồng mía trên địa bàn 02 xã tham gia buổi tổng kết.
 
Untitled1.jpg

     Sau thời gian xây dựng mô hình hỗ trợ tưới tiết kiệm cho cây mía tại xã Đăk Hlơ, xã Kông Lơng Khơng năm 2023, có 05 hộ tham gia thực hiện (Trong đó: 4 hộ trồng mía tại xã Đăk Hlơ và 01hộ trồng mía tại xã Kông Lơng Khơng) với quy mô thực hiện: 05 ha (Trong đó xã Đăk Hlơ: 4 ha, xã Kông Lơng Khơng: 03 ha).

     Theo phương án đã được UBND huyện phê duyệt hộ dân tham gia thực hiện mô hình được ngân sách nhà nước hỗ trợ: 30% tiền lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm; 100% chi phí tập huấn kỹ thuật, hội thảo tổng kết mô hình; và các hộ dân đối ứng: 70% tiền lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, công lao động. Với tổng kinh phí thực hiện mô hình: 91.931.000 đồng (Trong đó hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện: 27.453.000 đồng; nhân dân đóng góp 64.467.000 đồng).

     Ngay từ ban đầu Trung tâm DVNN huyện đã phối hợp UBND xã Đăk Hlơ, xã Kông Lơng Khơng lựa chọn hộ có nguyện vọng và tâm huyết được tham gia thực hiện để tiếp cận Khoa học kỹ thuật; đồng thời các hộ tham gia cam kết chấp hành nghiêm túc những yêu cầu của cán bộ kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện. Kết quả có 05 hộ dân đăng ký tham gia thực hiện mô hình, diện tích 05 ha với danh sách cụ thể như sau:
 
TT Họ và tên Địa chỉ Diện tích (ha) Ghi chú
I Xã Đăk Hlơ      
1 Trần Thị Chi Thôn 1 01 ha  
2 Kiều Kim Đức Thôn 1 01 ha  
3 Nguyễn Thanh Phúc Thôn 1 01 ha  
4 Nguyễn Thị Tâm Thôn 1 01 ha  
II Xã Kông Lơng Khơng      
1 Nguyễn Thị Bích Thủy Thôn Hbang 01 ha  
  TỔNG CỘNG   05 ha  
 

     Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt, các hộ dân đã vận hành đưa vào sử dụng. Qua thời gian sử dụng nhận thấy, Hệ thống không chỉ tưới nước mà còn có chức năng bón phân cho cây mía rất đồng đều và tiện lợi bằng cách lấy phân hòa lẫn với nước, sau đó cho vào bình chứa bơm qua hệ thống dẫn nước tới từng gốc cây (qua hệ thống châm phân Venturi). Với diện tích 1 ha chỉ cần một người là có thể vừa bơm nước vừa bón phân. Việc hòa phân thẳng vào nước giúp tiết kiệm phân bón và công lao động, đồng thời, áp dụng mô hình này có thể tiết kiệm được 50% lượng nước tưới.

     - Về hiệu quả kinh tế: Tận dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có của vùng như đất đai, nhân công, kinh nghiệm trồng mía của người dân để phát triển nghề trồng mía tại địa phương; Áp dụng công nghệ này mang lại hiệu quả kinh tế cao, tưới nước tiết kiệm khoảng 50% so với tưới tràn, giảm được 30% phân bón, đất đủ độ ẩm, tơi xốp nên  tăng năng suất mía lên gấp 1,5 - 2 lần so với phương pháp canh tác thông thường. Từ kết quả cho thấy, so với phương pháp canh tác thông thường thì phương pháp trồng mía tưới nhỏ giọt năng suất tăng gần gấp đôi. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, trồng mía có tưới lợi nhuận vẫn cao hơn trồng thông thường 36.000.000đ/ha, mặc dù năm đầu phải bỏ ra chi phí đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Tuy nhiên mía là cây thu được trong vòng từ 3-5 năm do đó các hộ sẽ thu được lợi nhuận cao hơn từ năm thứ 2 trở đi do không phải đầu tư chi phí ban đầu. Mặc khác, với hệ thống này hộ sẽ tiết kiệm được 30% lượng phân bón, do phân bón hóa học được bổ sung cho mía cũng qua hệ thống này, sẽ làm giảm tối đa thất thoát do quá trình phân giải.

     - Về hiệu quả xã hội: Góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, ổn định dân cư trên địa bàn huyện;Qua phương án sẽ tạo điều kiện cho nhân dân địa phương có một số vốn tích lũy từ thành quả lao động của mình, giúp cho người nông dân ý thức được những giá trị công sức lao động mà mình bỏ ra, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho các hộ gia đình thiếu vốn sản xuất.

      - Về hiệu quả môi trường: Thực hiện sản xuất mía áp dụng tưới tiết kiệm giúp giảm lượng phân hoá học và thuốc BVTV… góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước tạo nên một nền nông nghiệp sạch, bền vững.
- Khả năng nhân rộng mô hình: Mô hình triển khai dự kiến lợi nhuận thu được trên 36 triệu đồng/ha.
 
Untitled.jpg

     Qua buổi tổng kết, bà con được trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ những hộ dân đang thực hiện mô hình, đồng thời nhận thấy hiệu quả từ việc ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho cây mía đem lại hiệu quả thiết thực giúp bà con nông dân trên địa bàn huyện tăng thêm thu nhập, giảm công lao động, giảm lượng phân bón và bảo vệ môi trường sinh thái. Hy vọng rằng trong thời gian tới việc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho cây mía và sự hỗ trợ sâu rộng từ lãnh đạo cấp trên và chính quyền địa phương sẽ là động lực để bà con vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
 
Đỗ Công Trúc – Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện

Đăng ký nhận tin:

Thông tin liên hệ:


1478004194_map-icon.png Địa chỉ: Thị trấn Kbang - huyện Kbang - tỉnh Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269)3834792
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269) 3834812
1478004004_Mail.png  Email: ubndkbang@gialai.gov.vn

Thông tin bản quyền:


Bản quyền thuộc về UBND huyện Kbang
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Định - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kbang
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT ngày 21/7/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang