CHUYÊN MỤC

Nghĩa An: Tập trung hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng cuối vụ Mùa 2018

(ngày đăng bài: 15/11/2018)
      Theo Thông báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai cho biết, Mặc dù sản xuất vụ mùa 2018 đã đang bước vào giai đoạn cuối vụ, nhưng vẫn còn có một số đối tượng gây hại mạnh trên cây trồng chính. Vây, để sản xuất vụ mùa 2018 giành thắng lợi cũng như giảm thiểu tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra; Ủy ban nhân dân xã Nghĩa An khuyên cáo bà con nông dân trên địa bàn xã một số nội dung, như sau:
 
images1094634_11thanhnhat.jpg
Ảnh minh họa

Cần tập trung chăm sóc và phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng chủ lực, như:
          Đối với cây cà phê: nông dân cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho công tác thu hoạch được thuận lợi. Những vườn bị nhiễm bệnh gỉ sắt dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Anvil 5 SC, Tilt super 300 ND, Sumi eight 12,5 WP,... Vườn bị bệnh rụng quả do nấm Collectotrichum cofeanum gây ra sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất Mancozeb+Matalaxyl hoặc Amista top 325 EC, liều lượng và nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Cà phê tái canh trồng mới và đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cần được chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối, thường xuyên thăm vườn để quản lý, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời.
        Trên cây hồ tiêu: Hiện nay thời tiết đang chuyển sang mùa khô, tốc độ gió mùa Đông Bắc có xu hướng mạnh dần, vườn hồ tiêu bị nhiễm bệnh trong mùa mưa bị lá vàng nhiều do bệnh vàng lá chết chậm gây ra, lá héo xanh rụng nhiều do bệnh héo chết nhanh gây ra. Do vậy các biện pháp cần quan tâm chỉ đạo bà con nông dân cần tuân thủ: Củng cố đai rừng chắn gió, chăm sóc cây che bóng, không rong tỉa cây choái sống để che nắng, che gió trong mùa khô; Kiểm tra diễn biến của tuyến trùng gây hại rễ, nếu thấy rễ có nhiều nốt u sần cần xử lý thuốc phòng trừ tuyến trùng đã được cơ quan chuyên môn khuyến cáo như các loại thuốc có hoạt chất Abamectin (Solvigo 108 SC, Tervigo 020 SC), Landsaver 18 EC kết hợp với Mancozeb (Ridomil gold 68 WP, Mataxyl 500 WP) theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Đặc biệt, đối với những vườn tiêu không thoát nước vẫn cần khai thông mương thoát nước. Tuyệt đối không để trụ tiêu úng nước cục bộ.
       Đối với cây mía đã đang trong thời kỳ vươn lóng mạnh, việc phòng chống bệnh trắng lá mía sẽ không còn có hiệu quả. Người dân cần chăm sóc ruộng mía theo quy trình để cây mía sinh trưởng, phát triển vươn lóng mạnh, lấn át bệnh hại. Tiến hành thu gom tiêu hủy những ruộng mía bị nhiễm bệnh nặng không thể cho thu hoạch; đồng thời luân canh cây trồng khác 1-2 năm để cắt đứt nguồn bệnh.
        Trên cây sắn: Hiện nay đã phát đã phát hiện có bệnh khảm lá virus hại sắn xuất hiện gây hại với diện tích nhiễm cao, vì vậy bà con cần nhanh chóng triển khai tiêu hủy bệnh khảm lá virus hại sắn không để ảnh hưởng đến diện tích sắn chưa bị nhiễm.
        Hi vọng rằng với những thông tin khuyến cáo trên, sẽ giúp cho bà con nông dân có các biện pháp kịp thời phòng, chống sâu bệnh hại trên cây trồng của gia đình mình, để có một vụ Mùa 2018 bội thu./.
Hoàng Oanh