CHUYÊN MỤC

Những điều “NÊN” và “KHÔNG NÊN” người dân cần lưu ý trong thời gian Dịch tả lợn Châu phi đang bùng phát

(ngày đăng bài: 09/08/2019)
        Theo các chuyên gia dịch tễ, trong hoàn cảnh dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành trên diện rộng và cực kỳ phức tạp như hiện nay, UBND xã Nghĩa An yêu cầu bà con nhân dân chú ý các điều NÊN và KHÔNG NÊN sau để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.
 
tai-xuong.jpg
Ảnh minh họa

         “NÊN”
        Liên tục cập nhật thông tin về tình hình Dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên các phương tiện thông tin đại chúng;
         Theo dõi, phát hiện và kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương khi phát hiện lợn chết không rõ nguyên nhân, có các dấu hiệu nghi bị Dịch tả lợn Châu phi để kịp thời xử lý;
          “ KHÔNG NÊN”  trong phòng, chốngdịch tả lợn Châu Phi
         1. Không giấu dịch. 
         2. Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết. 
         3. Không giết mổ tiêu thụ. 
         4. Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt. 
          5. Không vứt lợn chết ra môi trường.
         Bên cạnh đó, UBND xã Nghĩa An cũng “ Cấm”  
        “ CẤM” sử dụng thức ăn thừa của người, các phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa xử lý nhiệt cho lợn ăn. Vì trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp sống, chưa qua chế biến có lây nhiễm virus Dịch tả lợn Châu phi.  
        “CẤM” đưa thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ bên ngoài vào địa bàn xã.  Có thể sử dụng lợn nuôi tại trại làm thực phẩm. Cần chủ động tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, rõ nguồn gốc cho lợn nuôi tại hộ.
        “CẤM” xe vận chuyển bên ngoài vào khu vực chăn nuôi, đặc biệt xe vận chuyển phân, lợn. Các xe cung ứng cám, thuốc cần thiết vào trại cần sát trùng kỹ, cách ly quy định vào đỗ tại những nơi quy định. 
          “CẤM” vận chuyển lợn giống, thay đàn, tái đàn từ vùng dịch vào khu chăn nuôi.
         “CẤM” bán hoặc giết mổ lợn ốm, lợn chết hoặc đưa lợn ốm, chết ra khỏi địa phương. Cần báo cáo ngay cho chính quyền địa phương để được hướng dẫn xử lý theo đúng quy trình giảm thiểu nguy cơ lây lan bùng phát bệnh cho các hộ chăn nuôi khác./.
Hoàng Oanh